Thương vụ nghìn tỷ GTN của Vinamilk: Đích ngắm Mộc Châu Milk nhưng cũng đừng quên Vinatea
13:42 | 22/03/2019
DNTH: Không phải ngẫu nhiên mà VNM sẵn sàng chi ra số tiền lớn để thâu tóm một doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm khác. GTN hiện đang gián tiếp sở hữu tới 51% cổ phần của CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) nhưng doanh nghiệp này còn sở hữu Vinatea, với thương hiệu trà đã tạo dựng được uy tín lớn trên thị trường.
Mức giá 13.000 đồng/cổ phiếu GTN có hợp lý?
Tuần qua, thị trường chứng khoán đã đón nhận thông tin M&A đáng chú ý khi CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - Mã CK: VNM) chính thức công bố về việc chào mua số lượng lớn cổ phần của CTCP GTNfoods (Mã CK: GTN).
Theo đó, VNM dự kiến sẽ mua tối đa hơn 116,7 triệu cổ phần GTN, tương đương 46,68% số cổ phiếu đang lưu hành. Với mức giá chào mua là 13.000 đồng/cổ phiếu, ông lớn trong ngành sữa đang sẵn sàng chi tới hơn 1.500 tỷ đồng cho thương vụ này.
Đáng chú ý, VNM đã sở hữu 5.788.470 cổ phần, tương ứng với 2,32% vốn GTN, từ trước đó. Vì vậy, trong trường hợp thực hiện mua thành công thêm 46,68% cổ phần, VNM sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại GTN lên mức 49%.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số chuyên gia chứng khoán, VNM nhiều khả năng sẽ hướng tới việc thâu tóm lượng cổ phần chi phối (sở hữu ít nhất 51% vốn) tại GTN thông qua nhiều cách khác nhau.
Mặt khác, mức giá chào mua cổ phiếu GTN cũng thấp hơn khá nhiều so với thị giá trên thị trường khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi băn khoăn.
Giá cổ phiếu GTN tăng mạnh sau thông tin VNM chào mua công khai (Nguồn: HSX) |
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phan Lê Thành Long (Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc) cho biết thông thường giá cổ phiếu của bên bị mua trong một thương vụ M&A sẽ có xu hướng tăng mạnh và giá của bên mua sẽ giảm, nhất là sau khi hoàn tất thương vụ. Đây là xu hướng chung được quan sát thấy trên thị trường quốc tế và Việt Nam.
Nguyên nhân là do giới đầu tư lo ngại rằng bên mua sẽ phải bỏ nguồn lực để tái cơ cấu bên bị mua nhằm tạo giá trị cộng hưởng sau khi sáp nhập. Vì vậy, giá cổ phiếu GTN tăng mạnh trong thời gian qua là rất thông thường.
“Có một điểm chúng ta cần lưu ý là quy mô của VNM lớn gấp nhiều lần GTN. Do đó, đây có thể là một yếu tố khiến mức độ ảnh hưởng của xu hướng giá nêu trên sẽ thấp hơn. Và việc VNM chào mua với mức giá thấp hơn so với thị giá là có thể lường trước được” - ông Long nhận định và cho biết mức giá 13.000 đồng/cổ phiếu mà VNM đưa ra cũng vẫn có thể thực hiện được.
Bày tỏ lo ngại về các chi phí tái cấu trúc sau M&A, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết các thương vụ như thế này sẽ khó đem lại hiệu quả về mặt kinh tế (lợi nhuận) trong ngắn hạn.
“Hai công ty sau sáp nhập thì sẽ phải tái cơ cấu lại và tìm ra một chiến lược phát triển mới. Trong nhiều trường hợp, công ty sau thâu tóm hoặc sáp nhập sẽ có lợi nhuận sẽ giảm đi do chi phí để tái cơ cấu và phương thức quản trị mới chưa thể đem tới thành công ngay. Và một điều quan trọng khác để đánh giá là phải tìm hiểu rõ lý do sáp nhập” - ông Hiếu chia sẻ.
Đích ngắm Mộc Châu Milk
Không phải ngẫu nhiên mà VNM sẵn sàng chi ra số tiền lớn để thâu tóm một doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm khác. GTN hiện đang gián tiếp sở hữu tới 51% cổ phần của CTCP Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk).
Với quy mô đàn bò khoảng 24.000 con, 2 nhà máy chế biến và đóng gói hiện đại có tổng công suất lên tới 50 tấn sữa/ngày cùng với việc đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường, Mộc Châu Milk tỏ ra phù hợp với chiến lược phát triển của VNM ở nhiều mặt.
“Trên góc độ chiến lược kinh doanh, VNM đang trong giai đoạn phải giữ bằng được thị phần đang có xu hướng giảm và mất vào tay đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, giữ tốc độ tăng trưởng cũng là một yếu tố then chốt để VNM “thuyết phục” thị trường tài chính rằng họ vẫn là một cổ phiếu tốt để nắm giữ dài hạn” - chuyên gia Phan Lê Thành Long chia sẻ.
Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Huỳnh Minh Tuấn (Giám đốc Kinh doanh VNDirect) nhận định VNM sẽ tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là ngành sữa.
“Chiến lược của VNM là dùng M&A để tăng trưởng, tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan tới sữa. Mục đích của VNM trong thương vụ này (mua cổ phần GTN - PV) là nhắm tới Mộc Châu Milk nhằm tận dụng hạ tầng cũng như tiềm năng của doanh nghiệp này” - ông Tuấn cho biết.
Thương vụ nghìn tỷ GTN của Vinamilk: Đích ngắm Mộc Châu Milk nhưng cũng đừng quên Vinatea (Ảnh: Internet) |
Nhưng đừng quên Vinatea…
Thay đổi định hướng chiến lược kể từ năm 2015, thời gian qua, GTN đã gia nhập vào mảng hàng tiêu dùng và nông nghiệp thông qua tập trung vào việc mua lại các doanh nghiệp nhà nước có nhiều tài sản đất đai nông nghiệp và thương hiện có tiềm năng phát triển.
Đến cuối năm 2018, GTN đang sở hữu những doanh nghiệp đáng chú ý là 95% cổ phần tại Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea), 73,72% cổ phần tại Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (viết tắt: Vilico - đơn vị sở hữu 51% vốn của Mộc Châu Milk) và 35% vốn của Công ty Thực phẩm Lâm Đồng (Ladofoods).
Bên cạnh việc gom mua cổ phần chi phối, GTN cũng dành nhiều thời gian và chi phí để tái cấu trúc các công ty nhà nước này. Trong đó, thành công lớn nhất của GTN có lẽ phải kể đến trường hợp của Vinatea.
Sau 2 năm dưới sự tiếp quản của GTN, năm 2017, Vinatea đã đạt được doanh thu cao gần gấp đôi so với thời điểm trước cổ phần hóa. Tuy kết quả kinh doanh chưa được khả quan nhưng lượng hàng tồn kho chè cũ đã xuống cấp về cơ bản đã được xử lý xong.
Đáng chú ý, Vinatea đã vươn lên trở thành nhà sản xuất sản phẩm trà hàng đầu Việt Nam, tích lũy được 4.700 ha đất nông nghiệp với nhiều vùng nguyên liệu đạt tiêu chuẩn về phát triển bền vững. Mỗi năm, Vinatea cung ứng ra thị trường 10.000 tấn trà trong nước và xuất khẩu, đảm bảo về chất lượng và an toàn do đã quản lý được vùng nguyên liệu sạch.
Tăng trưởng doanh thu thuần của Mộc Châu Milk và Vinatea giai đoạn 2015 - 2017 (Nguồn: GTN) |
Việc thâu tóm GTN, với VNM có lẽ không chỉ dừng lại ở mục tiêu thâu tóm đối thủ để giữ thị phần mà còn là phương án tạo đà tăng trưởng thông qua chiến lược “Phát triển sản phẩm”.
Một mặt, nếu thương vụ thành công, VNM sẽ nắm trong tay một thương hiệu sữa được khẳng định tại thị trường phía Bắc là Mộc Châu Milk, đồng thời giúp công ty này rất nhiều trong việc bổ sung đàn bò sữa có chất lượng và nông trường ở vùng khí hậu lạnh rất phù hợp chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu.
Mặt khác, việc nắm giữ Vinatea thông qua GTN có thể giúp VNM thúc đẩy chiến lược “Phát triển sản phẩm” để bán trên thị trường quen thuộc.
“Chiến lược “Phát triển sản phẩm” không phải là “đa dạng hóa” đúng nghĩa khi VNM có sự am hiểu về thị trường để có thể tạo giá trị cộng hưởng cho các sản phẩm của Vinatea thông qua hệ thống phân phối của VNM. Theo đó, chiến lược này sẽ ít rủi ro hơn so với phát triển mới một ngành nghề. Hơn nữa, Vinatea đang nắm giữ một số thương hiệu chè quen thuộc với thị trường phía Bắc sẽ tạo lợi thế rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm cho VNM” - chuyên gia Phan Lê Thành Long chia sẻ.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết Vinatea sẽ có cơ hội tận dụng mạng lưới phân phối mạnh của VNM để thúc đẩy hoạt động bán hàng, cải thiện doanh thu hơn nữa.
Thông tin thêm về mục đích chào mua, VNM cho biết sẽ đồng hành lâu dài cùng GTN để đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi và tiếp tục duy trì hoạt động, giúp doanh nghiệp này trở thành công ty niêm yết có hiệu quả và uy tín trong lĩnh vực thực phẩm tiêu dùng.
Khi bỏ ra tới hàng nghìn tỷ đồng cho thương vụ này, VNM hẳn sẽ muốn tận dụng “năng lực sản xuất và chế biến sản phẩm” của GTN như đã đề cập trong bản đăng ký chào mua công khai.
Ngược lại, GTN cũng đang cần những đối tác có các kênh bán hàng mạnh để thúc đẩy phân phối, tìm đầu ra cho các sản phẩm của các thành viên trong “hệ sinh thái”./.
Theo Viettimes
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...
Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển
Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...
GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'
Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...
Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa
Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Khi chế tài đủ sức răn đe
-
Hàng nghìn chậu nho cảnh cung ứng cho thị trường Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...