"Trật tự mới" trong kinh doanh xuất khẩu gạo

22:48 | 01/03/2025

DNTH: "Trật tự mới" trong kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ được thiết lập, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh khi Nghị định 01/2025/NĐ-CP đi vào thực tiễn.

Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/3/2025, Nghị định 01/2025/NĐ-CP của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 01) về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ bắt đầu có hiệu lực.
 
Ảnh xuất khẩu gạo 1
Nghị định 01/2025/NĐ-CP của Chính phủ không chỉ góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước nói chung, mà còn giải quyết tốt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường quốc tế.

Trong đó, một số quy định mới sẽ khiến các doanh nghiệp uỷ thác xuất khẩu gạo trước đây bị thiệt thòi, tuy nhiên đổi lại là sự cạnh tranh thương mại trên thế giới đi vào quy củ và trở nên bình đẳng. Đặc biệt, công tác quản lý, kiểm soát về tình hình xuất khẩu gạo sẽ trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn, qua đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong nước.

Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, ông Phạm Bá Cương – Trưởng phòng Logistics, Công ty CP Vilaconic cho biết: Tại Điều 1, Nghị định 01 quy định "Thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo chỉ được ủy thác xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu từ thương nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo".

Quy định này được cho là siết chặt hơn trong khâu uỷ thác xuất khẩu. Trước đây, các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo vẫn có thể tham gia trực tiếp vào thị trường quốc tế thông qua đơn vị trung gian. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/3/2025 thì chỉ có những doanh nghiệp có giấy phép mới được uỷ thác xuất khẩu gạo.

Lấy ví dụ điển hình như thị trường Trung Quốc kiểm soát rất chặt chẽ việc nhập khẩu gạo, hiện nay mới chỉ có 22 doanh nghiệp của Việt Nam được xuất khẩu gạo chính ngạch sang quốc gia này. Do vậy, mặc dù doanh nghiệp có giấy phép nhưng không đủ điều kiện vào thị trường Trung Quốc thì bắt buộc họ phải uỷ thác xuất khẩu gạo cho đơn vị thứ ba thực hiện.

Ảnh 2
Được “tiếp sức” từ Nghị định 01, doanh nghiệp và nông dân kỳ vọng vào một năm khởi sắc cho ngành gạo.

"Nếu nhìn ở góc độ phát triển chung thì quy định mới này sẽ tạo ra sự công bằng trong vấn đề xuất khẩu hơn. Theo đó, quy định nêu trên có thể giúp hạn chế việc lợi dụng uỷ thác xuất khẩu để hợp thức hoá hoạt động của những đơn vị không đáp ứng tiêu chuẩn pháp lý, đồng thời có thể giúp kiểm soát nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Quan trọng hơn, sự cạnh tranh thương mại trên thế giới sẽ đi vào quy củ, trở nên tốt hơn", ông Phạm Bá Cương đánh giá.

Cũng theo ông Phạm Bá Cương, Nghị định 01 có thêm điểm mới khi tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hơn. Cụ thể, thay vì phải báo cáo hàng tuần như tại Nghị định 107/2018 thì nay định kỳ trước ngày 05 hàng tháng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo báo cáo Bộ Công Thương, Sở Công Thương nơi thương nhân có trụ sở chính, có kho, có cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo, đồng thời sao gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.

"Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm rất lớn của Chính phủ đối với hoạt động xuất khẩu gạo khi không chỉ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo giảm bớt được thời gian, công sức thực hiện báo cáo, mà còn giúp nâng cao chất lượng và tính chính xác của dữ liệu phục vụ công tác điều hành", Trưởng phòng Logistics, Công ty CP Vilaconic đánh giá.

Bên cạnh đó, Nghị định 01 cũng nhấn mạnh vai trò của các cơ quan quản lý trong việc hỗ trợ và phát triển ngành xuất khẩu gạo. Theo đó, Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ tổ chức các chương trình phát triển hoạt động ngoại thương và xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo và các sản phẩm chế biến từ gạo.

Mục tiêu của những chương trình này là nâng cao giá trị, chất lượng và thương hiệu gạo Việt Nam, đảm bảo tính chủ động và hiệu quả trong công tác quản lý và điều hành. Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ ưu tiên phân bổ nguồn kinh phí hàng năm cho các chương trình xúc tiến thương mại, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc hỗ trợ ngành gạo.

Ngoài ra, một nội dung khác không kém phần quan trọng trong Nghị định 01 là trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trong việc kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh của các thương nhân.

Cụ thể, trong vòng 45 ngày kể từ khi Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm các kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo trên địa bàn để đảm bảo tuân thủ các quy định. Điều này không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn góp phần tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm của các bên liên quan…

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mỹ giữ thuế chống bán phá giá 0% cho nhiều nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam

DNTH: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng trong kỳ rà soát hành chính lần thứ 20 (POR20) đối với mặt hàng phi lê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, giai đoạn từ 1/8/2022 đến 31/7/2023.

Dabaco lập công ty chăn nuôi vốn 190 tỷ đồng tại Quảng Trị

DNTH: Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã CK: DBC) vừa thông qua kế hoạch thành lập Công ty TNHH Dabaco Quảng Trị với quy mô vốn điều lệ 190 tỷ đồng. Mục tiêu nhằm triển khai dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương...

Xuất khẩu sắn vượt 600 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, Trung Quốc tiếp tục là thị trường chủ lực

DNTH: Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong tháng 5/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 387.300 tấn sắn và sản phẩm từ sắn, trị giá 116,2 triệu USD – đánh dấu tháng thứ 4 liên tiếp sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Quảng Ninh: Hải quan cửa khẩu Quốc tế Móng Cái đối thoại với doanh nghiệp

DNTH: Hải quan cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (Chi cục Hải quan Khu vực VIII) đã tổ chức hội nghị tham vấn, đối thoại với hơn 90 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn nhằm trao đổi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho...

TP. Hồ Chí Minh phát động chương trình “Tick xanh trách nhiệm” trong thương mại điện tử

DNTH: Ngày 20/6, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hội nghị sơ kết chương trình “Kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” và chính thức phát động chương trình...

Xuất khẩu vải thiều 2025: Dự báo tăng mạnh nhưng vẫn đối mặt nhiều thử thách

DNTH: Năm 2025 đang mở ra một mùa vụ vải thiều đầy kỳ vọng với Việt Nam khi sản lượng toàn quốc ước tính đạt khoảng 303.000 tấn – tăng khoảng 30% so với năm ngoái. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã chủ động...

XEM THÊM TIN