Thứ hai, 25/09/2023, 19:45

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông sản việt

Triển khai việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc một cách chặt chẽ, chuyên nghiệp, minh bạch

DNTH: Chiều 12/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan dự và chủ trì Hội nghị "Triển khai xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc" nhằm thảo luận và thống nhất cách thức triển khai việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc một cách chặt chẽ, chuyên nghiệp, minh bạch, đảm bảo tuân thủ đúng quy định tại Nghị định thư đã được ký kết giữa hai bên.
Hội nghị có sự tham dự của hơn 100 đại biểu trực tiếp tại trụ sở Bộ NN-PTNT và hơn 200 đại biểu dự trực tuyến. Ảnh: Bảo Thắng.
Hội nghị có sự tham dự của hơn 100 đại biểu trực tiếp tại trụ sở Bộ NN&PTNT và hơn 200 đại biểu dự trực tuyến. Ảnh: Bảo Thắng.

Cùng dự có lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Cục Trồng trọt, Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng SPS Việt Nam...

Hội nghị còn có đại diện của các lãnh đạo Sở NN&PTNT có vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh trồng sầu riêng; đại diện doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan.

Sầu riêng Việt Nam hiện được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, sau khi Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước được ký kết, cùng với danh sách 51 mã số vùng trồng và 25 mã số cơ sở đóng gói.

Số lượng này có thể tăng lên sau khi hồ sơ của các vùng trồng và cơ sở đóng gói khác được tiếp tục gửi để Tổng Cục hải quan Trung Quốc xem xét phê duyệt.

Tuy nhiên, hiện có tình trạng một số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng đã được cấp mã số không kiểm soát chặt chẽ, không đảm bảo chất lượng hàng hóa, vi phạm quy định nhập khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, việc gian lận mã số cũng có thể xảy ra.

Phải xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc.
Phải xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc.

Trước đó, để chuẩn bị cho việc xuất khẩu trái sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã tiến hành nhiều hoạt động như tổ chức các lớp tập huấn về các yêu cầu nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc, về thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói ngay sau khi Nghị định thư được ký kết.

Đồng thời, Cục chỉ đạo toàn bộ hệ thống kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu kiểm tra xuất xứ của hàng hóa liên quan đến mã số, yêu cầu kỹ thuật về bao bì nhãn mác nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm thời gian, nhanh chóng đưa sản phẩm sầu riêng tươi sang Trung Quốc.

Thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật cam kết phối hợp địa phương tiếp tục hướng dẫn các vùng trồng và cơ sở đóng gói hoàn thiện hồ sơ đăng ký, khắc phục để gửi Hải quan Trung Quốc xem xét phê duyệt.

“Cơ hội chỉ thật sự mở ra, khi và chỉ khi chúng ta tuân thủ đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực từ thị trường đối tác; phải làm thật tốt việc tổ chức lại sản xuất, gắn với chuẩn hoá quy trình sản xuất; phải xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, truy xuất nguồn gốc, để đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm từ gốc”, như lời Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã chia sẻ gần đây.

T/H

Cùng chuyên mục

Vực dậy tiềm năng, giá trị dong riềng Bắc Kạn

Vực dậy tiềm năng, giá trị dong riềng Bắc Kạn

DNTH: Cùng với vực dậy tiềm năng, nâng diện tích, đầu tư mạnh cho chế biến sâu, Bắc Kạn đang từng bước chuyển hướng sản xuất cây dong riềng theo hướng hữu cơ, bền vững.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt mức giá cao

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt mức giá cao

DNTH: Thị trường xuất khẩu dần phục hồi trong khi nguồn cung vẫn thiếu là những yếu tố giúp cà phê, hạt điều của Việt Nam lập kỷ lục về lượng và giá xuất khẩu.
Xuất khẩu nông sản hướng tới mục tiêu 40 tỷ USD: Tạo bứt phá để cán đích

Xuất khẩu nông sản hướng tới mục tiêu 40 tỷ USD: Tạo bứt phá để...

Trong bối cảnh thiên tai và dịch Covid-19 trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, ngành Nông nghiệp vẫn đặt mục tiêu trong quý IV-2020 xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD, hướng tới hoàn thành mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 40 tỷ USD trở lên. Hàng loạt giải pháp đã, đang được ngành Nông nghiệp và các doanh nghiệp nỗ lực triển khai, tạo bứt phá để cán đích.
Tây Nguyên mùa cà phê chín đỏ

Tây Nguyên mùa cà phê chín đỏ

DNTH: Những ngày đầu tháng 11/2022 này, khi băng qua tất cả các nẻo đường tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng, cũng như vùng đất Tây Nguyên (vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) của nước ta nói chung, mọi người sẽ bắt gặp một hình ảnh vô cùng đẹp mắt, đó là những nương rẫy cà phê rộng bạt ngàn, trải dài ngút tầm mắt đang vào mùa chín đỏ.
Khoai lang tím tồn đọng hàng nghìn tấn, thanh long mất giá, nông dân thua lỗ nặng

Khoai lang tím tồn đọng hàng nghìn tấn, thanh long mất giá, nông dân thua...

DNTH: Khoai lang tím, thanh long, bơ… đang tồn đọng hàng nghìn tấn và mất giá, người nông dân đứng trước nguy cơ lỗ trong vụ mùa này.
Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu nông sản thực phẩm dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần

Diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu nông sản thực phẩm dịp tết...

DNTH: Sáng 25/12, diễn ra phiên thứ 17 diễn đàn kết nối nông sản 970 theo hình thức trực tuyến, nhằm thúc đẩy liên kết cung - cầu nông sản, thực phẩm dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Giá bưởi Diễn ở Tuyên Quang giảm sâu nhưng tiêu thụ vẫn chậm

Giá bưởi Diễn ở Tuyên Quang giảm sâu nhưng tiêu thụ vẫn chậm

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tến Nguyên đán Tân Sửu 2021, nhưng lượng tiêu thụ bưởi Diễn ở Tuyên Quang vẫn rất chậm, trong khi giá bưởi năm nay chỉ bằng một nửa so với những năm trước.
Năm 2023, châu Phi có nhu cầu nhập khẩu 17,7 triệu tấn gạo

Năm 2023, châu Phi có nhu cầu nhập khẩu 17,7 triệu tấn gạo

DNTH: Để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn gạo.