Tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ từ các thiết bị sấy quần áo

09:46 | 04/04/2024

DNTH: Thiết bị sấy quần áo là một trong những thiết bị điện được người dân sử dụng nhiều trong lúc thời tiết nồm, ẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thiết bị này cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao.

Máy sấy quần áo bị cháy

Hiện nay, các sản phẩm, thiết bị sấy quần áo càng ngày càng đa dạng. Theo đó, chỉ cần lên Google điền cụm từ “thiết bị sấy quần áo” vào ô tìm kiếm lập tức sẽ cho về khoảng 15,2 triệu kết quả trong 0,22 giây, với đa dạng chủng loại, giá thành.

Tuy nhiên, nếu người dân sử dụng các thiết bị này không đúng cách hoặc mua phải các sản phẩm kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn có kiểm định sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ. Việc cháy, nổ từ thiết bị sấy quần áo không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng con người.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho gia đình và bản thân, cần phải hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng ngừa và giải pháp khi gặp sự cố liên quan đến cháy, nổ từ thiết bị sấy quần áo.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ từ thiết bị sấy quần áo, trong đó phổ biến nhất phải kể đến như:

  1. Không vệ sinh thiết bị thường xuyên: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cháy máy sấy là do không vệ sinh kỹ lưỡng. Bởi vì bẫy lọc không thể bắt tất cả xơ vải từ quần áo, xơ vải có thể tích tụ dần dần và bắt lửa trong bộ phận làm nóng hoặc ống xả. Xơ vải không được loại bỏ hoàn toàn qua bẫy lọc có thể tích tụ và châm ngòi cho ngọn lửa. Tình trạng tắc nghẽn trong hệ thống thông gió cũng góp phần làm tăng nhiệt độ, từ đó dễ dẫn đến cháy.
  2. Bộ phận điều khiển bị hỏng: Lỗi cơ và điện chiếm một phần đáng kể trong các vụ cháy thiết bị sấy. Nguyên nhân là do bộ phận làm nóng bị đoản mạch và hệ thống dây điện cũ.
  3. Dùng sai hướng dẫn sử dụng: Sử dụng thiết bị sấy không đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất như việc sấy các vật dụng không an toàn như thảm cao su hoặc nhựa...Những vật dụng này thường sẽ có nhãn cảnh báo khuyến cáo không nên cho vào thiết bị sấy. Việc sử dụng không đúng cách cũng bao gồm việc nhồi quá nhiều vào máy sấy, điều này ngăn cản quá trình thông gió thoát khí và gây áp lực lớn hơn cho động cơ quay lồng.
  4. Bỏ quên vật dễ cháy nổ trong quần áo: Nhiều người có thói quen hút thuốc lá và để bật lửa trong túi áo hoặc túi quần. Nếu chẳng may để quên bật lửa và cho vào thiết bị sấy, dưới tác dụng của nhiệt sẽ có nguy cơ hỏa hoạn rất cao. Ngoài bật lửa, các loại thuốc lá điện tử, smartphone hay sạc dự phòng…có pin lithium-ion cũng rất dễ phát nổ khi tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn, do vậy người dùng cần phải kiểm tra kỹ để đảm bảo không để quên những vật dụng này trong máy sấy.
  5. Sử dụng thiết bị sấy quần áo kém chất lượng: Việc sử dụng hàng không chính hãng, hàng giả, nhái kém chất lượng là điều cực kỳ nguy hiểm, đưa bạn và gia đình đến những thiệt hại khó lường trước được. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý khi mua sắm sản phẩm để dùng được an toàn, bền lâu và hiệu quả nhất.
  6. Vị trí lắp đặt không phù hợp: Lắp đặt thiết bị sấy gần các vật liệu dễ cháy như rèm cửa, thảm hoặc tủ quần áo có thể tạo ra nguy cơ cháy, nổ. Vì vậy, cần lưu ý khi lắp đặt và đảm bảo khoảng cách an toàn giữa thiết bị và các vật liệu dễ cháy.
  7. Nguồn điện: Điện áp quá cao hoặc quá thấp có thể gây hư hỏng và tăng nguy cơ cháy nổ. Vì vậy, cần kiểm tra nguồn điện trước khi sử dụng và đảm bảo rằng nó đang hoạt động ở mức an toàn.
Cháy tủ sấy quần áo

Để tránh nguy cơ cháy nổ từ thiết bị sấy quần áo, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

  1. Bảo dưỡng và vệ sinh máy thường xuyên: Cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh thiết bị. Nếu thấy bụi bẩn tích tụ quá nhiều, hãy dùng bàn chải mềm để làm sạch bẫy lọc. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra các bộ phận của máy sấy như ống thông gió, bộ lọc và cửa máy để đảm bảo chúng không bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng.

Kiểm tra ống thông gió: Ống thông gió là bộ phận quan trọng trong máy sấy, giúp thoát khí nóng ra ngoài và đảm bảo thông gió cho máy. Vì vậy, cần kiểm tra ống thông gió thường xuyên để đảm bảo không bị tắc nghẽn hoặc hư hỏng.

Kiểm tra bộ lọc: Bộ lọc giúp ngăn chặn bụi bẩn và xơ vải tích tụ trong máy sấy. Nếu không được làm sạch thường xuyên, bộ lọc có thể bị tắc nghẽn và gây nguy cơ cháy nổ. Vì vậy, cần kiểm tra và làm sạch bộ lọc sau mỗi lần sử dụng máy sấy.

Kiểm tra cửa máy: Cửa máy cũng là một bộ phận quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khi sử dụng máy sấy. Nếu cửa bị hư hỏng hoặc không đóng kín, khí nóng có thể thoát ra ngoài và gây cháy. Vì vậy, cần kiểm tra cửa máy thường xuyên và đảm bảo nó đang hoạt động tốt.

  1. Sử dụng thiết bị sấy đúng cách: Việc sử dụng thiết bị sấy quần áo đúng cách là yếu tố quan trọng nhất để tránh nguy cơ cháy nổ. Trước khi bắt đầu sử dụng, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và tuân thủ các chỉ dẫn về cách sử dụng thiết bị sấy quần áo an toàn. Đảm bảo không sấy quá tải hoặc sấy các vật liệu không an toàn như nhựa, cao su có thể giải phóng khí dễ cháy. Đặc biệt, không cho quần áo dính dầu mỡ vào trong thiết bị sấy vì nó sẽ tạo ra phản ứng dẫn đến cháy
  2. Đối với tủ sấy quần áo: Để đảm bảo tủ sấy hoạt động trơn tru, không tiêu tốn nhiều điện năng cũng như hạn chế hỏng hóc xảy ra, thường xuyên vệ sinh tủ để tránh bụi bẩn tích tụ bên trong, gây giảm hiệu suất khi sấy, khi sấy quần áo nên kéo kín vải bạt phủ và không để trẻ nhỏ lại gần khi tủ sấy đang hoạt động. Không nên di chuyển tủ sấy khi đang hoạt động, rất dễ gây đổ tủ và cháy quần áo.
  3. Kiểm tra túi quần áo thật kỹ trước khi cho vào thiết bị sấy: Bạn hãy kiểm tra thật cẩn thận xem có gì còn sót lại túi quần áo hay không.
  4. Lắp đặt thiết bị sấy quần áo ở vị trí phù hợp: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị sấy quần áo, cần lưu ý khi lắp đặt máy như sau:

Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa thiết bị sấy và các vật liệu dễ cháy như rèm cửa, thảm hoặc tủ quần áo.

Đảm bảo thiết bị sấy được lắp đặt ở một nơi thông thoáng và không có nhiều bụi bẩn.

Đảm bảo thiết bị sấy được lắp đặt ở một nơi có nguồn điện ổn định và đủ công suất.

Đảm bảo ống thông gió được lắp đặt và kết nối chặt chẽ với máy sấy và ổn định trên tường hoặc trần.

  1. Thời điểm sấy quần áo: Nên có người lớn kiểm soát thời gian bật máy, nhiệt độ khi sấy, đặc biệt nên sấy ban ngày, không sấy ban đêm, đặc biệt không sấy qua đêm để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố nếu có.
  2. Kiểm tra nguồn điện: nguồn điện bất ổn cũng có thể gây hư hỏng thiết bị sấy và tăng nguy cơ cháy nổ. Vì vậy, cần kiểm tra điện áp trước khi sử dụng thiết bị sấy và đảm bảo rằng nó đang hoạt động ở mức an toàn.
  3. Lựa chọn thiết bị sấy quần áo chất lượng: Việc lựa chọn thiết bị sấy quần áo chất lượng an toàn là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho gia đình và tài sản. thiết bị sấy quần áo chất lượng không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế do hư hỏng. Vì vậy, khi mua thiết bị sấy quần áo, nên chọn những sản phẩm của những hãng uy tín, có bảo hành và bán ở các trung tâm, siêu thị lớn.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đào quất xuống phố 'ngóng' người mua chơi Tết sớm

DNTH: Còn hơn một tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại chợ hoa Quảng An (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhiều tiểu thương đã bày bán những cành đào, chậu quất mini, cành mận Tây Bắc... phục vụ người dân có nhu cầu chơi Tết sớm.

Pleiku: “Suối hoa” Hội Phú chuẩn bị đón Tết Ất Tỵ 2025

DNTH: Những ngày này, tại khu vực suối Hội Phú, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) công tác tôn tạo cảnh quan môi trường đang được đẩy nhanh nhằm mang đến một không gian xanh-sạch-đẹp cho người dân và du khách đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Cứ 220 người dùng điện thoại thông minh có 1 người bị lừa đảo

DNTH: Theo Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, lừa đảo trực tuyến đang tiếp tục gia tăng báo động, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo; thiệt hại ước tính trong năm 2024 lên đến 18.900...

Làng mộc truyền thống 400 năm tuổi vào mùa sản xuất hàng Tết

DNTH: Làng mộc Thái Yên (xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) là làng nghề có truyền thống gần 400 năm tuổi, nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Những ngày này, các cơ sở sản xuất ở làng mộc Thái...

Công an tỉnh Nam Định xuất quân thực hiện cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT Tết Nguyên đán Ất...

DNTH: Sáng ngày 15/12, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ các huyện, thành phố trong tỉnh Nam Định (Ban chỉ đạo 138) đồng loạt tổ chức Lễ ra quân, diễu hành tuyên truyền thực hiện cao điểm...

Hà Nội ra quân cao điểm đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Ất Tỵ 2025

DNTH: Ngày 15/12, Công an TP Hà Nội tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; tạo môi trường an toàn, bình yên để nhân dân vui Xuân, đón Tết.

XEM THÊM TIN