Tràn lan các sản phẩm không rõ nguồn gốc tại các nhà sách lớn tại Hà Nội

14:15 | 30/07/2019

DNTH: Các sản phẩm như đồ chơi, đồ dùng học tập, sữa tắm... không có tem và nhãn bằng tiếng Việt đang được bày bán tại nhà sách Trí Tuệ, Tiến Thọ, Trí Đức.

Nhà sách Trí Tuệ cơ sở tại Giảng Võ. 

Thời gian gần đây, Tòa soạn Pháp luật Plus liên tục nhận được phản ánh thông tin về một số nhà sách trên địa bàn TP Hà Nội ngang nhiên bày bán những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không tem, nhãn...

Để xác thực thông tin đến bạn đọc Phóng viên Pháp luật Plus đã có mặt tại các cơ sở của Nhà sách Trí Tuệ (Công ty CP Sách và Thiết bị Giáo dục Trí Tuệ) như, cạnh trường Đại học Thương mại; số 187 Giảng Võ; số 21 Lê Văn Lương.

Qua khảo sát bằng mắt thường tại tầng 1 các cơ sở của Nhà sách Trí Tuệ, Phóng viên dễ dàng bắt gặp những sản phẩm như đồ chơi trẻ em (bịt mắt nước, quạt pin, gương lược, đồng hồ đeo tay trẻ em...), đồ dùng học tập có ghi các dòng chữ bằng tiếng nước ngoài được bày bán tại các quầy trong nhà sách.

Tuy nhiên, trên các sản phẩm này chỉ được nhà sách dán tên sản phẩm và mức giá mà không hề có thông tin sản phẩm bằng tiếng Việt. Thậm chí, nhiều sản phẩm không có thông tin về nhà phân phối sản phẩm cũng như những cảnh báo về độ tuổi phù hợp sử dụng sản phẩm.

Đồ chơi dành cho trẻ em bày bán tại Nhà sách Trí Tuệ cơ sở Giảng Võ.

Đồ dùng học tập bày bán tại Nhà sách Trí Tuệ cơ sở Hồ Tùng Mậu.

Đồ dùng bỏ túi  bày bán tại Nhà sách Trí Tuệ cơ sở Lê Văn Lương đều không có tem phụ tiếng Việt.

Có mặt tài nhà sách Tiến Thọ (thuộc Công ty cổ phần sách Nhân Dân) địa chỉ tại số 828 đường Láng. Qua ghi nhận nhanh tại tầng 1 cũng có nhiều sản phẩm như: đồ chơi bằng chất dẻo, đồ dùng học tập (bút viết, màu chì)…các sản phẩm này cũng không có nhãn bằng tiếng Việt ghi thông tin sản phẩm. 

Ngoài tên sản phẩm là chất dẻo tổng hợp ra thì người tiêu dùng không thể tìm hiều thêm các thông tin khác về sản phẩm này.

Đồ dùng học tập mà chủ yếu người dùng là lứa tuổi học sinh cũng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khảo sát thêm Nhà sách Trí Đức (thuộc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Văn hóa Việt) có địa chỉ tại số 524 đường Láng cũng xảy ra tình trạng tương tự. Các sản phẩm được bày bán tại nhà sách như: tẩy trang, axeton lau móng tay, cạo lông mày, sữa tắm gội toàn thân trẻ em... đều không có tem và nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Sản phẩm sữa tắm dành cho trẻ em...

A xi tôn...

... nước tẩy trang tại nhà sách Trí Đức.

Điểm chung của những sản phẩm không có nhãn bằng tiếng Việt trên là được bày bán lẫn lộn cùng với các sản phẩm có đầy đủ tem, nhãn phụ bằng tiếng Việt. Ngoài ra, một số sản phẩm khác tại các nhà sách trên có ghi thông tin nhà phân phối sản phẩm, nhưng tuyệt nhiên không dán nhãn ghi thông tin về sản phẩm bằng tiếng Việt.

Những sản phẩm không có nhãn phụ được bày bán lẫn lộn cùng với các sản phẩm có đầy đủ tem, nhãn bằng tiếng Việt.

Sản phẩm mặt nạ đắp mặt tại nhà sách Tiến Thọ sơ sở Cầu Giấy có thông tin về công ty phân phối nhưng không có tem phụ ghi các thông tin về sản phẩm

Việc các nhà sách lớn tại Hà Nội đang bày bán các sản phẩm nhập khẩu không có dán tem nhãn bằng tiếng Việt làm người tiêu dùng không thể tìm hiểu thông tin cơ bản về sản phẩm: nơi sản xuất, xuất xứ sản phẩm, các thành phần có trong sản phẩm, cũng như cách sử dụng sản phẩm, độ tuổi thích hợp để có thể sử dụng sản phẩm... Từ đó, các mặt hàng kém chất lượng, hàng nhái sẽ có cơ hội “tuồn vào” các cửa hàng gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng, đặc biệt là sức khỏe của trẻ nhỏ.

Đặc biệt hơn với thủ đoạn bày bán lẫn lộn các sản phẩm có tem mác với những sản phẩm nhập khẩu không tem mác đang đánh lừa người tiêu dùng.

Một bộ bài Magic được bầy bán.

Tại nhà sách Trí Tuệ (cơ sở trên đường Hồ Tùng Mậu), trong vai một người mua bộ bài Magic, do không hiểu được chữ nước ngoài nên có hỏi nhân viên tại nhà sách đây là bài hay là gì?. Tuy nhiên, sau một hồi lúng túng thì nhân viên này giải thích rằng, đây không phải là bài mà nó là dạng tú lơ khơ dành cho trẻ con.

Tại sao những mặt hàng như trên được bày bán công khai tại các nhà sách như vậy nhưng các cơ quan chức năng không phát hiện và xử lý?

Đề nghị cục quản lý thị trường TP Hà Nội và các cơ quan chức năng có liên quan vào cuộc kiểm tra, xử lý tình trạng trên.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 7, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa:

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Điều 31, Nghị định số 119/2017/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định:

Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 3.000.000 đồng:

a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Tùy thuộc vào giá trị của hàng hóa vi phạm sẽ có mức tiền phạt tương ứng.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

Nguồn: Pháp luật Plus

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch

Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu

Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển

Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'

Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa

Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.

XEM THÊM TIN