Thương hiệu nông sản Việt Nam đã và đang thua trên sân nhà
21:22 | 10/07/2019
DNTH: Trao đổi về những cơ hội và thách thức của nông sản Việt khi Hiệp định EVFTA và CPTPP được ký kết, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Chuyên gia Nông nghiệp cho rằng, đó là những cơ hội rất lớn, nhưng nếu không nắm bắt được cơ hội thì chúng ta sẽ tụt hậu.
Thưa ông, khi Việt Nam ký kết Hiệp định EVFTA và CPTPP thì hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông sản sẽ gặp những cơ hội và thách thức gì?
TS. Nguyễn Đăng Nghĩa. Ảnh: TL.
- Việc chúng ta tham gia Hiệp định CPTPP và bây giờ là EVFTA là cơ hội vô cùng lớn, vì đã mở ra thị trường xuất khẩu nông sản cho chúng ta. Nhưng cũng chính vì sự mở rộng thị trường này mới thấy chúng ta gặp thách thức quá lớn.
Nếu nói về tiềm năng sản xuất của nông nghiệp Việt Nam hay nông sản Việt thì những nông sản của chúng ta đạt tiêu chuẩn vào các thị trường này còn rất hạn chế.
Khi ký kết các Hiệp định thương mại tự do, nghĩa là chúng ta đã có cơ hội, nhưng nếu không nắm bắt được cơ hội đó chúng ta sẽ tụt hậu.
Nông sản chúng ta thiếu tổ chức sản xuất, thiếu vùng nguyên liệu tập trung, vùng sản xuất chuyên nghiệp lại không có.
Thứ nữa, chúng ta rất yếu về xây dựng thương hiệu. Có mặt hàng, có nông sản nhưng không có thương hiệu thì làm sao chúng ta cạnh tranh được.
Nếu nói về thương hiệu thì nông sản Việt đã và đang thua trên sân nhà. Người tiêu dùng hàng Việt Nam hiện nay đang mua nông sản nước ngoài, bởi họ cảm thấy giá cả không chênh lệch là bao, chất lượng nông sản ngoại ngon hơn, và đặc biệt là đảm bảo tối cao về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chúng ta không thể nói mãi câu: “Người Việt Nam mua hàng Việt Nam là yêu nước”. Không ai mua hàng giá cao mà chất lượng xấu được. Mà chúng ta chỉ nên nói: “Người Việt Nam ưu tiên mua hàng Việt Nam”, và ưu tiên ở chỗ chất lượng, giá cả hàng Việt cũng ngang ngửa hàng ngoại. Chứ giá cao hơn mà chất lượng xấu thì ưu tiên sao được?
Quay lại câu chuyện cơ hội thì thấy, thách thức của chúng ta còn quá lớn. Chúng ta có cơ hội rồi, nhưng nếu không biến cơ hội đó thành thời cơ, lợi thế thì chúng ta sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất.
Vậy nguyên nhân những thách thức này của chúng ta là gì, thưa ông?
- Như tôi vừa phân tích, chúng ta thiếu tổ chức sản xuất, thiếu công nghệ chế biến, thiếu logistics. Hai nữa, chúng ta liên kết chuỗi lợi ích mà không thể không có doanh nghiệp và chính sách được.
Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp rất manh mún, tỉ lệ nông dân, hộ nông dân quá nhiều, mà giờ muốn đáp ứng được thị trường lớn thì chúng ta phải nhờ doanh nghiệp lớn cùng tham gia. Khi doanh nghiệp lớn cùng vào làm, có chính sách tốt hỗ trợ thì mới tốt cho nông nghiệp. Còn để người nông dân tự làm thì nhỏ lẻ và rất khó.
Ngoài ra, tất cả doanh nghiệp Việt và Chính phủ - hệ vĩ mô và vi mô chưa có sự liên kết chặt chẽ. Bằng chứng là các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng còn ít chú trọng đến hàng rào kỹ thuật.
Cửa người ta mở hết rồi, nhưng không phải như thế là chúng ta có quyền thênh thang đi lại tự do. Chúng ta phải biết sau cánh cửa đó là gì, đó là hàng rào kỹ thuật. Nếu không hiểu hàng rào kỹ thuật thì sẽ không vào được. Mà muốn hiểu hàng rào kỹ thuật thì anh phải có trình độ.
Khi có hàng rào thuế quan, nếu không chuẩn bị tốt chúng ta sẽ thua trên sân nhà. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, cụ thể là ảnh hưởng đến người nông dân Việt Nam.
Nay các Hiệp định đã ký kết, vậy cần những giải pháp nào để chúng ta vượt qua những thách thức?
- Sự thực là chúng ta không có sự chuẩn bị. Bởi hàng rào kỹ thuật có gì là lớn, vấn đề là chúng ta có chịu tìm hiểu không? Điều này lại liên quan đến vấn đề nhận thức và giáo dục trong nông nghiệp rất yếu. Không có giáo dục thì làm sao có thể tham gia được vào biển lớn, vào thị trường thế giới.
Thương hiệu nông sản Việt Nam đã và đang thua trên sân nhà. Ảnh: TL.
Hai nữa, việc xây dựng hàng rào kỹ thuật của chúng ta cũng không khó. Vấn đề là chúng ta phải bắt tay vào mà làm. Muốn xây dựng hàng rào kỹ thuật thì anh phải có phương tiện, trình độ, trang thiết bị. Thế giới người ta làm hàng chục năm nay rồi, chỉ có chúng ta mới bắt đầu bơi ra biển lớn nên còn bỡ ngỡ và vẫn cho rằng mọi chuyện đơn giản...
Những thị trường khó tính thì rất nhiều thách thức nhưng cũng có không ít cơ hội. Với những thị trường đòi hỏi thực phẩm nhiệt đới khắt khe như Nhật, Mỹ, châu Âu... thì chúng ta phải nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của họ.
Việc này không chỉ riêng Bộ Nông nghiệp, mà rất cần sự tham gia của Bộ Y tế, Bộ Công thương, các nhà khoa học thì mới có được hàng rào kỹ thuật.
Chúng ta đang có những cơ hội, nhưng theo tôi hiện nay thách thức đang lớn hơn cơ hội. Mà nếu thách thức không khắc phục được thì đừng nói ta chớp được cơ hội.
Cửa mở rồi nhưng có đi qua được không mới là câu chuyện. Chúng ta cần phải tìm đường đi, tìm giải pháp vượt qua nó. Lỗi này không thể đổ cho người nông dân, mà lỗi ở rất nhiều phía…
Xin cảm ơn ông!
Theo Hương Giang (TGTT)/TTV
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Chuyên gia Nông nghiệp /
- Nguyễn Đăng Nghĩa /
- Nông sản Việt Nam /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Stavian và Shinec ký thoả thuận hợp tác chiến lược về bất động sản công nghiệp
DNTH: Ngày 3/4/2025, tại Thành phố Hải Phòng, Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec chính thức ký kết hợp tác chiến lược triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nhà sản xuất Baby Three cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và đổi trả sản phẩm từ 30/3
DNTH: Trước làn sóng tẩy chay sản phẩm Baby Three của người tiêu dùng với lý do sản phẩm có hình ảnh “đường lưỡi bò” vi phạm chủ quyền của Việt Nam, mới đây, nhà sản xuất Baby Three đã lên tiếng cam kết “tuân thủ tuyệt đối...

Trái phiếu xanh cho nông nghiệp: Huy động tài chính cho các sáng kiến chuyển đổi
DNTH: Chuyển đổi nông nghiệp bền vững, thích ứng với khí hậu và phát thải thấp đòi hỏi sự đổi mới, trong đó có huy động tài chính trên quy mô lớn.

Việt Nam có nhiều cơ hội bứt phá khi tối ưu hoá vận chuyển hàng hoá tươi sống
DNTH: Cùng với sự tăng trưởng của ngành xuất khẩu nhóm hàng hóa tươi sống tại Việt Nam, củng cố chuỗi cung ứng lạnh và cơ sở hạ tầng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tận dụng tối đa các cơ hội xuất khẩu.

BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm
DNTH: Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm...

LocknLock ra mắt nhận diện thương hiệu mới
DNTH: Thương hiệu gia dụng đến từ Hàn Quốc LocknLock chính thức công bố nhận diện thương hiệu mới sau 7 năm, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển và mở rộng thị trường quốc tế.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...