Triển khai Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu Net Zero

06:59 | 11/01/2025

DNTH: Sáng 10/1, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa học triển khai chương trình khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) tại Việt Nam cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt thông tin về khoa học và công nghệ phục vụ Net Zero. 

Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Huỳnh Thành Đạt, hưởng ứng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã khẩn trương phối hợp với các cơ quan, tổ chức, nhà khoa học, chuyên gia xây dựng và triển khai Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia phục vụ mục tiêu Net Zero (gọi tắt là Chương trình KC.16/24-30).

Chương trình là nền tảng quan trọng để thúc đẩy các giải pháp đột phá như: công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn. Đây không chỉ là cơ hội cải thiện chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học mà còn là động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo việc làm trong ngành công nghệ xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã thông tin về Chương trình KC.16/24-30 tới cộng đồng doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học và các nhà khoa học trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo đó, Chương trình gồm các nội dung chính: hoàn thiện chính sách pháp luật về Net Zero; xây dựng mô hình chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh; giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Net Zero; công nghệ giảm phát thải trong các lĩnh vực (giao thông vận tải, nông nghiệp,...); các giải pháp kiểm kê và chứng nhận khí nhà kính, cảnh báo nguy cơ phát thải khí nhà kính;...

Mục tiêu đến năm 2030, Chương trình KC.16/24-30 tạo ra các giải pháp đột phá về các công nghệ mới trong các ngành, lĩnh vực; các cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, kỹ thuật; nâng cao nguồn năng lực phục vụ mục tiêu giảm phát thải. Từ đó, góp phần thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Việt Nam.

Để Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ kêu gọi tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhà khoa học tiếp tục đồng hành, đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ phù hợp, cụ thể hóa lộ trình và nguồn lực để đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn một cách nhanh chóng và hiệu quả.

"Vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ không chỉ là vùng tiên phong trong ứng phó biến đổi khí hậu mà còn là vùng có nhiều đổi mới, giải pháp về phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo", Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt kỳ vọng.

Chú thích ảnh
Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin về định hướng triển khai Chương trình KC.16/24-30. 

Việc hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn cần giải quyết; trong đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, doanh nghiệp, nhà khoa học và cộng đồng người dân là yếu tố then chốt cần được đẩy mạnh. Tại sự kiện, các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp cùng thảo luận, đề xuất các giải pháp thiết thực để thực hiện mục tiêu Net Zero tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nhưng đang chịu tác động mạnh mẽ nhất từ biến đổi khí hậu.

Theo Báo Tin tức/TTXVN

Nguồn: https://baotintuc.vn/khoa-hoc-cong-nghe/trien-khai-chuong-trinh-khoa-hoc-va-cong-nghe-phuc-vu-muc-tieu-net-zero-20250110112856963.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Dự báo 2025: Năm bước ngoặt để điều chỉnh cách thức phát triển AI

DNTH: Tờ “The Straits Times” vừa có bài phân tích nhận định 2025 sẽ là năm bước ngoặt, khi việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phổ biến và tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu chất...

Trung Quốc giúp ruồi giấm sinh sản thành công nhiều thế hệ trên vũ trụ

DNTH: Một "gia đình ruồi giấm" đang phát triển mạnh mẽ trên trạm vũ trụ của Trung Quốc, có tiềm năng sản sinh đến thế hệ thứ 3.

Trồng bí xanh VietGAP trên đất cát, năng suất 55 - 60 tấn/ha

DNTH: Nova 209 là giống bí xanh chất lượng cao, lại được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên sinh trưởng, phát triển tốt trên dải đất cát ven biển của xã Quỳnh Bảng.

Nhiều doanh nghiệp công nghệ mạnh tay chi cho lễ nhậm chức của ông Trump

DNTH: Nhiều CEO các công ty công nghệ đã đến gặp ông Trump tại Mar-a-Lago sau kỳ bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, cũng như công bố những khoản tài trợ lớn cho quỹ nhậm chức của vị tổng thống đắc cử này.

Cuộc chiến giá xe điện tại Trung Quốc chưa có hồi kết

DNTH: Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, bao gồm Nio và Li Auto, đang nối gót hai "ông lớn" Tesla và BYD tung ra các ưu đãi mua hàng hấp dẫn khi cuộc chiến giá khốc liệt trên thị trường ô tô lớn nhất thế giới bước sang năm thứ ba liên...

5 đột phá công nghệ quan trọng nhất 2024

DNTH: Năm 2024 dần khép lại với nhiều bước tiến vượt bậc về công nghệ. Theo Công ty tư vấn Deloitte, dưới đây là 5 đột phá công nghệ hàng đầu không chỉ ghi dấu trong năm 2024 mà còn hứa hẹn định hình lại tương lai của thế...

XEM THÊM TIN