Thương hiệu trong kinh doanh - Kỳ 1: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
09:46 | 02/11/2020
DNTH: Thương hiệu của một cá nhân, doanh nghiệp, do nhiều yếu tố cấu thành. Trong đó, không thể thiếu uy tín mà họ xây dựng và chất lượng sản phẩm mà họ cung cấp ra thị trường. Từ niềm tin đó, các nhà đầu tư rót vốn vào doanh nghiệp, để tìm kiếm lợi ích là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, không phải lúc nào kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như dòng chảy xuôi chiều. Tính đến thời điểm hiện tại là 9 năm liền, nhà đầu tư chưa được chia cổ tức.
Bất động sản (BĐS) là đất đai và những gì gắn liền vĩnh viễn với mảnh đất đó, như nhà cửa, vật kiến trúc, tài nguyên thiên nhiên, khoáng chất dưới lòng đất. Nói cách khác, BĐS là đất đai và tất cả những gì có trong lòng đất, cũng như tài sản trên đất, do lao động của con người tạo ra. Đối với doanh nghiệp, bất động sản luôn tồn tại ở hai hình thái biểu hiện của giá trị, đó là hàng hóa hoặc tài sản cố định. Những hình thái biểu hiện đó tùy thuộc vào phương án đầu tư của từng doanh nghiệp, mà BĐS mang các vai trò riêng. Tuy nhiên, với những bất động sản có giá trị lớn, đa phần trong vai trò hàng hóa nó sẽ mang lại lợi ích lớn hơn, so với vai trò là tài sản cố định.
Ảnh minh họa
Bất động sản trong vai trò hàng hóa
Khi bất động sản trở thành hàng hóa mang đi kinh doanh, như mua đi bán lại, hay BĐS cho thuê, là những tài sản luôn phát sinh giá trị gia tăng. Xu thế kinh doanh cũng tuân thủ như những hàng hóa thông thường, là doanh thu trừ đi chi phí để có được lợi nhuận. Giá trị gia tăng trong doanh nghiệp kinh doanh BĐS cũng được hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu, như chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng bán, khuyến mãi… để kích cầu mua sắm và tiêu dùng. Ngoài ra, các khoản chi phí hợp lý hợp lệ theo quy định để giảm trừ lợi nhuận như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí nhân công, chiết khấu thanh toán cũng được hạch toán. Vì vậy, kinh doanh BĐS nói chung và BĐS cho thuê nói riêng, là loại hình có doanh thu mang tính ổn định cao.
Bất động sản trong vai trò văn phòng, trụ sở làm việc
Đối với BĐS là văn phòng hay trụ sở làm việc, bản chất phần vốn này là đầu tư trước, thu hồi sau, thông qua khoản trích khấu hao tài sản cố định, trong các kỳ kinh doanh sau đó. Khoản vốn đầu tư ban đầu này hoàn toàn không mang mục đích sinh lời trực tiếp, mà chỉ hướng tới mục đích ổn định địa điểm làm việc. Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Hình thức đầu tư này thường không được các doanh nghiệp ở những nước phát triển áp dụng, bởi những lý do sau:
- Thứ nhất: Tỷ lệ sinh lời đa phần nằm ở vốn lưu động. Phần vốn đầu tư cho tài sản cố định không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, do vậy văn phòng làm việc hay trụ sở công ty càng lớn, càng làm chậm bước tiến của doanh nghiệp, bởi sức cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp, có thể ảnh hưởng từ khoản vốn nằm "yên vị" này.
- Thứ hai: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, vốn đầu tư cho BĐS làm văn phòng, trụ sở công ty càng cao, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đây là nguyên nhân làm chậm tiến trình tái đầu tư, mở rộng sản xuất, nhất là đối với những doanh nghiệp sử dụng tiền làm hàng hóa như các ngân hàng.
- Thứ ba: Thị trường cung ứng văn phòng cho thuê rất đa dạng, phong phú và dễ dàng thay đổi địa điểm, nếu có phát sinh các vấn đề liên quan tới quy hoạch của nhà nước, hoặc vì lý do nào đó mà phải thay đổi trụ sở công ty.
- Thứ tư: Hầu như các nhà đầu tư nước ngoài không tính đến lợi ích do tăng giá trị BĐS trong tương lai, khi đầu tư tài sản đó làm văn phòng, bởi việc tăng giảm giá trị BĐS, thường ảnh hưởng từ chính sách pháp luật do nhà nước điều tiết. Trường hợp rủi ro là giá trị BĐS giảm, phần vốn đầu tư tự bốc hơi khỏi khối tài sản của công ty, sẽ là hậu quả ngoài tầm kiểm soát.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp vẫn bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để đầu tư trụ sở làm việc. Khoản đầu tư đó, có thể do giá đất đai của Việt Nam luôn có chiều hướng đi lên, kéo theo kỳ vọng tìm kiếm lợi ích trong tương lai của chủ đầu tư. Nhưng cũng có thể vì khoản đầu tư đó được điều tiết từ một số cá nhân trong công ty, khi “sân sau” của cá nhân đó mang lại cho họ lợi ích.
Đôi chút về Techcombank
Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động rất hiệu quả trong những năm gần đây. Năm 2006, tòa nhà 72 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, trở thành trụ sở của ngân hàng Techcombank, với diện tích mặt bằng 500m2, thiết kế 15 tầng nổi và 2 tầng hầm, tòa nhà có sức chứa lên đến 1.000 người. Tháng 8/2012, sau 6 năm hoạt động, Techcombank đã chuyển nhượng văn phòng 72 Bà Triệu sang cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), với giá gần 400 tỷ đồng, rồi chuyển về tòa nhà VinCom Center, số 191 Bà Triệu, thông qua thương vụ trao đổi công nợ với Vingroup. Đầu năm 2020, các trụ sở mới của Techcombank tại 23 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM và tòa nhà Techcombank Hội sở, tại C5 D’Capitale, số 119 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội, dần đi vào hoạt động.
Theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2019 của Techcombank, tại thời điểm 31/12/2019, tài sản là nhà cửa, BĐS gồm:
Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc: 232.696 triệu đồng
Quyền sử dụng đất có thời hạn: 2.064.052 triệu đồng
Nguyên giá bất động sản đầu tư: 1.435.699 triệu đồng
Tổng cộng: 3.732.447 triệu đồng
Trích nguyên văn thuyết minh BCTC năm 2019: “Ngân hàng không trình bày giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư do: Tòa nhà này được sử dụng chủ yếu để làm trụ sở của Techcombank và các công ty con, doanh thu cho thuê nhà của công ty con và chi phí thuê nhà của Techcombank đã được loại trừ khi trình bày trên báo cáo tài chính hợp nhất này. Do tòa nhà được sử dụng nội bộ nên Ngân hàng quan tâm đến nguyên giá, cũng như thời hạn sử dụng của tòa nhà (đã được trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất này) hơn là giá trị hợp lý của tòa nhà”.
Ảnh minh họa
Việc di chuyển văn phòng Hội sở Techcombank từ 191 Bà Triệu, sang địa điểm số 119 Trần Duy Hưng, cũng kéo theo hàng trăm tỷ đồng tiền đầu tư máy móc, thiết bị mới. Đây có thể là khoản đầu tư không hợp lý thời “hậu covid”, bởi giá trị đầu tư không hề nhỏ.
Gần đây nhất, sau khi Techcombank thông báo nâng cấp định kỳ hệ thống ngân hàng điện tử trong 2 đợt, đợt 1 từ 23 giờ ngày 29/4 đến 0 giờ ngày 30/4. Đợt 2 kéo dài 2 tiếng, từ 11 giờ ngày 2/5 đến 1 giờ ngày 3/5/2020. Tuy nhiên, sau khi vận hành trở lại, việc nâng cấp đã không thành công, làm ảnh hưởng tới giao dịch của rất nhiều khách hàng. Đối với khách hàng, niềm tin gửi vào đâu cũng cần thời gian. Tuy nhiên, tạo được niềm tin đã khó, nhưng giữ được niềm tin còn khó khăn gấp nhiều lần. Bởi nó phụ thuộc vào cách mà người ta tạo ra niềm tin và thái độ, khi họ giữ gìn niềm tin đó.
Việc đầu tư BĐS làm văn phòng, các cổ đông cần cân đối rất kỹ, bởi lợi ích có thể mang đến cho một vài cá nhân, nhưng rủi ro có thể ảnh hưởng tới đại đa số cổ đông. Lấy ví dụ như ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 vừa qua, kinh tế toàn cầu đã suy giảm nghiêm trọng, vốn hóa của các ngân hàng bốc hơi khỏi thị trường rất lớn, khoản đầu tư BĐS văn phòng lên tới hàng ngàn tỷ đồng không thể chuyển thành vốn lưu động. Khi đó, nhiều cổ đông sẽ nhìn ra việc đầu tư vào BĐS văn phòng là một sai lầm, nó có thể làm chậm lại quá trình phát triển của ngân hàng. Thậm chí, việc thiếu vốn có thể làm thương hiệu nhiều năm của ngân hàng bị “lung lay”, hoặc phải tìm đối tác để sáp nhập.
Đã 8 năm liên tiếp Techcombank chưa chia cổ tức cho cổ đông. Năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 10.226 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ ngân hàng mẹ và công ty con 440 tỷ đồng; quỹ dự phòng tài chính 867 tỷ đồng, số còn lại là 8.738 tỷ đồng lợi nhuận, ngân hàng giữ lại cho năm 2019. Khoản tiền này cộng với hơn 12.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế các năm trước, giúp Techcombank sở hữu khoản tiền lợi nhuận có thể phân phối lên tới 17.635 tỷ đồng, gần bằng một nửa vốn điều lệ.
Tuy nhiên, lãnh đạo ngân hàng dự kiến tiếp tục duy trì thêm 1 năm không chia lợi nhuận với lí do phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trong năm trước, dù ngân hàng có lợi nhuận cao nhất khối tư nhân nhưng nhiều năm liền, Teckcombank cũng không chia cổ tức. Đây là năm thứ 9 liên tiếp, Techcombank không chia cổ tức cho cổ đông.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của các Ngân hàng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, nguồn vốn kinh doanh là yếu tố sống còn, mang đến quá trình hoạt động ổn định cho các Ngân hàng. Vậy nguồn vốn đa phần xuất phát từ đâu? Tác động trở lại với Ngân hàng, nếu các nguồn vốn bị dịch chuyển ra khỏi hệ thống là gì? Vì sao nhiều năm liền các cổ đông không được trả cổ tức, mà họ vẫn phải cam chịu, trong khi giá trị đồng tiền đang giảm đi theo quá trình lạm phát hàng năm?
Đối với doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn được huy động từ thị trường chứng khoán, trái phiếu, cổ phần…đều phải có sức cuốn hút nhất định với nhà đầu tư, xuất phát từ uy tín và bề dày kinh nghiệm mà doanh nghiệp gây dựng nên. Đây là yếu tố quan trọng, thúc đẩy các nhà đầu tư rót tiền vào công ty. Vì vậy, quyền lợi mà họ được hưởng khi công ty làm ăn có lãi là điều đương nhiên. Một nền kinh tế phát triển, một thương hiệu tồn tại bền vững trên thị trường, nhất thiết việc phân chia lợi ích phải công bằng, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Thêm vào đó, quy định của Nhà nước cũng cần phù hợp, giúp bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, giữ được sự ổn định chung của nền kinh tế./.
Vũ Chiến
Cùng chuyên mục
- Tags:
- D’Capitale số 119 Trần Duy Hưng /
- Techcombank 23 Lê Duẩn /
- 24 Lý Thường Kiệt /
- 72 Bà Triệu /
- trụ sở làm việc /
- Bất động sản trong vai trò hàng hóa /
- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam /
- văn phòng /
- Techcombank /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
UDIC đoạt danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
DNTH: Tối 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024. UDIC vinh dự đón nhận danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024.
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Báo Tuổi Trẻ tổ chức Cuộc Thi Lan Tỏa Năng Lượng Tích Cực
DNTH: Tháng 12 năm 2024, Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, tiếp tục đồng hành cùng Báo Tuổi Trẻ tổ chức thành công Cuộc Thi Lan Tỏa Năng Lượng Tích Cực lần thứ năm.
Công ty Cổ phần Stavian hóa chất vinh dự nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024
DNTH: Công ty Cổ phần Stavian Hoá chất tự hào với thành tích vượt trội khi lọt Top 10 Sao Vàng Đất Việt năm 2024, thể hiện sự tăng trưởng và phát triển bền vững của công ty dù đối mặt với những thách thức của thị trường toàn...
Khai phá tiềm năng thương mại liên Á và sự chuyển mình của Đông Nam Á
DNTH: Thương mại liên Á đang tái định hình bức tranh thương mại toàn cầu, vươn mình trở thành một trong những nền thương mại phát triển nhanh chóng và sôi động nhất.
Hành trình định vị thương hiệu THILOGI
DNTH: Với sự tập trung không ngừng vào việc nâng cấp và hoàn thiện mô hình logistics chất lượng cao, THILOGI đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung...
Hành trình kỳ diệu vượt cửa tử của sản phụ băng huyết nguy kịch
DNTH: Bị băng huyết nặng dẫn đến tình trạng nguy kịch, sản phụ K.T.T đã vượt qua cửa tử một cách ngoạn mục nhờ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao của Bệnh viện ĐKQT Vinmec Central Park (TP HCM).
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Khi chế tài đủ sức răn đe
-
Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...