Tổng thuật: Toạ đàm “Tự chủ bệnh viện thế nào để phục vụ người dân tốt hơn”

11:14 | 15/11/2022

DNTH: Chiều ngày 14/11, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề “Tự chủ bệnh viện thế nào để phục vụ người dân tốt hơn”.

Toạ đàm Tự chủ bệnh viện thế nào để phục vụ người dân tốt hơn
Toạ đàm “Tự chủ bệnh viện thế nào để phục vụ người dân tốt hơn”.

Sau 2 năm triển khai thí điểm tự chủ toàn diện, 2 bệnh viện tuyến cuối của cả nước là bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K đều đã xin dừng thí điểm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc triển khai tự chủ toàn diện gặp khó khăn. Vì vậy, buổi tọa đàm nhằm mục đích để đại diện của hai bệnh viện trao đổi cùng các lãnh đạo và chuyên gia khách mời, từ đó tháo gỡ khó khăn và các vấn đề còn tồn đọng trong việc thực hiện tự chủ.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các khách mời:

  • Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội
  • TS, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương
  • TS. Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai
  • TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K
  • Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế

 

Nội dung chi tiết của buổi tọa đàm:

Câu hỏi đầu tiên xin được dành cho PGS.TS. Đào Xuân Cơ. Thưa ông, ông đánh giá và phân tích như thế nào về các cơ chế, chính sách hiện nay liên quan đến hoạt động tự chủ của bệnh viện? Ông có thể chia sẻ thực trạng hiện nay của bệnh viện sau 2 năm triển khai thí điểm tự chủ toàn diện và theo ông đâu là những điểm ưu việt?

PGS.TS. Đào Xuân Cơ: Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi là một trong hai đơn vị được thực hiện Nghị quyết 33 của Chính phủ về vấn đề tự chủ toàn diện bệnh viện.

Bệnh viện Bạch Mai và rất nhiều bệnh viện thực tế đã và đang thực hiện tự chủ nhiều năm nay, trước đây mức độ tự chủ là tự chủ chi thường xuyên và tự chủ ở từng mức độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có bệnh viện nào là tự chủ toàn diện cả. Năm 2020, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K là hai trong bốn bệnh viện được Chính phủ chỉ định thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện. Việc tự chủ toàn diện có gặp một số khó khăn.

Thứ nhất là Bệnh viện Bạch Mai bắt tay vào tự chủ toàn diện trong điều kiện hết sức khó khăn: đầu tiên là vướng vào dịch bệnh, tiếp theo là câu chuyện của Bạch Mai đặc biệt hơn khi 15 năm qua, bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện thực hiện tự chủ theo Nghị định 43 của Chính phủ. Tức là tự chủ ở chi thường xuyên thôi, tuy nhiên, hầu hết các thiết bị y tế trong bệnh viện Bạch Mai là thực hiện trong đề án liên doanh – liên kết.

PGS.TS. Đào Xuân Cơ, Giám đốc bệnh viện Bạch Mai.
PGS.TS. Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.

Năm 2019 là năm bệnh viện được thanh tra, kiểm tra toàn diện, trong quá trình đó phát hiện ra những thiếu sót, sai phạm liên quan tới công tác liên doanh – liên kết tại bệnh viện. Điều này ảnh hưởng đến việc khi chúng tôi bắt tay và thực hiện tự chủ toàn diện thì toàn bộ các thiết bị y tế thuộc các đề án đã hết hợp đồng thì dừng lại, còn các đề án còn hợp đồng thì lại vướng vào các thủ tục pháp lý, vướng vào các sai phạm. Có 11 đề án trên 27 đề án được Thanh tra Chính phủ kiểm tra thì thấy có sai phạm và đã chuyển cho cơ quan cảnh sát điều tra. Đây là cái liên quan đến cơ chế chính sách và khi thực hiện thì các văn bản pháp quy của việc liên doanh – liên kết chưa chuẩn khiến 11 trên 27 đề án bị vướng. Dẫn đến việc các thiết bị y tế trong Bệnh viện Bạch Mai thiếu trầm trọng.

Nhưng hai năm thực hiện việc tự chủ trong năm 2020 và 2021 thì không bộc lộ ra việc thiếu này do số lượng bệnh nhân trong năm 2020 và 2021 giảm rất nhiều liên quan đến dịch, khiến cho rất ít người bệnh đến khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, bắt đầu sang đến quý II năm 2022, khi mà dịch bệnh được kiểm soát thì số lượng bệnh nhân tăng lên một cách đột biến, lúc đó bộc lộ ra việc thiếu các trang thiết bị rất là nhiều.

Từ năm 2019 trở về trước thì Bệnh viện Bạch Mai không phải chuyên khoa ung thư, nhưng có lẽ là một trong những bệnh viện sớm có các thiết bị khá đồng bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Tuy nhiên từ năm 2020 đến nay, toàn bộ các thiết bị này là con số 0 tròn trĩnh. Có những thiết bị đã hết hợp đồng, có những thiết bị thì vướng vào thủ tục pháp lý. Do cơ chế kí kết các hợp đồng liên doanh – liên kết còn lỏng lẻo, văn bản pháp quy chưa rõ ràng nên khi được các cơ quan kiểm tra thì các hợp đồng có các sai phạm khiến cho không có nhà đầu tư nào tiếp tục ký kết các hợp đồng.

Thứ hai là bệnh viện hết sức khó khăn trong việc có ngân sách để mua trang, thiết bị vì hơn hai năm qua khi thực hiện thí điểm tự chủ và ảnh hưởng của dịch bệnh thì toàn bộ nguồn ngân sách của bệnh viện tơi vào tình trạng thiếu và vô cùng khó khăn. Những mục như chi thường xuyên, chi lương, chi cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện cũng không đủ. Không đủ để chi trả cho cán bộ nhân viên: như chia lương, chia thưởng.

Cái khó nhất bây giờ là nguồn tài chính, chênh lệch thu chi để duy trì hoạt động của bệnh viện là rất thấp. Mặc dù thực hiện thí điểm tự chủ toàn diện, tuy nhiên, toàn bộ giá: giá viện phí, giá dịch vụ, bệnh viện thu hầu hết thu đúng bằng giá Bảo hiểm y tế. Dù được tự chủ nhưng bệnh viện chưa bao giờ được tự chủ về giá. Bệnh viện hoàn toàn phải thực hiện theo quy định, những văn bản pháp quy, vì bệnh viện xác định đây vẫn là bệnh viện công lập, bệnh viện tuyến cuối với nhiệm vụ quan trọng là tiếp nhận, điều trị người bệnh từ tất cả các tỉnh phía Bắc chuyển về. Bệnh viện dù đông bệnh nhân đến khám nhưng nguồn tài chính để duy trì đầu tư lại cho hoạt động chung cho bệnh viện hoàn toàn trông chờ vào chênh lệch thu/chi. Bệnh viện hiện nay phải chi tất cả các khoản, từ chi cho con người, chi đầu tư mua sắm trang thiết bị, chi đầu tư xây dựng và duy tu bảo dưỡng.

Thêm vào đó là nhiều cán bộ rời đi do mức đãi ngộ không tương xứng với năng lực của họ. Nhiều các bộ, bác sĩ có tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ cao cũng rời sang các bệnh viện tư nhân. Thậm chí, nhiều cán bộ rời đi vì bệnh viện không đáp ứng được đủ các trang, thiết bị phục vụ cho quá trình khám, chữa bệnh. Một cái khó nữa là các tòa nhà của bệnh viện đã có tuổi đời 100 tuổi và hiện tại đã xuống cấp rất là nhiều và cần xây mới lại các tòa nhà này. Để mà xây mới thì hết nhiều nghìn tỷ, chúng tôi mong có các nguồn kinh phí đây xây dựng lại các khối nhà này.

Thực sự chúng tôi cần một cơ chế để hoạt động làm sao cho công khai, minh bạch và để làm sao cho có thể thực hiện các nhiệm vụ chính trị được tốt nhất với 3 nhiệm vụ:

- Thứ nhất là tiếp nhận các bệnh nhân nặng từ các tỉnh;

- Thứ hai là đào tạo nguồn nhân lực cho các nơi;

- Thứ ba là nghiên cứu, ứng dụng các kĩ thuật mới, hiện đại trên thế giới trước khi chuyển giao cho các bệnh viện tuyến sau. Chúng tôi cần một cái cơ chế, chính sách phù hợp để bệnh viện phục vụ tốt cho công cuộc chăm sóc sức khỏe và bảo vệ người dân.

Thưa GS.TS. Lê Văn Quảng, vậy thực trạng ở Bệnh viện K có điểm giống và điểm khác gì so với Bệnh viện Bạch Mai và thực tế hiện nay là như thế nào?

GS.TS. Lê Văn Quảng: Để trả lời câu hỏi thì tôi phải nói thế này: không phải là hai bệnh viện dừng tự chủ mà chuyển từ hình thức tự chủ này sang hình thức tự chủ khác vì Nghị quyết 33 cho bốn bệnh viện, thì mới có hai Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K là tự chủ toàn diện. Trong Khoản 2, Điều 3, Nghị quyết 33 có nói là sau hai năm thí điểm tự chủ thì hai bệnh viện sẽ chuyển sang thực hiện theo Nghị quyết của Chính phủ về tự chủ.

21 tháng 6 năm 2021 thì Chính phủ đã có Nghị định 60 về tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Chúng tôi muốn chuyển sang Nghị định 60 vì đã có Thông tư 56 hướng dẫn chứ không phải chúng tôi dừng tự chủ.

Mức độ tự chủ ở Nghị định 60 cũng được phân ra rất rõ ràng: tự chủ toàn diện thì gần như là Nghị quyết 33 bây giờ. Mức hai là tự chủ chi thường xuyên là không phải đầu tư, mức ba là một phần chi thường xuyên thì chúng tôi chỉ lo một phần lương, còn mức bốn là Nhà nước phải chi trả. Chúng tôi cũng là bệnh viện chuyên khoa thì cũng mong muốn là được tự chủ theo nhóm hai. Tuy nhiên là trong Nghị định 60, Điều 40 đã nói rằng nếu thứ hai nếu bệnh viện nào đang thực hiện thí điểm tự chủ thì sau hai năm tự động là chuyển sang tự chủ nhóm một. Thế nhưng mà cũng rất may là gần đây thì Bộ Y tế cũng có công văn là xem các bộ, ngành rồi, các bệnh viện là có sửa đổi gì về Nghị định 60 này không? Góp ý Nghị định 60 để chính sửa cho phù hợp thì Bệnh viện K đã làm công văn xin sửa điều 40 là khi mà chúng tôi hết thí điểm tự chủ thì không phải tự động đổi sang tự chủ theo nhóm một.

GS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc bệnh viện K.
GS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc bệnh viện K.

Ví dụ về chuyên môn: chúng tôi tự chủ về chuyên môn, chẳng hạn tự chủ về tổ chức, tự chủ về tài chính nhưng mà thực tế những cái này thì nó cũng đang bị vướng một chút đấy. Thu hút được nguồn lực xã hội và đầu tư. Đấy là cái ưu điểm hoặc là sử dụng nhân sự linh hoạt hơn cũng như là lãnh đạo thì có nhiều quyền hơn và thậm chí là gọi là nhiều tiền hơn. Cái thứ hai, đời sống nhân viên cũng đều được nâng lên ấy nhưng mà nó cũng thách thức rất nhiều. Thách thức đầu tiên là vốn ở đâu để mà mình thư tăng thiết bị và nâng cấp công nghệ. Cái thứ hai là tính đúng, tính đủ vào giá dịch vụ y tế.

Thế còn những cái thách thức nữa là đối với chúng tôi thì thách thức này chúng tôi không gặp phải, tức là phải cạnh tranh với tư nhân. Chúng tôi chả cần cạnh tranh với tư nhân, bởi vì tự chủ hay không thì bệnh nhân vẫn đến đây. Do vậy là những cái bệnh viện khác thì cần tự chủ để người ta phải cạnh tranh. Ví dụ như là phải cạnh tranh với viện K, với viện Bạch Mai thì người ta phải xây dựng một cái gì đấy mới mẻ, phải năng động và tốt hơn thì Bạch Mai không quá tải nữa mà họ chuyển sang viện kia. Thế rồi cái thứ hai là chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh thì đây cũng phải nói là nếu trong cái cơ hội là khi mà tự chủ được bệnh nhân đến đông hơn thì chúng tôi cũng bị quá tải.

Vừa rồi chúng tôi tăng cường độ làm việc lên 30 - 40 % so với thời kỳ trước dịch thì cũng đã là một cái sự quá tải rồi. Còn nhiều cái thách thức nữa, nói vui thế thôi cũng mất đoàn kết chứ. Bởi vì tôi thấy là ông này không làm được việc, tôi phải chuyển chỗ khác, cũng mất đoàn kết nội bộ và thậm chí có người phải văng ra ngoài khi tôi tự chủ. Tôi cần con người làm việc cho tôi. Thế bây giờ liệu có làm được việc đấy hay không thì cái này thì thôi, cũng là tiểu tiết nhưng mà đấy cũng là một cái thách thức. Một số cá nhân thì không làm được việc tôi phải giảm lương.

Thế thì quay trở lại câu chuyện của anh Cơ thì chúng tôi cũng gặp những cái thách thức như vừa phân tích. Chúng tôi cũng khác bên Bệnh viện Bạch Mai, đó là chúng tôi vẫn còn các cái máy móc hoạt động bình thường, bởi vì cũng đã thanh tra, kiểm tra thì chúng tôi cũng không có vấn đề gì nên vẫn thực hiện bình thường. Tuy nhiên, chúng tôi gặp cái thách thức như thế này. Một là chúng tôi đang xây dựng tòa K1, mới xây dựng phần thô thôi, thế mà phần thân thì chúng tôi phải cần 1.020 tỷ, thế thì bây giờ nếu mà chúng tôi tự chủ thì chắc là không thể lo được.

Khi mà chúng tôi xây xong mà chưa vào hoạt động thì cũng là một bài toán rất khó cho lãnh đạo bệnh viện. Cái thứ hai là như anh Cơ nói là cái máy móc của tuyến dưới thì toàn phải máy móc hiện đại, tuyến cuối cùng rồi. Với chuyên ngành của tôi nữa thì cái máy nó cũng đắt tiền hơn nữa. Trước đây chúng tôi có 9 cái máy xạ trị, bây giờ chúng tôi chỉ còn có 5 cái hoạt động. Thế thì hiện tại thì với bệnh nhân ung thư chúng tôi phải chạy cái máy xạ trị đấy ít nhất 23 tiếng, có máy thì 24 tiếng, bệnh nhân gần như là phải thức cả đêm để xạ trị thì đấy là một cái khó khăn và nếu mà để đáp ứng được cái nguồn bệnh nhân xạ trị như hiện tại thì chúng tôi phải cần mười cái máy nữa thì mới đáp ứng được.

Chúng tôi vẫn mong muốn là khi mà chuyển sang Nghị định 60 thì nó cũng tương đồng với Nghị định 33 ở cái mức mà được đầu tư, Nhà nước đầu tư thì rất dễ cho chúng tôi trong thời gian trước mắt ít nhất là 3 – 5 năm nữa. Sau đó chúng tôi chuyển sang một hình thức tự chủ, toàn diện thì nó cũng vừa đẹp.

PGS.TS. Đào Xuân Cơ: Trong Nghị quyết 33 của Chính phủ về tự chủ toàn diện thì có quy định là được tự chủ về giá. Nhưng mà bây giờ luật về giá chúng ta chưa có, chưa xong mà tự chủ về giá thì bây giờ chúng ta vẫn là đơn vị công lập, nghĩa là chúng ta phải tuân thủ những quy định về bệnh viện công lập phục vụ an sinh xã hội chứ chúng ta không thể nâng giá lên để mà thu được.

Nhưng bây giờ phải phân tích một chút nữa là tại sao những năm 2019 trở về trước Bệnh viện Bạch Mai không khó khăn về giá, nó có cái khía cạnh như thế này, tức là trước đây chúng tôi bệnh viện thực hiện cái liên doanh - liên kết thì việc liên doanh - liên kết thì bản chất là chúng ta và chúng ta thu được giá là giá của bên anh liên kết thì cái này là những cái mà khi kiểm tra thì nó sẽ vướng vì không có các cái văn bản pháp quy về cái việc mà thu giá liên doanh - liên kết là chưa rõ ràng. Do vậy là khi mà làm rất dễ vướng và rất dễ sai phạm.

Chúng ta bây giờ mà tự chủ bệnh viện toàn diện thì chắc chắn là phải xã hội hóa. Trong đó các cái vấn đề về liên doanh - liên kết, thuê tài chính, thuê địa điểm, thuê máy móc, thiết bị y tế thì phải có những văn bản pháp quy hết sức chặt chẽ để có hành lang pháp lý chuẩn làm, chứ nếu chúng ta chưa có hành lang pháp lý, cái khó nhất bây giờ tự chủ toàn diện thành viên không phải là bệnh viện ngại làm, không dám làm mà vấn đề là chưa có văn bản pháp quy, chưa có cái các cái cơ chế chính sách rõ ràng để mà hoạt động thì nếu là chúng ta rất dễ vướng vào những cái sai phạm ấy và đây là cái điều kiện tiên quyết để mà thực hiện.

Thưa Giáo sư Nguyễn Anh Trí, là người đã từng nhiều năm trực tiếp quản lý bệnh viện, vậy quan điểm của ông về vấn đề tự chủ toàn diện của khối bệnh viện công lập như thế nào, nhất là các bệnh viện tuyến cuối. Làm như thế nào để có thể tự chủ cho đúng, cho nhân văn?

GS.TS, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí: Một người làm quản lý người ta cần nhất là cần cơ chế, cần cơ chế nhiều hơn cần tiền. Tiền thì cùng lắm Bộ Y tế có quỹ về Viện huyết học thì một năm cho độ hai mươi tỷ lên đến độ ba mươi tỷ là cùng. Mà chúng tôi cần hàng trăm tỷ, vài trăm tỷ mỗi năm. Cho nên là sau đó thì chúng tôi nghiên cứu rất kỹ và xin phép được làm tự chủ. Nhưng nhớ là lúc ấy là làm tự chủ một phần độ khoảng độ vài ba năm sau thì chúng tôi xin làm tự chủ gọi là toàn thân, tự chủ chi thường xuyên đấy. Dừng ở cái mức đấy và chúng tôi không gặp khó khăn gì nhiều lắm.

Vừa rồi anh Quảng có nói tôi cũng đồng ý, chúng tôi không gặp khó khăn và chúng tôi duy trì gần 10 năm như thế và sau khi tôi kết thúc Viện trưởng thì đồng chí Viện trưởng tiếp kế cận cũng tiếp tục làm theo. Nó tương ứng cái mức hai là tự chủ chi thường xuyên của Nghị định 60.

GS.TS, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.
GS.TS, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương.

Tôi cho rằng cái chủ trương tự chủ là rất cần thiết, rất quan trọng đấy. Bây giờ chúng ta chuyển qua ý thứ hai là tự chủ ở mức nào?

Tôi cho rằng, nếu mà làm theo Nghị định 60 thì nên là mức hai, mức ba thôi, không có cái mức thứ nhất, tức là gọi là tự chủ toàn diện từ chỗ bao gồm kể cả đầu tư là cái mức thứ nhất. Đấy là không nên.

Vì mấy lý do sau:

Thứ nhất hệ thống sau khi có Nghị quyết 33 xong ý thì nó đề cập đến một loạt các hệ thống văn bản pháp quy để phục vụ cho việc đó chưa có, chưa hoàn thiện.

Thứ hai là tự chủ là một chủ trương rất đúng, một cái cơ chế rất hay nhưng tự chủ đến đâu chứ nếu mà tự chú quá mức là vô tình mình tư nhân hóa các bệnh viện mà cái này là sai cái định hướng xã hội chủ nghĩa, sai cái đường lối, chủ trương của Đảng.

Tôi không ủng hộ cái việc là tự chủ đến mức cao nhất, nhiều nhất vì nó sai cái định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta.

Tóm gọn lại: cái thứ nhất là các văn bản pháp quy để mà tháo gỡ là chưa có và rất nguy cơ, nếu làm là bị sai. Cái thứ hai nói thật là cái đợt dịch Covid rất nặng mà Bệnh viện Bạch Mai cũng bị phong tỏa đấy chứ. Thứ ba nữa là một loạt các Giám đốc, có một bệnh viện nào cả hai Giám đốc vướng vào vòng lao lý cơ chứ. Nên ba lý do đó khiến họ không thể làm được tự chủ.

Tôi xin nói luôn là tôi không ủng hộ việc Bệnh viện Bạch Mai và kể cả Bệnh viện K trong việc làm tự chủ toàn diện theo cái Nghị quyết 33. Tôi ủng hộ và đề nghị nhanh chóng quay trở lại làm tự chủ ở mức hai hoặc mức ba nhưng tốt nhất là ở mức hai là tương ứng với điều trong Nghị định 60.

Còn ý kiến của ông Bùi Sĩ Lợi thì sao ạ? Thưa ông, trên góc độ là người đã từng nhiều năm theo dõi ngành y, ông có nhận định như thế nào về nguyên nhân mà các bệnh viện xin dừng tự chủ toàn diện trong thời gian vừa rồi và quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

TS.Bùi Sỹ Lợi: Tôi không ủng hộ cái chuyện tự chủ hoàn toàn, đúng như Giáo sư Trí chắc là cũng nghe tôi phát biểu và cũng đồng tình với tôi vấn đề này. Thế thì tôi nói là tại sao chưa tự chủ toàn phần được thì tôi phải nói toàn diện có ba vấn đề:

Vấn đề đầu tiên là thể chế, thể chế của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu để người ta tự chủ toàn phần.

Vấn đề thứ hai là tổ chức thực hiện có vấn đề, tôi phải nói thêm một cái điểm như vậy và cái cuối cùng có tính chất rất quyết định đó là vấn đề cơ chế giá.

TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Có bốn cái loại hình tự chủ về tài chính: cái loại đầu tiên tức là anh phải tự chủ toàn diện toàn phần được là vì anh tự chủ cả về đầu tư, xây dựng cơ bản nhưng mà rõ ràng bây giờ các bệnh viện của chúng ta làm sao đủ năng lực về mặt tài chính để chúng ta làm vấn đề này. Mà giá của chúng ta lại chưa tính đúng, tính đủ.

Đây là một vấn đề theo tôi là chúng ta phải tính toán rất là kỹ và tôi phải nói thật rằng là khi mà có chủ trương đề nghị bốn bệnh viện tự chủ toàn phần là tôi đã phát biểu rồi và đến khi nghe chuyện là PGS. Cơ và GS. Quảng xin chuyển từ tự chủ loại một sang loại hai thì tôi thấy là hai ông này có lẽ các ông nhận thức ra và các ông biết và điều này là tôi hoàn toàn ủng hộ.

Qua kinh nghiệm giám sát nhiều năm đối với ngành y tế thì tôi cho rằng, chưa có một cơ sở y tế nào kể cả tuyến trên và tuyến cuối có đủ điều kiện để làm tự chủ toàn phần.

Tôi phải nói một câu cuối cùng là thế này: hai Bệnh viện Bạch Mai và K chúng ta phải lưu ý rằng đây là bệnh viện tuyến cuối cùng rồi, còn những bệnh viện ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu là dứt khoát Nhà nước phải đầu tư.

Tôi giám sát rất nhiều và tôi rất buồn là hệ thống y tế cơ sở của chúng ta một số bệnh viện tuyến xã và tuyến huyện vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiếu số còn rất khó khăn. Và ở trên ấy thì có ba cái điểm chúng ta phải lưu ý: 

Một là chúng ta phải đầu tư để chúng ta hiện đại hóa công nghệ đây là cái tuyến cuối cùng chăm sóc những bệnh khó khăn, gian khổ nhất và đòi hỏi kỹ thuật nhiều nhất và cái quan trọng nữa đó là phải được đầu tư công nghệ hiện đại. Điều đó rất là quan trọng. Vấn đề thứ hai là bệnh viện tuyến cuối cùng có một cái nhiệm vụ hết sức quan trọng là chuyển giao công nghệ kỹ thuật hiện đại cho các tuyến trên và vấn đề thứ ba cuối cùng là phải đảm bảo an sinh xã hội lên đến tuyến cuối cùng.

Cái vướng mắc về quy định, về cơ chế là cái vướng mắc nổi trội và cần phải được tháo gỡ ngay, thậm chí là như ông Nguyễn Anh Trí có nói là cần có cơ chế hơn cả tiền. Vậy một người mà nhiều năm công tác trong ngành, trong pháp chế của ngành y thì thưa ông Nguyễn Huy Quang, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

TS.Nguyễn Huy Quang: Có thể nói rằng trong mấy ngày vừa qua báo chí cũng đặt ra rất nhiều câu hỏi về vấn đề tự chủ nhưng mà bản thân chúng ta cũng chưa hiểu là cái tự chủ bệnh viện, đấy là tự chủ toàn diện, tự chủ về chi thường xuyên, tự chủ về một phần hay là Nhà nước chi cho các bậc, đơn vị công lập thì nó cũng không rõ. Và điều đó cho thấy là cái vấn đề tự chủ, mặc dù đã được Đảng và Nhà nước ta có các quy định mặt quan điểm là cũng rất rõ ràng, cái tự chủ tài chính thật ra nó là một cái nhu cầu tất yếu trong cái quá trình vận động và phát triển của xã hội và trong quá trình vận động phát triển của các cái đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và của các đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành y tế nói riêng, đặc biệt là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nhưng mà tự chủ bệnh viện thì nó phải bảo đảm trên cái cơ sở là công bằng trong chăm sóc sức khỏe, tức là tiền túi của người dân là phải bỏ ra nó ít đi và cái ngân sách của Nhà nước phải tập trung nhiều hơn.

Cái thứ hai là cái chất lượng không chỉ chữa bệnh, cái khả năng tiếp cận của người bệnh đối với các dịch vụ y tế ngày càng tốt hơn với chất lượng cao hơn và giá cả dịch vụ nó vừa phải.

Cái vấn đề thứ ba, anh tự chủ gì thì tự chủ nhưng mà vẫn phải bảo đảm đây là đơn vị sự nghiệp công lập, tức là thực hiện cái chính sách an sinh về mặt xã hội và tiền, an sinh xã hội như vậy rồi thì tôi cho đây chính là cái bộ mặt của chế độ ta, tức là làm thế nào đấy người dân là phải được bảo đảm về cái chính sách an sinh xã hội.

Thế thì tôi muốn nói là các vị vừa rồi đều có phát biểu là chúng ta vướng mắc về cái cơ chế, thế nhưng mà lâu nay thì ngay bản thân báo chí đăng cũng bị lẫn.

Cho nên tôi cũng phải nhắc lại một chút, tức là cái Nghị định 43 là Nghị định đầu tiên về xã hội hóa công tác y tế, trong đó có cái tự chủ chỉ chia ra là có ba loại, một loại là tự chủ về chi thường xuyên các cái hoạt động. Cái thứ hai là cái đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần của chi thường xuyên và cái thứ ba là ngân sách Nhà nước phải chi trả trước.

Tức là cái Nghị định 43 không có cái quy định về cái tự chủ một cách toàn diện, trong đó có cả cái chi đầu tư. Thế nhưng mà sau đó chính vì lý do đó thì chúng ta mới làm cái mức tính điểm là để có cái chi thường xuyên, trong đó có tự chủ toàn diện, có cả chi đầu tư, thế thì vào đấy thì nó có gì. Nghị quyết 33 thì ban hành từ năm 2019. Vừa rồi anh Quảng có nói về cái dẫn của cái Nghị định 60 cũng là vấn đề liên quan đến tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập nhưng mà cái Nghị định 60 đấy là ban hành năm 2021, tức là trong quá trình chúng ta chưa thực hiện xong thí điểm tự chủ của Bệnh viện Bạch Mai nên người ta mới tiếp tục chứ không phải là Nghị định 60 là ấn định Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K là sau cái tự chủ thí điểm này là phải chuyển ngay sang, tức là tự chủ một cách toàn diện, kể cả chi thường xuyên và chi đầu tư.

Tôi muốn nhấn mạnh như vậy để chúng ta nắm thêm và hiểu một cái nữa là trong cái tự chủ này là chúng ta không chỉ có một cái tự chủ về mặt tài chính, đầu tiên là tự chủ về các cái hoạt động chuyên môn. Cái thứ hai là tự chủ về tổ chức cán bộ. Cái thứ ba là tự chủ về đầu tư, mua sắm và quản lý tài sản và cái thứ tư là liên quan đến tự chủ về cái giá dịch vụ khám, chữa bệnh và tự chủ về tiền lương và mức độ cung cấp.

Thế thì bây giờ chúng ta đang nói về cái vướng mắc về mặt thể chế và người ta vẫn nói là nếu như không cẩn thận mà chúng ta cứ thực hiện thì chúng ta sẽ bước vào phải cái “bãi mìn” về thể chế. Bởi vì là rất nhiều các cái quy định mà nếu như chúng ta không có sự viện dẫn một cách nó cụ thể một cách chi tiết và các cái nội dung của nó, nội hàm của các văn bản này thì chúng ta rất dễ mắc là chúng ta tưởng như văn bản này nó đã có rồi nhưng mà thật ra nó lại không giải quyết vấn đề đó.

Tôi dẫn ra một số điểm, tức là chúng ta nói là tự chủ về cái hoạt động chuyên môn, tức là ví dụ như là bây giờ tự chủ của bệnh viện, ca của mình là Bạch Mai là khi mà chúng ta biết là họ được tăng quy mô giường bệnh, được mở rộng thêm các khoa, phòng được tăng các cái dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nhưng mà cái lượt khám và chữa bệnh người ta lại đè vào đây rồi. Bởi vì Nghị quyết của Chính phủ chỉ là Nghị quyết thôi, chúng ta vẫn phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Thế bây giờ anh muốn làm anh không thể tự làm được mà anh phải điều chỉnh trong cái giấy phép hoạt động với quy mô giường bệnh của anh là bao nhiêu. Cái vấn đề anh thêm được qua phòng nào và khoa phòng đấy nó tương ứng với cơ sở vật chất, về trang thiết bị, về nhân lực, về các quy trình, về danh mục kỹ thuật, giá trị của các bạn, cho tất cả các loại đấy, nó phải có đồng bộ. Nhưng mà chúng ta muốn tự chủ mà nó vướng ngay ở chỗ đấy, mà hiện nay chúng ta vẫn nói nhưng không giải quyết được cái vấn đề về tự chủ, về tổ chức cán bộ.

Ở đây chúng ta cứ nói là chúng ta đã có Nghị định 120 quy định về đơn vị, về thành lập rồi là giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các bệnh viện và trong đó nó có quy định là đối với lại các bệnh viện tự chủ về chi thường xuyên và tự chủ về tài chính đầu tư thì toàn bộ cái đó thì nó phải có Hội đồng quản lý. Thế nhưng mà người ta chỉ nói với Hội đồng quản lý đấy, thành phần của Hội đồng quản lý nhưng người ta lại không nói cái mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý đấy với Giám đốc bệnh viện, với Ban Đảng ủy của bệnh viện, với Ban kiểm soát, tức là toàn bộ các cái mối tơ vò đấy và ai là đầu mối để quan hệ với các cơ quan chức năng, trong đó của Bộ Y tế và các cơ quan đóng trên địa bàn.

Cái nữa là cái Ban kiểm soát đấy nó có độc lập hay không độc lập, cái tính độc lập tương đối của nó như thế nào để nó chi phối các cái hoạt động của cái Hội đồng quản lý và Ban Giám đốc. Trưa nay tôi đọc. chiều nay tôi cũng đọc và tôi chưa thấy nó có một cái quy định nào. Bây giờ cái bệnh viện đấy, ai là người mà đại diện theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm hoàn toàn các mặt hoạt động, kể cả các cái đầu tư mua sắm tài sản, nhân lực, các vi phạm pháp luật đó thì ai là người chịu trách nhiệm? Ông Chủ tịch Hội đồng quản lý hay là ông Giám đốc bệnh viện là chúng ta vẫn chưa có. Thế thì ở đây tôi đang nói muốn nói về cái vấn đề về tự chủ, về tổ chức, cán bộ và nhân lực là như vậy. Thế nhưng chúng ta lại nói rằng là chúng ta đã có Nghị định 120, chúng ta đã có Nghị định 115 về cái tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Chúng ta cũng có cái Nghị định 106, tức là quy định liên quan đến vị trí làm việc. Thế nhưng những cái đấy lại không ăn nhập gì với cái bệnh viện tự chủ và đặc biệt là bệnh viện tự chủ toàn diện. Vấn đề nữa là liên quan đến đầu tư mua sắm và quản lý tài sản. Thế bây giờ đầu tư mua sắm và quản lý tài sản thì liên quan đến Luật quản lý tài sản công, trong đó nó có liên doanh - liên kết, kể cả cái việc là tài trợ, viện trợ cho bệnh viện.

Thế còn liên quan đến cái tiền lương và cái giá trị của các bệnh như vậy thì tiền lương của mình là nó theo thang bảng lương. Thế nhưng đến khi theo bảng lương rồi thì ông có muốn tự chủ, kể cả nhóm hai, nhóm ba thì ông cũng vẫn phải theo cái thang, bằng lương?

Thế và nếu như trong cái bệnh viện như của anh Tư, anh Quảng ấy mà được rồi, tính điểm là được, có cái riêng, thu nhập tăng thêm thì ông được quyền nới ra. Thế nhưng mà vấn đề thu nhập tăng thêm nó không có, cho nên là mang tiếng thế thôi. Nhưng mà thật ra bệnh viện của anh Tư bên cạnh cái lương cơ bản. Ví dụ một bác sĩ ra trường độ 4.000.000 - 5.000.000 triệu hay 3.000.000 - 4.000.000 triệu nhưng mà mức độ tăng thêm của chỗ anh Cơ chỉ được 6.000.000 triệu một tháng thôi, tức là có khoảng độ một chục triệu. Trong khi đó chỉ cần ra phòng khám bên ngoài là 40.000.000 - 50.000.000 đồng rồi, cái chỗ anh Quảng chỉ được có 5.200.000 đồng chứ cũng không được nhiều. Cho nên là cái vấn đề về tiền lương ấy mà lẽ ra nên đã gọi là viên chức thì theo Luật viên chức là đây là dạng cái chức danh, có cái nghề nghiệp được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Quy định mức lương như vậy nhưng mà cái nguồn gốc trả tiền lương lại là tự do, cái tự chủ để chúng ta trả như vậy. Đây cũng là một vấn đề liên quan đến an sinh xã hội đấy chứ không phải là không đâu nhưng cũng là một vấn đề để chúng ta có cái suy nghĩ.

Vâng, cũng có một ý kiến như thế này. Có nghĩa là nếu như người ta cũng đặt vấn đề ngược lại là nếu như quá thận trọng thì một số nhận định cho rằng là làn ranh giữa đúng và sai trong việc thực hiện tự chủ bệnh viện là rất là mong manh và một số người cũng vì cái làn ranh này và vì quá thận trọng, quá cứng nhắc nên rất là e ngại, không dám làm cho nên là không thực hiện được. Vậy thì quan điểm của các vị khách mời ra sao? Có lẽ về vấn đề này xin được mời ông Nguyễn Anh Trí.

GS.TS, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí: Cá nhân tôi cho rằng cái ý kiến ấy là đúng, cái làn ranh giữa đúng và sai là nó rất mơ hồ và rất dễ là sai, dễ vướng vào cái “bãi mìn” của cơ chế. Nhưng cần lưu ý cơ bản nhất là ở cái nhóm tự chủ thứ nhất, tức là từ tự chủ toàn diện mà tự chủ theo Nghị quyết 33 thì mới bị vướng nhiều. Với Nghị định 43 tôi đã làm cả chục năm nay rồi và làm tiếp 5 năm rồi vẫn cứ tốt và tôi cam đoan là nhiều bênh viện hiện nay vẫn làm được.

Như vậy ở cái mức tự chủ thứ hai của Nghị định 60 và thứ ba thì không vướng nhiều lắm, có chăng là rồi đây nên mở thêm cho người ta về để người ta tự chủ nhiều hơn về tài chính và tự chủ về công nghệ.

PGS.TS. Đào Xuân Cơ: Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Giáo sư Nguyễn Anh Trí thì có lẽ là hơn 15 năm qua thì chúng ta đã vào đây, hầu hết các bệnh viện đã và đang thực hiện theo Nghị định 43 của Chính phủ thì chúng tôi vẫn cứ mong muốn là cái Nghị định 43 ấy chỉ cần chỉnh sửa một chút là hoàn thiện. Ví dụ chúng ta chỉnh sửa trong cái vấn đề cho tự chủ, cho các bệnh viện thêm một số các cái quyền. Đấy là một điều thứ nhất. Thứ hai nữa là gì chúng ta chỉnh lý, bổ sung các cái điều khoản, những cái thông tư về mua sắm, về liên doanh - liên kết. Tất cả những cái về mua sắm, về đấu thầu, cập nhật vào văn bản gốc quy nó chưa ổn, nó chưa chuẩn thì bây giờ chúng ta biết văn bản pháp quy là do chúng ta xây dựng thì giờ chúng ta chuẩn hóa, cập nhật lại thì là sẽ là sẽ thuận lợi, chứ còn lại là tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Giáo sư Anh Trí cũng như là của bác Lợi.

Cái mà chúng ta tự chủ toàn diện theo nhóm một của Nghị định 60 là vô hình chung, chúng ta rất dễ đẩy bệnh viện đến cái tư nhân hóa, tư nhân hóa, tư nhân hóa bệnh viện công. Thế mà bây giờ chúng ta cho tự chủ toàn diện đấy và trong đó có một cái mục tôi biết tự chủ toàn diện lại có một cái ý nữa là tự chủ về giá. Cái này hết sức là phải hết sức thận trọng, hết sức cân nhắc, tự chủ chứ không phải là tự chi. Do vậy, cái này là hết sức cân nhắc và tôi nghĩ là mức độ tự chủ chi thường xuyên là vừa phải.

TS.Bùi Sỹ Lợi: Tôi thì tôi cũng đồng tình với ý kiến đó nhưng mà tôi phải nói một câu nữa là chúng ta hiểu chưa đúng: tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng không được tự làm. Đấy là vấn đề nguy hiểm, nó liên quan vấn đề thể chế, tôi nói thật như thế mà tôi nói là bệnh viện công và hệ thống chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Đây là định hướng xã hội chủ nghĩa, tôi vẫn nói một cái câu cuối cùng là như vậy và đây chính là nền tảng để chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Chúng ta rất lưu ý điều đó.

Vậy thưa hai Giám đốc bệnh viện, các ông cần cái sự hỗ trợ như thế nào để bệnh viện có thể phục hồi, phát triển nhằm phục vụ cho người dân tốt hơn với vai trò là bệnh viện tuyến cuối ạ?

GS.TS. Lê Văn Quảng: Tôi đã phân tích rồi đấy thì chúng tôi cũng cần Nhà nước đầu tư trong cái thời gian trước mắt khoảng 3 đến 5 năm, khi mà chúng tôi có đủ máy móc và có được tích lũy rồi thì lúc đấy chúng tôi xin tự chủ theo nhóm một của Nghị định 60, thì nó sẽ đỡ vất vả cho bệnh viện và nó cũng sẽ đảm bảo được cái an sinh xã hội tốt hơn.

PGS.TS. Đào Xuân Cơ: Tôi thì tôi thì tôi phải nói luôn là cái quan điểm của tôi rất là rõ ràng, thứ nhất là Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến cuối là bệnh viện công lập tuyến cuối. Đây là cái cơ sở y tế mà thực hiện các cái ba, cái nhiệm vụ mà hết sức quan trọng trong vấn đề hệ thống chăm sóc sức khỏe. Đó là bệnh viện hạt nhân thì tôi rất là mong muốn là bệnh viện, dù tự chủ ở thế nào đi chăng nữa thì vẫn phải là bệnh viện công lập của dân và cần được sự hỗ trợ chung tay chung.

Thứ nhất từ Chính phủ, từ Bộ Y tế và từ các thậm chí là hỗ trợ từ các doanh nghiệp, từ các nhà hảo tâm để xây dựng một cái bệnh viện đầy đủ điều kiện cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực tốt để phục vụ chăm sóc cho người dân đến đảm bảo an sinh xã hội. Thế thì với Bệnh viện Bạch Mai thì tôi hoàn toàn đề nghị là bệnh viện này chỉ là nhóm hai, chỉ là tự chủ nhóm, dù chỉ có năm mười năm nữa hay bao nhiêu năm nữa thì với thể chế của chúng ta, chế độ của chúng ta thì tôi cũng đề nghị là bệnh viện tự chủ, nhóm hai là hợp lý.

GS.TS. Lê Văn Quảng: Bệnh viện K thì đặc thù là bệnh nhân cũng nghèo. Cái thứ hai là phải điều trị lâu dài. Vâng, nếu mà tự chủ mà phải cái giá mà mình xây dựng, giá theo giá dịch vụ thì đúng là phải chi trả một cái nguồn rất là lớn. Ví dụ gãy chân thì vào mổ xong rồi xong nhưng ung thư nó phải đeo đẳng với bác sĩ ít nhất là 5 năm.

Thưa Giáo sư Nguyễn Anh Trí, ông cũng từng là Giám đốc của một bệnh viện lớn và hiện tại thì cũng đang tiếp tục theo dõi công tác trong lĩnh vực y khoa thì đối với hai đề xuất của ông Cơ và ông Lê Văn Quảng thì ông nghĩ như thế nào ạ? Theo ông thì những cái đề xuất vừa rồi của hai lãnh đạo bệnh viện có hợp lý hay không?

GS.TS, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí: Tôi phải khẳng định luôn là hiện tại các bệnh viện công đã làm được tự chủ nhưng nhớ nó khác biệt nhất là người ta mới làm tự chủ nhóm hai hoặc nhóm ba, tức là tự chủ toàn phần hoặc là tự chủ một phần, cái đó là cái quan trọng nhất, tức là tương ứng với nhóm hai hoặc nhóm ba của Nghị định 60, thì cái đó là cái rất quan trọng và họ đang làm.

Tôi có đề nghị chính thức như này: tất cả các bệnh viện nếu có làm tự chủ thì chỉ nhóm hai và nhóm ba thôi, không làm nhóm một và cái câu chuyện nhóm một ấy có lẽ đến đây phải chấm dứt. Vì sao các bệnh viện công đang bị tư nhân hóa trở thành một cái bệnh viện để mà làm dịch vụ để kiếm tiền? Không làm tự chủ theo Nghị quyết 33 nữa, nhưng mà còn lại thêm một tí nữa là làm tự chủ của nhóm hai, nhóm ba đấy chủ yếu là các bệnh viện tuyến tỉnh hoặc một số tuyến huyện.

Còn có một đề xuất nữa, vì nếu không là vì tôi qua tiếp xúc thì tôi biết là: nên để cho các bệnh viện tự tính toán và quyết định ở mức nào, mức hai hoặc là mức ba. Bản thân tôi khi làm Viện Trưởng tôi cũng lên trình Bộ Y tế để xin mức mấy chứ không phải là Bộ Y tế ấn về yêu cầu làm mức mấy cả. Nhiều nơi người ta dùng vào chính Nghị định 60 và ép bắt buộc phải làm nhóm một. Thế tôi hỏi vì sao thì họ nói rất thật là bên bộ phận tài chính người ta tính toán thế nào và người ta yêu cầu và làm nhóm một là vì họ tính như vậy. Sau đó tôi đã nghiên cứu cái Nghị đinh đấy thì tôi thấy cái công thức đấy nó vừa quá đơn giản và hai nữa là cái công thức ấy quá mơ hồ. Cho nên mình lắp sâu vào mình, mình cài đặt con số vào theo cách của mình và từ đó làm như thế để được phải đầu tư theo điểm này lại cũng là rất nguy hiểm đấy.

Cái gì mà còn vướng thì chúng ta tháo gỡ nhưng mà điều quan trọng nhất là phải cập nhật những cái quy định mới nhất về giá này, về bảo hiểm y tế này, rồi về đầu tư. Hoặc là thảo vỡ những cái điều mà lâu nay bị vướng. Ví dụ như đặt máy phải xem lại vì đặt máy có sai gì đâu nhưng mà vì chưa chính thức thành luật pháp cho nên không dám đặt được đấy thì tôi thấy Bộ Y tế phải vào cuộc trong cái việc phải thảo gỡ cho người ta. Như vậy là Nghị định 60 tôi cho là vừa mới ra đời nhưng đã bắt đầu cần phải sửa lại.

Bộ Y tế phải vào cuộc, phải đồng hành và có ngay các văn bản của Bộ để tháo gỡ ngay. Tôi lấy ví dụ như tháo gỡ về tài sản, về máy móc, về nhân lực cho họ tuyển mộ như thế nào để nhanh nhất, để mà nhiều nhất, để đủ cán bộ mà làm việc. Chứ cán bộ mà làm việc mà đi suốt đêm để mà làm việc một ngày như thế thì làm sao mà làm việc được nổi. Cái nữa là tài sản máy móc mà nhất là thuộc về tang vật vụ án thì giải quyết đi. Hoặc là như thế nào đó theo đúng pháp luật rồi sau đó có thể là cho vận hành trở lại ngay hoặc là nếu mà không giải quyết được vấn đề thì phải bổ sung thay máy móc, Nhà nước phải ưu tiên kinh phí ngay để tôi nói thật. Giúp ngay cho Bệnh viện Bạch Mai vì bây giờ máy móc chạy là nó phải có thời gian nghỉ chứ. Phải có ngay kinh phí để bổ trợ cho người ta, để người ta làm việc, cứ hô “làm làm làm làm” thế rồi suốt ngày họp như thế này tôi nói thật đến tôi cũng cảm thấy bị kiệt sức.

Thưa ông Bùi Sỹ Lợi, cùng cái vấn đề này thì ông có ý kiến như thế nào? Theo ông là các bệnh viện công lập, nhất là bệnh viện tuyến cuối sẽ tự chủ như thế nào để vừa phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân tốt hơn, vừa bảo đảm vấn đề phúc lợi và an sinh xã hội và những điều tốt đẹp của chế độ và các giải pháp cần phải thực hiện ngay là gì, thưa ông?

TS.Bùi Sỹ Lợi: Đầu tiên là phải nói thế này, chủ trương đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập và tiến đến tự chủ. Đấy là một chủ trương hết sức đúng, đang được khẳng định trong Nghị quyết 19 của Trung ương, nhưng mà nghiên cứu kỹ Nghị quyết 19 của Trung ương là người ta có bước đi, lộ trình, cách thức và điều kiện. Cho nên bây giờ muốn nói là tự chủ ở cái nhóm nào thì cái đầu tiên là phải đủ điều kiện. Đấy là cái thứ nhất là tôi cũng hiểu. Thứ hai nữa là từ cái bệnh viện đó, từ thủ trưởng đơn vị đó anh phải quyết định lấy cái vận mệnh của anh.

Hai vấn đề này là vấn đề cốt lõi cũng như là Lê-nin đã nói rằng “phải để cho người nông dân người ta tự suy nghĩ về cái luống cày chứ anh không ép được” và chúng ta tránh xa một cái quan điểm tư tưởng là tư tưởng chính trị. Anh muốn đi theo cái ý chí chính trị mà anh không nghĩ đến điều kiện là thất bại. Đấy là điểm thứ nhất.

Điểm thứ hai là không phải hôm nay ngồi đây tôi mới nói mà tôi nói hoàn toàn đồng ý Giáo sư Trí cho đến cái thời điểm này không có cái bệnh viện nào, cơ sở, bệnh viện công lập nào của đất nước này từ dưới lên trên mà đủ điều kiện để tự chủ hoàn toàn. Đấy là cái điều khẳng định.

Thứ ba là bây giờ nói đến hai bệnh viện này nói chung để giải quyết những cái tồn tại của hai bệnh viện khi mà chúng bị bộc lộ qua cái đại dịch Covid-19, đại dịch Covid-19 đúng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại. Cho nên tôi cũng rất đồng tình là chúng ta tiếp tục đầu tư, tiếp tục cho các bệnh viện này giữ ở cái mức tự chủ nhóm hai nhưng mà chúng ta sẽ phải đầu tư nhưng mà cũng phải không phải là mãi mãi được, mà khi chúng ta đủ lớn, đủ điều kiện thì tự chủ toàn phần.

Cuối cùng, đây là bệnh viện tuyến cuối và phải có trách nhiệm chuyển giao khoa học kỹ thuật và có trách nhiệm để mà nâng cao năng lực cho đội ngũ bác sĩ của chúng ta và chúng ta phải cố gắng làm sao đó phải đảm bảo được an sinh xã hội. Mong muốn của tôi là như thế.

TS.Nguyễn Huy Quang: Cái đầu tiên ấy mà tôi rất đồng tình với ý kiến của Giáo sư Trí và của Tiến sĩ Lợi, tức là hãy phải để cho các cái bệnh viện người ta tự quyết định xem người ta làm nhóm nào. Bởi vì người ta chịu trách nhiệm trước sức khỏe của người dân và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ Y tế, trước Sở Y tế.

Cái vấn đề thứ hai, đây là một bệnh viện công lập và chúng ta đã có Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương rồi là hệ thống y tế của chúng ta là hệ thống y tế hỗn hợp, công tư, trong đó y tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Cho nên là chúng ta có tự chủ gì thì tự chủ nhưng Nhà nước vẫn phải bảo đảm nguồn ngân sách để chi đầu tư và chi các hoạt động khác trong điều kiện mà các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các bệnh viện người ta không thể tự chủ được, ví dụ như chi tiền lương vừa rồi chống dịch người ta không có tiền để chi thì bây giờ Nhà nước phải bỏ tiền ra để chị thì mới gọi là vai trò chủ đạo của Nhà nước.

Cái vấn đề thứ ba đấy là chúng ta phải tháo gỡ về các cái hệ thống, về mặt thể chế, về mặt thể chế thì tôi sẽ có đề xuất sau. Cái vấn đề thứ ba đấy là chúng ta phải có một cái văn bản hướng dẫn, có thể là một cái Nghị định của Chính phủ chứ tôi nghĩ không phải thông tin của Bộ Y tế hướng dẫn về mặt liên doanh - liên kết như thế nào trên cơ sở cái Luật quản lý tài sản công và có như vậy thì người ta mới rõ ràng đặt máy liên doanh, liên kết như thế nào, có một cái hành lang pháp lý đầy đủ thì mới có thể thực hiện được.

Nếu như chúng ta làm được thì chúng ta thấy không phải đây là một “bãi mìn” về mặt thể chế mà là một con đường thênh thang rộng mở để ch Giám đốc bệnh viện có thể thỏa sức sáng tạo trên cái nền pháp chế đó thì chúng ta mới có thể phát triển bệnh viện một cách bền vững và người được thụ hưởng chính lại là cái người dân và Đảng, Nhà nước. Thực hiện đúng cái chính sách về mặt an sinh xã hội, thực hiện chính sách về nhân văn, nhân đạo mà Đảng, Nhà nước ta đã ghi rõ trong Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương về sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Các chuyên gia khách mời bàn luận sôi nổi tại buổi tọa đàm.
Các chuyên gia khách mời bàn luận sôi nổi tại buổi tọa đàm.

GS.TS, Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí: Tôi hoàn toàn ủng hộ thì ý kiến của hai vị Giám đốc đây là không làm cái tự chủ theo cái Nghị quyết 33 mà chuyển qua làm ở mức hai của Nghị định 60.

GS.TS. Lê Văn Quảng: Qua tính toán thì cũng nghĩ là nhóm hai là phù hợp nhất. Đấy là cái việc thứ nhất. Cái việc thứ hai là như Tiến sĩ Lợi và Quang có nói là đề xuất của bệnh viện cũng là một phần tính theo công thức như thầy Trí nói thì công thức nó cũng có vẻ hơi đơn giản quá, nếu mà áp vào thì cũng có thể là thành nhóm một. Nhưng mà cái thực tế là với một ví dụ thì tính một năm được 150 tỷ, vừa mua đủ một cái máy. Còn về thuế đất của chúng tôi hiện tại đang là 94 tỷ đồng, không biết bên phía anh Cơ là bao nhiêu?

PGS.TS. Đào Xuân Cơ: Vâng, hiện tại bệnh viện Bạch Mai chúng tôi đang có một cái “trát” thuế đất 160 tỷ. Nếu mà phải đóng thuế đắt luôn thì chắc tôi phải báo với anh chị em tạm thời chưa phát lương trong vài tháng tới.

Với thời lượng gần 90 phút của tọa đàm, các chuyên gia, các nhà quản lý đã phân tích, đánh giá, luận bàn và kiến giải khá rõ nét về thực trạng tình hình triển khai tự chủ bệnh viện trên các khía cạnh cả mặt được và những mặt còn hạn chế tồn tại. Đặc biệt là nhiều bài học kinh nghiệm cũng đã được rút ra từ thực tiễn sinh động trong triển khai thực hiện tự chủ của bệnh viện là chủ trương, quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Chúng ta tin tưởng và kỳ vọng rằng với sự chỉ đạo, điều hành rất sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với tinh thần sức khỏe của người dân là trên hết. Trước hết sự vào cuộc tích cực của ngành y tế và các bộ, ngành hữu quan, những mặt tích cực, những kết quả đạt được trong thực hiện tự chủ bệnh viện thời gian qua sẽ tiếp tục được phát huy năng rộng. Những cái vướng mắc, hạn chế của tồn tại sẽ tích cực được các cấp, các ngành tháo gỡ để tự chủ bệnh viện thực sự đi vào sâu thực chất và hiệu quả, đáp ứng được cái mục tiêu về nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân, khám chữa bệnh, bảo đảm đời sống của nhân viên y tế, bảo đảm phúc lợi xã hội trong lĩnh vực y tế đối với các loại hình khám, chữa bệnh và các đối tượng bệnh nhân.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

DNTH: Ngày 13/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã có buổi gặp gỡ báo chí công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024 và chương...

Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ

DNTH: Tháng Mười – tháng của sự yêu thương và tri ân những người phụ nữ – đã trở nên ý nghĩa hơn với những hoạt động đồng hành từ Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm STARMED và nhãn hàng Dr.Wet.

Hệ thống Thế giới sơ sinh nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Cần Thơ

DNTH: Hệ thống Thế giới sơ sinh, với vai trò tiên phong trong lĩnh vực chăm sóc mẹ và bé tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã tổ chức Festival Mẹ Bầu & Em Bé nhân kỷ niệm 15 năm thành lập. Sự kiện không chỉ tri ân khách hàng mà...

Hơn 24,5 nghìn ca mắc mới ung thư vú được phát hiện mỗi năm

DNTH: Theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN 2022), tại Việt Nam có 180.480 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú đã vượt lên trên ung thư gan trở thành bệnh đứng thứ nhất về tỉ lệ mắc mới, với 24.563 ca...

Giới trẻ tặng nhau chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng

DNTH: Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai Nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như "nhân sâm người nghèo", ở quê mọc cao vút

DNTH: Có một loại lá tưởng không ăn được nhưng khi mang đi chế biến theo cách này rất tốt cho sức khỏe, thậm chí phòng ngừa ung thư, tuy nhiên cần ghi nhớ lưu ý khi dùng.

XEM THÊM TIN