Trái tim gieo con chữ từ trong bom đạn

12:37 | 19/11/2020

DNTH: Thời chiến tranh bom đạn, có biết bao anh hùng không quản ngày đêm, vượt mọi khó khăn, gian khổ để giữ bình yên cho tổ quốc, và ở đó, vũ khí không chỉ là súng đạn mà còn là những ngòi bút, viên phấn phi thường. Hình ảnh người thầy Hà Ngọc Đào cùng chiếc ba lô đựng đầy sách tiến vào miền Nam để thực hiện ước mơ lý tưởng của mình là một hình ảnh đẹp trong nền giáo dục nước nhà.

Thầy Hà Ngọc Đào chia sẻ về những dấu ấn trong kháng chiến.

Chúng tôi vẫn nhớ trong tập nhật kí trước khi được duyệt đi B giữa năm 1965 của thầy Hà Ngọc Đào từng viết: “Chộn rộn quá. Tin thắng trận trong Nam bay ra càng dồn dập, càng náo nức hơn. Làm sao để nhanh chóng đứng trong hàng ngũ quân giải phóng. Cứ nghĩ đến hình ảnh giải phóng quân đội mũ tai bèo, mặc quân phục, thắt lưng mang lỉnh kỉnh biđông nước, nào võng, nào đạn,…mà rạo rực, sướng rơn cả người”.

Đó là tinh thần của một thanh niên khi ấy vừa tròn đôi mươi, khi đất nước đang đứng lên chống giặc Mỹ ở chiến trường miền Nam. Bao thế thê hệ nối tiếp nhau lên đường chống giặc thì chàng trai Hà Ngọc Đào cũng có tinh thần sục sôi như thế.

Sinh ra trong một gia đình có bố là lão thành cách mạng, chàng trai Hà Ngọc Đào từ nhỏ là một thiếu nhi chăn bò, học ở trường làng, nhận thấy tình hình đất nước và đã xin theo cha tập kết ra Bắc năm 1954 với nguyện vọng được vào Nam chiến đấu và dạy học từ năm 1965.

Đặc biệt nhất với cuộc đời của thầy có lẽ là bức thư bằng máu để gây ấn tượng với Bộ giáo dục và Bộ quốc phòng. Lúc đó thật khó khăn với thiếu niên mới hai mươi tuổi, cũng thương cha mẹ nhưng nặng tình với đất nước, muốn được cống hiến cho tổ quốc. Thầy còn nhịn ăn để tập luyện sức chịu đựng để được vào chiến trường khu B. Thầy Đào từng nói: “Chọn đi chọn lại, cuối cùng mình viết một bức thư bằng máu để gây ấn tượng với hai bộ”.

Thầy Hà Ngọc Đào (bên phải) trong buổi gặp mặt truyền thống giáo viên kháng chiển tỉnh Đắk Lắk.

Sau khi được chọn đi B vào năm 1965, thầy cũng bắt đầu hành trình chiến đấu bằng những chiếc ba lô nhỏ bé nhưng giá trị vô cùng. Ba lô của thầy là thơ Tố Hữu, Truyện Kiều của Nguyễn Du,…hay những cuốn sách , cây bút làm oằn cả vai, trượt dốc nhưng thầy cùng đồng đội không muốn bỏ lại.

Cả một hành trình dài đầy máu và nước mắt của một người thầy giáo có một trái tim vĩ đại, thầy đã về đến Đắk Lắk, tới Ban Tuyên huấn tỉnh (lúc này cơ quan đóng ở H9, huyện Krông Bông). Thầy cùng các thầy cô giáo khác bắt đầu tuyển sinh, lập trường dạy chữ và ước mơ đem con chữ đến vùng đất Tây Nguyên đầy nắng gió đã được hình thành, kiến thiết từ đây với biết bao khó khăn, là những khoảnh khắc mà những người giáo viên tận dụng quả bắp, củ mì bị vướng chất độc do máy bay của giặc rải xuống và cuối cùng cũng bị nôn ra hết và không ăn được; rồi đến làm nương rẫy cùng các học trò; những lần di chuyển nơi học tập vì bị giặc càn quét, cảnh học sinh hy sinh, và cả những đợt đau ốm do sốt rét rừng.

Trong công cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước, ngoài những trận xông pha quên mình trên chiến trường đầy bom đạn, những chiến sĩ ấy cũng là những nhà giáo, vừa chống giặc ngoại xâm, vừa chống giặc đói, giặc dốt cùng đưa đất nước làm nên lịch sử vẻ vang giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sự cống hiến của thầy Đào không dừng lại ở đó, sau năm 1975, thầy Hà Ngọc Đào về giữ chức vụ Trưởng phòng Giáo dục Thị xã Buôn Ma Thuột, đến tháng 6 năm 1976 về Ty giáo dục làm Phó trưởng Ty giáo dục. Đến năm 1993, thầy giữ chức vụ giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk và tới năm 2002 thầy nghỉ hưu.

Tháng 4 năm 2001 đến năm 2005, thầy giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội khuyến học tỉnh Đắk Lắk; từ năm 2005 đến nay, là Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Đắk Lắk; từ năm 2006 đến nay, thầy giữ chức vụ Chủ tịch Hội cựu giáo chức tỉnh.

Xin được mượn một vài câu thơ của tác giả Đinh Văn Nhã để diễn tả sự cao cả của những người thầy năm ấy, trong đó có thầy Đào:

“ Có một nghề cũng có lúc quên thân

Mang con chữ gieo vần nơi heo hút…

Có một nghề cứ mỗi khi thức giấc

Đã nghĩ nặng tình về thế hệ mai sau…”

Những đóng góp ấy của thầy xứng đáng được nhận những thành tích, và là tấm gương tiêu biểu của ngành giáo dục trong thời chiến và cả thời bình.

Thầy đã được nhà nước trao huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng 2, huân chương lao động hạng 3, chiễn sỹ thi đua cấp tỉnh cùng với nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội khuyến học Việt Nam, Hội cựu giáo chức Việt Nam,..

“Thành công lớn nhất của cuộc đời tôi là thực hiện được những ước mơ cháy bỏng - về Nam chiến đấu, xây dựng lý tưởng của cuộc đời mình” – Chia sẻ của thầy Đào. Bây giờ, thầy đang ở tuổi xế chiều, nhưng trái tim đầy yêu thương, đầy sự nhiệt huyết ấy vẫn còn hiện hữu, với những ý tưởng, đóng góp giúp cho các em học sinh của tỉnh có hoàn cảnh khó khăn không bị bỏ dở ước mơ học tập, chắp cánh ước mơ đến trường.

Hình ảnh của thầy mãi là biểu tượng đẹp cho thế hệ nay và mai sau noi gương, tiếp bước truyền thống cha ông, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024

DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...

Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV

DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...

Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’

DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".

Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề

DNTH: Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động...

XEM THÊM TIN