Trình UNESCO công nhận nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

14:15 | 31/07/2023

DNTH: Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp, hướng dẫn UBND tỉnh Bắc Ninh hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

img2418-1690718364918428124219-49-0-1299-2000-crop-169071916511875109391
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh.

Chiều ngày 30/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh để đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua và đề ra phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới; giải quyết một số kiến nghị của tỉnh.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng và các đại biểu nêu rõ, Bắc Ninh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn của phía Bắc.

Theo đó, Bắc Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch lớn với nền văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chiều sâu giá trị văn hóa của ngàn năm lịch sử vun bồi, của những di tích lịch sử, đình, đền, chùa và các công trình kiến trúc nghệ thuật cổ.

Bắc Ninh là vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng Kinh Bắc có 17 Trạng nguyên và 622 Tiến sĩ; giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, thời kỳ nào cũng có nhiều danh nhân có đóng góp lớn cho đất nước.

Đặc biệt, Bắc Ninh còn có kho tàng văn hoá dân gian - nổi tiếng với dân ca quan họ - trung tâm Kinh Bắc xưa (có hơn 300 lễ hội lớn nhỏ, 41 lễ hội được duy trì hàng năm, như hội chùa Dâu, hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho,...) cùng nhiều công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc, dân ca quan họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng... và nhiều làng nghề truyền thống (với 62 làng nghề như: làng tranh Đông Hồ, làng gỗ mỹ nghệ Phù Khê, làng gốm Phù Lãng, làng gò đúc đồng Đại Bái,...).

Theo Thủ tướng, nhận diện và khai thác hiệu quả những tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, cơ hội nổi trội, Bắc Ninh sẽ phát triển nhanh, bền vững, đáp ứng kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, sớm trở thành một thành phố văn minh, hiện đại. Cùng với đó, Bắc Ninh cần tận dụng, phát huy tối đa những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.

Thủ tướng gợi ý hai ưu tiên lựa chọn cho Bắc Ninh gồm:

- Thứ nhất, phát triển dựa chủ yếu vào nguồn lực con người, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung cho những ngành mới nổi như: kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ…

- Thứ hai, phát triển trên cơ sở phát huy mạnh mẽ truyền thống văn hóa, lịch sử phong phú, hào hùng.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh tiếp tục quán triệt, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch 5 năm, Chiến lược 10 năm và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Chủ động xây dựng các nghị quyết, đề án, quy hoạch phát triển để triển khai thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị. 

Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh tập trung phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết việc làm. Quan tâm công tác bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nhất là với người nghèo, đặc biệt quan tâm việc xây dựng nhà ở xã hội, Bắc Ninh làm mô hình cho cả nước về vấn đề này.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính, chú trọng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường...

Phát triển các dịch vụ y tế, giáo dục, phối hợp với các cơ quan thành lập trường đại học xứng tầm với thành phố Bắc Ninh trực thuộc Trung ương trong tương lai. 

Đặc biệt là đẩy mạnh quảng bá về du lịch lễ hội; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch (lễ hội, làng nghề, ẩm thực…); nâng cao chất lượng nhân lực du lịch; bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể dân ca quan họ; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ làng nghề làm tranh dân gian Đông Hồ để UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. 

Thủ tướng giao Bộ VHTT&DL phối hợp, hướng dẫn UBND tỉnh Bắc Ninh hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận nghề làm tranh dân gian Đông Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh là một dòng tranh dân gian đặc sắc, đòi hỏi sự khéo léo của đôi tay người Việt. Tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề.

Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt. 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quảng Ninh: Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp

DNTH: Tối 1/7, tại Quảng trường Sun Carnival, phường Bãi Cháy, đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt, chào mừng sự kiện chính thức đi vào vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tổng Giám đốc UNESCO: Sẵn sàng cùng Việt Nam chia sẻ tầm nhìn chiến lược về văn hóa ra thế giới

NDTH: Chiều 28/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) nhân dịp bà có chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai...

Thí sinh Hà Tĩnh lọt vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu biển Việt Nam toàn cầu 2025

DNTH: Sau vòng sơ khảo, cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn cầu 2025 đã tìm kiếm được 30 ứng viên tài năng, xinh đẹp để bước vào vòng chung kết, trong đó, đại diện đến từ Hà Tĩnh tự hào dẫn đầu bình chọn danh hiệu người đẹp...

“Tự nguyện” – Thanh âm bất diệt tri ân báo chí cách mạng Việt Nam

DNTH: Tác phẩm đặc biệt mang tên 'Tự nguyện' - một trong những điểm nhấn tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh vừa qua.

Bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2025

DNTH: Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã nêu bật những đóng góp và sự phát triển mạnh mẽ của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, đồng thời quảng bá các sản phẩm báo chí, thành quả lao động, sáng tạo của các nhà báo –...

Người sở hữu bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo "cổ"

DNTH: Ông Huỳnh Minh Hiệp, một kỷ lục gia và nhà sưu tầm nổi tiếng tại TP Hồ Chí Minh, đang sở hữu kho tàng vô giá: Bộ sưu tập hơn 1.000 tờ báo. Trong đó có nhật báo từng lưu hành tại Sài Gòn trước năm 1975 và nhiều tờ có tuổi...

XEM THÊM TIN