Tôm Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thị phần tại Canada

14:41 | 12/11/2020

DNTH: Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Canada, chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu tôm của nước này. Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam duy trì vị trí dẫn đầu về cung cấp tôm cho Canada.

Tôm Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thị phần tại Canada
Tôm Việt Nam tiếp tục dẫn đầu thị phần tại Canada

Theo VASEP, từ đầu năm đến giữa tháng 10, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada đạt 146,5 triệu USD, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với giá trị như trên, Canada đang là thị trường nhập khẩu lớn thứ 7 của tôm Việt Nam, chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam.

Tính tới tháng 10 năm nay (trừ tháng 1 do trùng Tết Nguyên đán), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Canada liên tục ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong các tháng còn lại.

Canada chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng như tôm sú tươi PTO đông lạnh; tôm chân trắng tươi HLSO EZP đông lạnh; tôm chân trắng lột vỏ bỏ đầu chừa đuôi đông lạnh; tôm sú bỏ đầu Nobashi tươi đông lạnh; tôm sú tươi bỏ đầu, còn vỏ, còn đuôi, xẻ lưng đông lạnh; tôm sú bỏ đầu HLSO tươi đông lạnh, tôm sú nguyên con đông lạnh; tôm sú lặt đầu đông lạnh; tôm chân trắng tẩm bột đông lạnh; tôm chân trắng vỏ không đầu chừa đuôi xẻ bướm tẩm gia vị đông lạnh; tôm thẻ chân trắng PTO hấp đông lạnh.

cơ hội cho XK tôm Việt Nam sang thị trường này còn nhiều.
Cơ hội cho xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này còn rất lớn

Về vị trí địa lý, Canada sát với Mỹ, thu nhập người dân cao lại được hưởng ưu đãi thuế từ CPTPP nên cơ hội cho nhập khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này còn nhiều.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Canada đứng thứ 13 về nhập khẩu tôm trên thế giới, chiếm khoảng 2% tổng giá trị nhập khẩu tôm toàn cầu. 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm của Canada đạt gần 213 triệu USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Canada, chiếm 34% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Canada. Như vậy, từ năm 2014 đến nay, Việt Nam liên tục duy trì vị trí dẫn đầu về cung cấp tôm cho Canada.

Ấn Độ đứng thứ hai về cung cấp tôm cho Canada, chiếm 28%. Tiếp đó là Trung Quốc, Thái Lan và Indonesia lần lượt chiếm 13%, 7% và 4%. Trên thị trường Canada, thị phần của Việt Nam và Ấn Độ ngày càng tăng trong khi thị phần của Thái Lan ngày càng giảm.

Canada chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng như tôm sú tươi PTO đông lạnh; tôm chân trắng tươi HLSO EZP đông lạnh; tôm chân trắng lột vỏ bỏ đầu chừa đuôi đông lạnh; tôm sú bỏ đầu Nobashi tươi đông lạnh; tôm sú tươi bỏ đầu, còn vỏ, còn đuôi, xẻ lưng đông lạnh; tôm sú bỏ đầu HLSO tươi đông lạnh, tôm sú nguyên con đông lạnh; tôm sú lặt đầu đông lạnh; tôm chân trắng tẩm bột đông lạnh; tôm chân trắng vỏ không đầu chừa đuôi xẻ bướm tẩm gia vị đông lạnh; tôm thẻ chân trắng PTO hấp đông lạnh.

Mai Quỳnh

Theo THSP

https://thuonghieusanpham.vn/tom-viet-nam-tiep-tuc-dan-dau-thi-phan-tai-canada-12135.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kiểm soát chặt dư lượng kim loại nặng và chất vàng O

DNTH: Ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đề nghị kiểm tra, giám sát chặt các đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng kim loại nặng Cadimi cùng chất vàng O trên sầu riêng.

Câu chuyện lúa gạo

DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'

DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm

DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"

DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo

DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

XEM THÊM TIN