Trưng bày, giới thiệu trên 800 cổ vật Xứ Đông

15:57 | 19/10/2024

DNTH: Ngày 19/10, tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội cổ vật Xứ Đông - Hải Dương tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông - Hải Dương lần thứ I” và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật Quốc gia. Sự kiện thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu, sưu tập cổ vật trong và ngoài tỉnh tham dự.

Chú thích ảnh
Trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là Bảo vật Quốc gia. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương Nguyễn Thành Trung, trưng bày giới thiệu tới công chúng và những người yêu cổ vật, di sản văn hóa. 2 trong tổng số 11 bảo vật quốc gia của tỉnh Hải Dương hiện đang lưu giữ và trưng bày tại bảo tàng tỉnh là Trống đồng Hữu Chung được Thủ tướng Chính phủ công nhận năm 2015 và Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần.

Ngày 18/1/2024, Thủ tướng Chính phủ công nhận Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần hiện đang lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng tỉnh là bảo vật Quốc gia. Cổ vật này được phát hiện tại xã Hiệp An, huyện Kim Môn (nay là thị xã Kinh Môn) năm 1981.

Đây là hiện vật gốc, độc bản, có hình thức độc đáo và là một tác phẩm nghệ thuật đắc sắc, quý hiếm; là biểu tượng cho sự phát triển đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ thời Trần, phản ánh giá trị tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ thẩm mỹ của thời đại tạo tác; chum gốm hoa nâu Hiệp An là vật chứng tiêu biểu góp phần tạo nên truyền thống riêng biệt của nghề gốm truyền thống Việt Nam ở thế kỷ XIII.

Ngoài hai bảo vật Quốc gia, trưng bày cũng giới thiệu tới công chúng trên 800 cổ vật của gần 60 nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh. Trong đó, nhiều bộ sưu tập cổ vật có giá trị đặc biệt như: bộ sưu tập áo thêu triều Nguyễn và kim bài, kim bội của nhà Sưu tập Phạm Văn Nhân, Nguyễn Thị Tuyết; Bộ sưu tập sơn thếp của Nhà sưu tập Vũ Văn Hòa;

Bộ sưu tập đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh và Nguyễn của các nhà sưu tập Ngô Văn Trường, Đinh Quang Trung, Phạm văn Dân, Phạm Văn Hải Nam; Bộ sưu tập pháp lam triều Nguyễn của nhà sưu tập Trần Đình Nam, Trần Thanh Hải, Hoàng Duy Cương và nhiều cổ vật, sưu tập cổ vật tiêu biểu khác lần đầu cũng được trưng bày giới thiệu.

Chú thích ảnh
Đại biểu, nhà sưu tập xem các cổ vật được trưng bày. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Minh Hùng, Hải Dương là vùng đất có bề dày lịch sử, với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, đặc sắc.

Hiện nay, Hải Dương có 3.199 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; 4 di tích, quần thể di tích được xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt; 142 di tích xếp hạng cấp Quốc gia và 271 di tích xếp hạng cấp tỉnh; 7.671 cổ vật tại các di tích và nhà truyền thống được kiểm kê, lập hộ chiếu khoa học; hàng nghìn cổ vật đang lưu giữ tại Bảo tàng và các nhà sưu tập tư nhân.

Để phát huy các giá trị các cổ vật được lưu giữ trên địa bàn tỉnh, ông Nguyễn Minh Hùng đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập phương án bảo vệ an toàn tuyệt đối đối với hai bảo vật Quốc gia là Trống đồng Hữu Chung và Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần; triển khai ngay dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống kho tàng, các kho bảo quản hiện vật nói chung và kho bảo quản đối với hai Bảo vật quốc gia theo dự án sửa chữa Bảo tàng tỉnh đã được tỉnh thông qua.

Đồng thời, nghiên cứu, triển khai việc bảo quản đặc biệt định kỳ, báo cáo định kỳ về tình trạng kỹ thuật đối với các bảo vật quốc gia tại Bảo tàng; quảng bá giá trị của hai bảo vật Quốc gia gắn với tuyên truyền bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh đến công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1728378970213-0'); });

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương cũng đề nghị các nhà sưu tầm cổ vật tiếp tục dành nhiều tâm huyết, có những hoạt động thiết thực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Nhân dịp này, Sở Văn hóa thể thao và du lịch Hải Dương tặng giấy khen cho các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa. Ban Tổ chức cũng trao giấy chứng nhận cho các cá nhân có cổ vật tham gia trưng bày.

Chú thích ảnh
Đại biểu, nhà sưu tập xem các cổ vật được trưng bày. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN

Tại chương trình, Hội Cổ vật Xứ Đông cũng ra mắt và trao tặng sách “Tinh hoa Cổ vật Xứ Đông” cho các đơn vị trong tỉnh và một số hội cổ vật các tỉnh bạn. Cuốn sách gồm hơn 400 trang ảnh giới thiệu 455 bộ sưu tập gồm hàng nghìn hiện vật, là tài liệu quý trong công tác nghiên cứu, giao lưu, quảng bá các cổ vật.

Trưng bày mở cửa tự do phục vụ nhân dân tham quan đến ngày 3/11.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

XEM THÊM TIN