TP.HCM: Người dân quận 2 đề xuất nhiều tên mới cho TP.Thủ Đức

09:55 | 06/10/2020

DNTH: Trong hơn 72.100 cử tri quận 2 đi bỏ phiếu, có gần 14.600 cử tri không đồng ý đặt tên thành phố Thủ Đức.

tm-img-alt

Người dân quận 2 đề xuất các tên như thành phố Đông, thành phố Thủ Đức Mới, thành phố Sài Gòn cho thành phố Thủ Đức. (Ảnh: Internet)

Theo kết quả lấy ý kiến cử tri về việc lập đơn vị hành chính mới tại TP.HCM, trong hơn 72.100 cử tri quận 2 đi bỏ phiếu, có gần 14.600 cử tri không đồng ý đặt tên thành phố Thủ Đức cho đơn vị hành chính sáp nhập từ quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.

Số cử tri không đồng ý của quận 2 chiếm tỉ lệ 20,34% tổng số cử tri trên toàn quận 2, cao nhất trong ba quận (quận 9: 3,19%, quận Thủ Đức: 1,15%).

Thông tin từ UBND quận 2 cho biết, có 194 cử tri có ý kiến khác về tên gọi cho đơn vị hành chính mới. Những tên gọi khác được người dân đề xuất nhiều là: thành phố Đông, thành phố Thủ Đức Mới, thành phố Sài Gòn...

Bà con phường An Phú đề xuất các tên như thành phố Thủ Thiêm, thành phố Sài Gòn Gia Định hoặc thành phố Đông Sài Gòn…

Như vậy, tổng ba quận có hơn 400.00 cử tri cho ý kiến thì có hơn 21.300 cử tri không đồng ý với tên gọi thành phố Thủ Đức, hơn 1.800 ý kiến khác cho tên gọi của đơn vị hành chính mới.

Tên gọi Thủ Đức bắt nguồn từ tên hiệu "Thủ Đức" của ông Tạ Dương Minh – người có công lao với vùng đất này trong giai đoạn 1679-1725. Trải qua nhiều lần tách nhập, sau 1975 huyện Thủ Đức bao gồm cả quận 2 và 9, đến năm 1997 mới thành 3 quận như bây giờ, theo Nghị quyết 03 của Chính phủ.

Tại hội nghị Thành ủy lần 43 hôm 25/7, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, tên gọi thành phố mới sẽ được thống nhất sau khi đề án được Quốc hội thông qua. Trong thời gian chờ đợi, thành phố tạm lấy tên là thành phố Thủ Đức.

Theo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đã được Bộ Nội vụ thống nhất, ba quận 2, 9 và Thủ Đức sẽ sáp nhập, hình thành nên thành phố trực thuộc TP.HCM, dù 3 quận này không thuộc diện sắp xếp theo Nghị quyết 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thành phố Thủ Đức sau khi sáp nhập rộng gần 212 km2, hơn một triệu người, kỳ vọng trở thành khu vực dẫn dắt kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển TP.HCM và Đông Nam Bộ.

Nhật Hạ

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội

DNTH: Tại kỳ họp thứ 20, HĐND TP. Hà Nội sẽ dành một ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, trong đó phiên chất vấn sẽ tập trung vào 2 nhóm nội dung là ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.

Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024

DNTH: Năm 2024, đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt khó của toàn hệ thống chính trị và Nhân dân cùng cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang vẫn phục...

Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025

DNTH: Công an TP Hà Nội sẽ thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trật tự trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội

DNTH: Đề xuất triển khai gói ưu đãi 100.000 tỷ đồng cho vay nhà xã hội từ nguồn vốn trái phiếu, áp dụng trong 5 năm là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng đưa ra tại Dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển...

Sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi công việc cho dân làng nghề Mẫn Xá

DNTH: Những ngày qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Bắc Ninh về xử lý ô nhiễm môi trường tại làng nghề Mẫn Xã, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, hoạt động sản xuất của làng nghề này đã dừng. Việc tháo dỡ các xưởng...

Hà Nội: Cận cảnh vị trí xây nhà hát Opera 10.000 tỷ đồng

DNTH: Theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An (quận Tây Hồ) vừa được vừa phê duyệt, Nhà hát Opera Hà Nội khoảng 10.000 tỷ đồng sẽ là một dự án trọng điểm nâng tầm vị thế thủ đô.

XEM THÊM TIN