Tích hợp để nông nghiệp và tài nguyên - môi trường không còn 'lệch pha'
15:20 | 03/03/2025
DNTH: Tích hợp nông nghiệp và tài nguyên - môi trường mở ra cơ hội lớn cho kinh tế nông nghiệp nhưng cần chiến lược đồng bộ, chính sách linh hoạt, sự phối hợp chặt chẽ.
Ngày 1/3, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức thành lập, việc tích hợp hai lĩnh vực nông nghiệp và tài nguyên - môi trường không chỉ giúp hoạch định chiến lược tổng thể về phát triển nông nghiệp bền vững mà còn mở ra cơ hội mới trong tái cơ cấu ngành, hướng tới nền kinh tế xanh và thích ứng hơn với những thách thức của thời đại.
Việc hợp nhất sẽ tác động ra sao đến mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp và quản lý tài nguyên? Những giải pháp nào cần được ưu tiên để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa bảo vệ tài nguyên (đất, nước), đồng thời nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp? Báo Nông nghiệp Việt Nam có cuộc trao đổi với TS Đặng Kiều Nhân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Trường Đại học Cần Thơ).

TS Đặng Kiều Nhân – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Trường Đại học Cần Thơ) chia sẻ góc nhìn khi tích hợp lĩnh vực nông nghiệp và tài nguyên - môi trường. Ảnh: Kim Anh.
Giảm chồng chéo, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên
Thưa ông, việc tích hợp 2 lĩnh vực nông nghiệp và tài nguyên - môi trường sẽ giúp hình thành một chiến lược tổng thể về phát triển nông nghiệp bền vững. Chiến lược này cần tập trung vào những trọng tâm nào?
Hiện trạng quản lý ngành nông nghiệp và tài nguyên – môi trường thời gian qua cho thấy 2 lĩnh vực này vừa hở, vừa chồng chéo. Chẳng hạn, danh mục và hiện trạng quản lý đất và nước giữa 2 bên hiện không phù hợp. Ví dụ, kiểm kê và bản đồ hiện trạng ngành tài nguyên - môi trường là đất lúa, trong khi ngành nông nghiệp có thể bản đồ hiện trạng sử dụng không phải là sản xuất lúa mà là cây ngắn ngày hoặc nuôi trồng thủy sản trên đất lúa. Vì thế, quá trình lập kế hoạch, quản lý và đánh giá hoặc sử dụng thông tin để nghiên cứu, cơ quan chuyên môn thực hiện chính sách ở cơ sở rất lúng túng.
Hay với vấn đề nguồn nước, ngành tài nguyên – môi trường thực hiện quản lý nguồn nước sông, nước ngầm, quan trắc với nhiều chỉ tiêu về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, ngành nông nghiệp quản lý nguồn nước thủy lợi ở kênh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản; quan trắc độ mặn. Do đó, hệ thống dữ liệu vừa thừa, vừa thiếu, việc sử dụng cơ sở dữ liệu để lập kế hoạch và triển khai kém hiệu quả.
Khi 2 lĩnh vực này được tích hợp có ý nghĩa rất quan trọng, phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên và kinh tế - xã hội. Bởi nông nghiệp là ngành kinh tế trên nền tài nguyên thiên nhiên và khai thác trực tiếp tài nguyên. Do đó cần có sự quản lý tổng thể để sử dụng tài nguyên hiệu quả và bền vững hơn, đồng thời ít tác động xấu đến môi trường xung quanh.

Nông nghiệp là ngành kinh tế khai thác trực tiếp lợi thế từ tài nguyên thiên nhiên, do đó cần có sự quản lý tổng thể để sử dụng hiệu quả và bền vững hơn. Ảnh: Kim Anh.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khó lường, phức tạp và mơ hồ, việc tích hợp sẽ tạo ra một cơ chế quản lý có tính hệ thống và linh hoạt hơn. Thay vì các chính sách và giải pháp triển khai bị phân tán, nay có thể thống nhất dữ liệu, quy hoạch và đồng bộ giải pháp; giảm chồng chéo, nâng cao hiệu năng và hiệu quả.
Để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp đáp ứng an ninh lương thực, bảo vệ môi trường, nâng cao giá trị gia tăng, theo tôi cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm:
Thứ nhất, xác định giá trị kinh tế nông nghiệp không chỉ ở khía cạnh hữu hình (sản lượng, lợi nhuận) mà còn cả các giá trị vô hình như môi trường, văn hóa và xã hội từ dịch vụ sinh thái. Giá trị này có thể đóng góp rất lớn vào giá trị hữu hình.
Thứ hai, phân tiểu vùng sinh thái đặc trưng để tối ưu hóa sản xuất, phát huy lợi thế sinh thái và cạnh tranh. Trong đó, các yếu tố đất, nước, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng… cần được tính toán để xây dựng giải pháp, lựa chọn mô hình sản xuất có hiệu quả.
Thứ ba, tăng cường nguồn nhân lực, không chỉ đối tượng quản lý nhà nước cấp cơ sở mà quan trọng hơn là nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, phát huy đổi mới sáng tạo để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Thứ tư, hoàn thiện chính sách và thể chế để tạo môi trường sản xuất và kinh doanh thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Cần xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào mô hình phát triển bền vững. Ảnh: Kim Anh.
Đột phá trong hoạch định chính sách
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến ĐBSCL, việc tích hợp giữa 2 lĩnh vực trên có thể giúp thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển vùng theo hướng thích ứng như thế nào, thưa ông?
Quốc hội đã ban hành Luật Quy hoạch, trong đó nhấn mạnh đến việc tích hợp ngành và không gian. Việc hợp nhất ngành nông nghiệp và tài nguyên – môi trường sẽ tạo ra được những đột phá trong hoạch định chính sách, sử dụng số liệu, thống nhất triển khai kế hoạch quản lý tài nguyên đất và nước, từ đó thúc đẩy các mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu và thị trường.
Có thể điểm qua, ngành nông nghiệp sẽ giảm tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời thúc đẩy các mô hình canh tác bền vững như kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ, giảm phát thải khí nhà kính. Điều này giúp công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả hơn, phù hợp với khẩu hiệu “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
Mặt khác, hạn chế được sự mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa tiểu vùng sinh thái. Ví dụ, vùng đầu nguồn ĐBSCL có thể hạn chế sử dụng nước để canh tác lúa trong mùa khô vào những năm hạn mặn cực đoan vì hiệu quả sử dụng nước cho lúa thấp. Làm như vậy để giành nước ngọt cho tiểu vùng dưới nguồn tưới cây ăn trái có hiệu quả sử dụng nước cao hơn. Như thế, hiệu quả sử dụng nước cho cả vùng tăng lên.
Khi chính sách trở nên rõ ràng và đồng bộ hơn, doanh nghiệp, nhà đầu tư và các nguồn lực khác trong xã hội sẽ có thêm động lực tham gia vào phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn bền vững.
Vậy theo ông, giải pháp nào cần được ưu tiên để việc tích hợp đảm bảo nâng cao hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân và doanh nghiệp?
Theo tôi, việc chuẩn hóa hệ thống số liệu và chiến lược quản lý tài nguyên là vấn đề Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ làm rất tốt trong thời gian tới. Cụ thể là thống nhất bản đồ đất nông nghiệp, hệ thống quan trắc nước giữa hai lĩnh vực để có cơ sở dữ liệu chính xác, phục vụ lập kế hoạch, triển khai và đánh giá.
Khi làm được điều này, tài nguyên thiên nhiên sẽ được sử dụng hiệu quả, linh hoạt hơn và quan trọng là giải quyết được những mâu thuẫn, xung đột giữa các tiểu vùng sinh thái. Ví dụ, mùa khô cần ưu tiên nước cho những cây trồng có giá trị cao như rau màu hay cây ăn trái thay cho trồng lúa.

Việc tích hợp lĩnh vực nông nghiệp và tài nguyên - môi trường sẽ nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên thiên nhiên. Ảnh: Kim Anh.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần xây dựng chính sách, thể chế thuận lợi để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với tạo ra giá trị sinh thái và bảo vệ môi trường.
Lồng ghép các chương trình, quỹ phát triển (tín dụng xanh, đầu tư nông nghiệp bền vững) để tạo nguồn lực lớn hơn cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp xanh gắn kết với bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính cũng là giải pháp cần ưu tiên thực hiện.
Tôi tin tưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp này, thời gian tới, việc quản trị tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế nông nghiệp không chỉ hiệu quả hơn mà còn tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn, đặc biệt ở vùng ĐBSCL. Quan trọng hơn, điều này sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, góp phần vào đời sống nông dân và nông thôn theo hướng thịnh vượng và hiện đại.
Xin cám ơn ông!
Theo Nongnghiep.vn
Nguồn: https://nongnghiep.vn/tich-hop-de-nong-nghiep-va-tai-nguyen--moi-truong-khong-con-lech-pha-d423396.html
Cùng chuyên mục
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Lời cảm ơn của Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn
DNTH: Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả quý vị, những độc...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ
DNTH: Ngày 21/6/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ.

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
DNTH: Sáng 21/6, tại Hà Nội, Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu Nông thôn đã long trọng tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) – mốc son quan trọng của nền báo chí dân tộc

Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đang bị lũ quét và sạt lở đất đe doạ
DNTH: Trước nguy cơ mưa lớn kéo dài có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, chiều 20/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung các biện pháp ứng phó.

Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy
DNTH: Chủ tịch nước khẳng định, với sứ mệnh của mình, báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy, phải là người xung kích, tiên phong.

Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển
DNTH: Chiều tối 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam...
Đô thị cuộc sống
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phát hiện trường hợp hiếm gặp, răng mọc ở hốc mũi
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...