Trí “tóc dài” và vườn nấm linh chi đỏ ở núi Hàm Rồng
17:49 | 23/08/2023
DNTH: Ngày 23/8, sau nhiều lần lỡ hẹn, chúng tôi đã có dịp tham quan vườn nấm linh chi đỏ dưới tán rừng của anh Đào Minh Trí, còn gọi Trí “tóc dài” tại thôn Hàm Rồng, phường Chi Lăng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Vườn nấm tại đây được anh Trí và các cộng sự, phối hợp với Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, trồng dưới tán rừng keo sắp cho thu hoạch.
Ngoài vườn nấm linh chi đỏ dưới tán rừng ở chân núi Hàm Rồng, anh Đào Minh Trí còn trồng thêm 2 vườn tương tự tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai (cách TP. Pleiku gần 100km); trong đó 1 vườn trồng dưới rừng nguyên sinh, vườn còn lại trồng dưới tán cây huỳnh đàn.
Nhờ bàn tay chăm chút của người trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu dưới tán rừng nên cây nấm phát triển tốt. Mô hình này mở ra hướng đi mới, trồng cây dược liệu dưới tán rừng, mang lại hiệu quả kinh tế cao tại địa phương, tạo sinh kế cho người giữ rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa.
Nấm linh chi đỏ có tác dụng tốt cho sức khỏe, phòng chống bệnh tật, được thị trường các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore ưa chuộng. Tuy nhiên, để đầu tư trồng loại dược liệu này khá tốn kém, cần nguồn vốn lớn.
Trung bình một ha đất dưới tán rừng phải đầu tư tiền phôi giống, hệ thống tưới, công chăm sóc khoảng 1,4 tỉ đồng/ha. Theo giá thị trường, mỗi phôi giống hiện nay khoảng 60 ngàn đồng/phôi. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới đã tự sản xuất được phôi giống, giúp hạ giá thành suất đầu tư so với trước đây.
Trên diện tích 1ha, nấm linh chỉ đỏ thu hoạch được 3 lần/năm, vụ đầu bán ra thu về khoảng 800 triệu đồng, vụ thứ 2 giá 900 triệu đồng, vụ thứ 3 giá 700 triệu đồng. Tùy theo tính dược liệu có trong nấm để chọn giá bán phù hợp.
“Tính ra, lợi nhuận thu được từ trồng nấm linh chi cao gấp nhiều lần so với tiền bán cây keo. 1ha cây keo bán đi, người nông dân bỏ túi chừng 60 triệu đồng/năm. Còn trồng nấm linh chi đỏ, với giá thành hiện tại (3-4 triệu đồng/kg nấm khô), mỗi năm người dân thu lời hàng trăm triệu đồng là chuyện bình thường”, anh Đào Minh Trí chia sẻ.
Mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng của anh Trí và các cộng sự thu lợi kép, vừa giữ được rừng và nâng cao thu nhập cho người dân. Theo quan sát, ở khu rừng keo rộng hàng trăm ha của Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới, tại thôn Hàm Rồng (TP. Pleiku), nơi nào dưới tán rừng có trồng nâm linh chi đỏ, nơi đó cây keo phát triển tốt hơn.
Nấm linh chi đỏ phù hợp trồng dưới tán rừng keo ẩm thấp, độ che phủ rừng khoảng 80%, không khí trong lành, nước sạch, người trồng nấm theo hướng hữu cơ, không dùng phân bón.
Theo anh Trí, trong thời gian tới sẽ nhân rộng mô hình này tới các doanh nghiệp, người dân. Sẵn sàng cung cấp phôi giống, bao tiêu sản phẩm đầu ra, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho bà con trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Bên cạnh 3 vườn nấm linh chi đỏ, anh Đào Minh Trí còn sở hữu khối đá lạ có mùi thơm nghi là long diên hương hoặc một loại hổ phách đặc biệt, có giá trị tiền tỉ.

Long diên hương là một chất được hình thành từ hệ thống tiêu hóa của cá nhà táng, sau đó bài tiết ra ngoài. Do có mùi hương thơm nên thường được sử dụng làm nước hoa đắt tiền.
Khối đá này có cân nặng 1,3 kg, nguyên khối màu vàng cam, ngoài có phủ ít bột trắng bao quanh, có mùi hương rất thơm. Khi rọi đèn, ánh sáng có thể xuyên thấu đến lõi viên đá.
Minh Vỹ
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- #Đá quý /
- #Linh chi đỏ dưới tán rừng /
- #Đào Minh Trí /
- #Nấm linh chi đỏ /
- #Hàm Rồng /
- #Gia Lai /
- #Pleiku /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Kon Tum sẽ trồng mới gần 1.600 ha sâm Ngọc Linh
DNTH: UBND tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo số 05-BC/ĐU về tình hình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phát triển cà phê xứ lạnh và sâm Ngọc Linh; trong đó, xác định mục tiêu trong năm 2025 sẽ trồng mới 1.578 ha, nâng tổng diện tích sâm Ngọc...

Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha
DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Phân bón vi sinh Sumitri – Giải pháp hữu hiệu cho nông nghiệp bền vững
Trong bối cảnh nền nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng bền vững, phân bón vi sinh đã trở thành giải pháp tối ưu giúp nông dân cải thiện năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Người chăn nuôi gặp khó khi tái đàn
DNTH: Từ sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, giá con giống tăng cao, nguồn cung khan hiếm gây ra nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Nam Định, nhiều hộ mới tái đàn được khoảng 50% chuồng trại, thậm chí có hộ còn chưa dám...

Điều tiết nước linh hoạt để vượt qua mùa hạn mặn
DNTH: An Giang có 126 công trình kênh, cống, trạm bơm bị ảnh hưởng do mực nước xuống thấp. Công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy sẽ góp phần đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.

Kiểm soát nghiêm ngặt chăn nuôi động vật hoang dã
DNTH: Hoạt động chăn nuôi động vật hoang dã tại Đồng Nai đang phát triển mạnh, mang lại lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...