“Trả góp là mang nợ”: Nhầm lẫn khiến người Việt không dám tận hưởng cuộc sống
10:34 | 29/05/2020
DNTH: Mua nhà, xe khi mới tích lũy được 30% giá trị tài sản và trả góp dần hay để dành đủ tiền mới “mua một cục”? Đây là câu hỏi làm đau đầu rất nhiều người, nhưng trên thực tế lại không hề khó trả lời.
Tổng tài sản không đổi, nhưng trải nghiệm bị bỏ lỡ
Mặc dù đã "găm" đủ kiến thức phòng thân để không bị sốc văn hóa, nhưng sau khi đặt chân đến xứ cờ hoa năm 2019, anh Nguyễn Ngọc Tuấn, COO một công ty truyền thông có trụ sở tại San Jose vẫn không khỏi "mắt chữ O mồm chữ A" trước tư duy tiêu dùng của người Mỹ.
Theo anh Tuấn, người Mỹ không có tư duy trả tiền "1 cục" khi mua sắm như người Việt. Từ những tài sản lớn như ngôi nhà, xe ô tô đến những vật dụng hay dịch vụ hàng ngày họ đều sẵn sàng sử dụng trước, trả tiền sau.
"Không trả góp không phải là người Mỹ. Anh bạn đồng nghiệp tôi nhổ răng cũng trả góp", anh Tuấn kể về những điều mà nếu không trực tiếp chứng kiến nhiều người khó mà tin được.
Theo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), tính đến tháng 2/2020, tổng nợ tiêu dùng nước này lên tới 4.225 tỷ USD, không bao gồm các khoản thế chấp. Thậm chí, Mỹ còn không khuyến khích người dân tiết kiệm nhằm thúc đẩy tiêu dùng và ổn định tăng trưởng kinh tế.
Giải thích về điều này, chuyên gia tài chính Markus Rodham viết trên Nhật báo phố Wall: "Mua trước hay mua sau thì tổng tài sản của bạn vẫn không đổi, chỉ có trải nghiệm tiện nghi trong cuộc sống lại bị bỏ lỡ suốt mấy năm bạn bỏ lợn từng đồng".
"Người Mỹ có châm ngôn, tiền là thứ để tiêu và hãy dành tiền của ngày mai để tận hưởng cuộc sống hôm nay, nhất là khi họ còn trẻ", anh Tuấn chia sẻ về khám phá thú vị liên quan đến quan niệm sống của người dân xứ cờ hoa.
Quan niệm "tận hưởng trước, trả tiền sau" cũng rất phổ biến ở châu Âu. Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, tín dụng tiêu dùng tại khu vực đồng Euro đã tăng ở mức chưa từng thấy. Người dân sẵn sàng vay tiền ngân hàng để mua từ vật dụng nhỏ nhất cho tới các tài sản giá trị lớn như nhà hay ô tô, chỉ với điều kiện họ đang có việc làm.
"Tại Tây Ban Nha và Ý, hai nước từng có số người thất nghiệp rất cao, lượng ô tô đăng ký mới tăng vọt tỷ lệ thuận với sự tăng tưởng của tín dụng tiêu dùng", báo cáo của ECB cho biết.
Lý giải về tư duy khác biệt của người dân Âu, Mỹ, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh (giảng viên Học viện Tài chính) cho biết xu hướng vay tiêu dùng đã xuất hiện tại các quốc gia này từ hàng trăm năm nay và đặc biệt nở rộ kể từ sau khi thẻ tín dụng ra đời hồi giữa thế kỷ XX. Đó cũng là thời kỳ các nước này có dân số vàng, tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động lớn. Họ có nhu cầu cao về tiện ích sống và cũng có khả năng và thời gian đủ dài để kiếm tiền trả các khoản vay nợ.
"Bên cạnh dịch vụ tài chính cá nhân ở các nước này vô cùng phát triển giúp người dân dễ dàng vay trả góp để mua nhà, mua xe thì quan điểm hưởng thụ cuộc sống của người tiêu dùng cũng rất rõ ràng. Họ thường chỉ trả 1/3, còn lại 2/3 sẽ trả góp trong nhiều năm, 3 - 5 năm nếu là mua xe, 20 - 30 năm nếu là mua nhà", PGS. Thịnh cho biết.
Sống tiện nghi mà không phải chờ đợi
Tại Việt Nam, những năm gần đây, dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân phát triển khá mạnh. Ngoài thanh toán qua thẻ tín dụng, hình thức tín dụng tiêu dùng rất phổ biến là mua trả góp. Theo các chuyên gia tài chính - ngân hàng, vay trả góp giúp ngày càng nhiều người có cơ hội sở hữu những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống mà không phải chờ đợi đến khi tích lũy đủ tiền, nhất là những sản phẩm giá trị lớn như nhà hay ô tô.
"Hình thức này giúp người dân tối đa hóa việc sử dụng dòng tiền và thu nhập của mình, nhất là các đối tượng trẻ tuổi, có thu nhập trung bình hoặc thấp", ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, nói.
Lấy ví dụ về việc một người mua xe trả góp phục vụ kinh doanh, ông Nguyễn Tú Anh cho rằng tín dụng tiêu dùng không hoàn toàn là tiêu sản mà còn là tài sản lưỡng dụng, vừa phục vụ đời sống, vừa là công cụ giúp tăng thêm thu nhập, cải thiện kinh tế hộ gia đình.
Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, nguyên Chủ nhiệm Khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện Ngân hàng, cho rằng suy nghĩ của những người Việt trẻ bây giờ đã rất tiến bộ, bắt kịp tư duy của phương Tây. Nhiều gia đình sau một thời gian tích lũy đã biết tranh thủ các chính sách ưu đãi vay thêm ngân hàng để mua nhà, mua xe với thời gian trả góp lên tới chục năm hoặc hơn.
Đơn cử, một chương trình mua xe trả góp do hãng xe Việt VinFast và các đối tác ngân hàng "thiết kế" có chính sách ưu đãi "khủng": chỉ cần trả trước 30% giá xe, được hỗ trợ lãi suất 0% trong 2 năm đầu, các năm sau tối đa chỉ 10,5%. Thậm chí, doanh nghiệp còn cam kết "bù tiền chênh lệch" cho khách hàng nếu phần lãi suất vượt 10,5%.
"Dựa trên thu nhập đều đặn và mức lãi suất trả góp chỉ khoảng 10% thì có thể yên tâm tiêu dùng trước và trả nợ dần", TS. Hương phân tích. "Giả sử đã tiết kiệm được một số tiền, nếu không vay thêm để mua thì sau 5 năm hay lâu hơn nữa, số tiền đó sẽ khó còn nguyên giá trị vì lạm phát, trong khi nhà vẫn phải đi thuê, xe thì không có".
Các chuyên gia tài chính cho biết thường nhận được câu hỏi của người dân nhờ tư vấn xem với mức thu nhập bao nhiêu thì có thể vay trả góp mua ô tô hoặc nên mua xe ở phân khúc nào. Khi không được hỗ trợ vay trả góp, họ thường phải "kìm chế" nhu cầu thiết yếu hoặc có mua cũng chỉ dám mua những sản phẩm chất lượng thấp.
"Với chính sách ưu đãi như của hãng xe Việt kể trên thì khách hàng hoàn toàn có cơ hội mua xe xịn trong khi số tiền trả góp hàng tháng chỉ tương đương tiền đi thuê", TS. Hương đánh giá.
Các chuyên gia nhận định tâm lý sống cam chịu, có bao nhiêu dùng bấy nhiêu và sợ mang nợ của người Việt đang dần được xóa bỏ. Dân số trẻ với nhu cầu cao về tiện ích sống, kết hợp với thu nhập ngày một tăng lên sẽ giúp nhiều người Việt Nam tự tin vay tiền mua sắm để sớm được tận hưởng một cuộc sống tiện nghi, trọn vẹn.
"Cơ hội vàng" để sở hữu ô tô: Chỉ từ 4 triệu đồng/tháng
Từ ngày 8/5/2020, VinFast triển khai chương trình "Đổi cũ lấy mới, lên đời xe sang", hỗ trợ các "tín đồ" chuyển sang sử dụng xe VinFast với nhiều ưu đãi "khủng" như: tặng 10 triệu, 30 triệu, 50 triệu đồng lần lượt cho khách đổi xe để mua Fadil, Lux A2.0 hoặc Lux SA2.0; đổi voucher được tặng khi mua nhà Vinhomes để mua xe VinFast, hay gửi xe miễn phí 6 tiếng/lần tại Vincom, Vinhomes trên toàn quốc…
Theo hình thức trả góp, khách hàng chỉ phải trả từ 4 triệu đồng/tháng để sở hữu một chiếc Fadil, 7,5 triệu đồng/tháng khi mua Lux A2.0 hoặc 10,5 triệu đồng/tháng đã có thể "rước" chiếc Lux SA2.0 về nhà. Mức giá ưu đãi trả góp đặc biệt đang áp dụng trong tháng 5 dành cho Lux A2.0 là từ 1,009 tỷ đồng cho Lux A2.0, từ 1,48 tỷ đồng cho Lux SA2.0 và từ 415 triệu đồng cho Fadil.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Vinfast siêu ưu đãi tháng 5 /
- Vinfast giá bao nhiêu /
- Mua Vinfast trả góp /
- sở hữu ô tô /
- tăng trưởng kinh tế /
- ô tô /
- Vinfast /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Gần 100 doanh nghiệp tham gia Triển lãm Thang máy quốc tế Việt Nam 2024
Từ ngày 14 - 16/11, Triển lãm thang máy Quốc tế Việt Nam năm 2024 sẽ được diễn ra tại Trung tâm triển lãm Quốc tế (I.C.E Hanoi) số 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai chuyển giao cho Tập đoàn Mường Thanh
DNTH: Không còn là tin đồn, Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) vừa chính thức chuyển giao cho Tập đoàn Mường Thanh.
Phát hiện sản phẩm xử lý môi trường và thức ăn thuỷ sản của Công ty Phát triển kỹ thuật Châu Âu là hàng giả
DNTH: Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phát hiện nhiều sản phẩm xử lý môi trường, thức ăn thuỷ sản của Công ty TNHH MTV Phát triển kỹ thuật Châu Âu là giả.
Hậu Giang: Phát hiện lô thức ăn hỗn hợp cho heo Thần Nông 107 giả về giá trị sử dụng
DNTH: Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang phát hiện lô Thức ăn hỗn hợp dùng cho heo thịt từ 30 – 60kg Thần Nông 107 của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Thiên Long là giả về giá trị sử dụng, công dụng.
Hải Phòng: Kiểm tra, xử lý nghiêm các cửa hàng xăng dầu không đủ điều kiện kinh doanh
DNTH: Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng Lê Anh Quân vừa có Văn bản chỉ đạo về kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thành phố không đủ điều kiện nhưng vẫn hoạt động.
Buôn bán phân bón giả, một hộ kinh doanh bị phạt 44 triệu đồng
DNTH: Chủ tịch UBND huyện Trà Ôn ký ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 44 triệu đồng đối với hộ kinh doanh 30 bao phân bón giả về giá trị sử dụng, công dụng và vi phạm về nhãn hàng hóa.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...