Trùng tu đình làng Nam Sơn (Hà Nội): Giữ lại phần hồn di sản của 200 năm
16:05 | 29/12/2019
DNTH: Trong khi chuyện "mới hóa" trong trùng tu di tích diễn ra tại nhiều nơi, thì tại một làng quê phía Nam cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, người dân đồng lòng quyết giữ lại những gì là di sản của tổ tiên - Ðó là câu chuyện trùng tu đình của làng Nam Sơn (xã Minh Cường, Thường Tín).
Phối cảnh đình làng Nam Sơn sau khi được trùng tu.
Trải qua hơn 300 năm tồn tại với thời gian, đến nay đình làng Nam Sơn xuống cấp nặng nề. Trước tình trạng trên toàn dân làng họp lại để bàn việc đại trùng tu đình.
Sau nhiều cuộc họp, làng Nam Sơn đã thống nhất tìm những nhóm thợ uy tín nhất, trong đó có những thợ nghề Nề đến từ quê Thanh Hóa chuyên trùng tu đình, chùa, miếu, mạo; nghề mộc, chạm khắc hội tụ những nghệ nhân và những tốp thợ giỏi ở Thanh Oai (Hà Nội).
Với sự tham gia góp ý của những người thợ cả có kinh nghiệm, các cụ cao niên của làng trong xã Minh Cường đã bàn bạc, thống nhất phương án trùng tu "phục nguyên xi".
Theo tính toán của người dân làng Nam Sơn tổng số tiền được phác thảo theo thiết kế phê duyệt di tích cấp quốc gia của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội trong khoảng 5 tỷ đồng. Các cụ cao niên trong làng với các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể làng Nam Sơn đứng ra vận động đóng góp trong toàn thể cộng đồng làng, theo suất: 500.000 đồng/người trong độ tuổi dưới 70 (miễn phí cho hộ nghèo).
![]() |
Bộ vì kèo, hoa văn có trình độ kỹ thuật cao từ người thợ để giữ nguyên những dấu xưa của đình Nam Sơn. |
Cùng với đó làng Nam Sơn cũng lập ra Ban điều hành xây dựng đình làng được bầu do trưởng thôn làm trưởng ban. Mỗi xóm lập ra danh sách lao động để ban điều hành xây dựng có thể điều động luân phiên đến phụ việc cho nhóm thợ kép chính.
Về Nam Sơn những ngày này, đình làng Nam Sơn đã và đang đi vào những công đoạn cuối cùng, cụ Hán Kỳ Hiền – Trưởng ban các cụ làng Nam Sơn cho biết, để trùng tu mới mà giống y đình ngày xưa, ngoài việc đo vẽ kích cỡ, làng đã thuê người quay phim, chụp hình từ tổng thể cho đến từng chi tiết để đối chiếu, so sánh.
Dẫn chúng tôi đi xem tổng thể đình làng, cụ Hiền chỉ cho chúng tôi biết thêm những cột, vì kèo, đòn tay, rui, mè... sẫm màu được lau chùi, sắp xếp ngăn nắp.
"Chúng tôi yêu cầu thợ trùng tu phải giữ lại được dấu xưa của đình, hạng mục nào có khả năng tu bổ thì bằng mọi cách phục hồi. Không việc gì phải vứt đi cái của cha ông tạo nên khi còn cứu vãn được. Bất đắc dĩ lắm mới cho thay mới nhưng phải cùng loại gỗ y như cũ…" - cụ Hiền nói.
Cũng theo cụ Hiền: "Trong làng từng có ý kiến đúc bê tông cho rẻ, với giá thành khoảng 400 triệu (2/3 giá trùng tu), người làng lại đỡ tốn công nhiều. Nhưng các cụ trong làng không đồng ý, các cụ phân tích nói rẻ mà lại đắt, ít nhất gấp đôi việc trùng tu, bởi vì tuổi của bêtông nhiều lắm chỉ vài chục năm là "tàn tạ", trong khi tuổi của gỗ đến cả trăm năm...”, cụ Hiền nói.
![]() |
Cụ Hán Kỳ Hiền – Trưởng ban các cụ làng Nam Sơn cho rằng, việc bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống từ đình làng và lễ hội là việc làm cần thiết, cần có sự quan tâm, đầu tư của chính quyền và người dân. |
Cụ Hiền cũng phấn khởi cho biết thêm: “Đình làng Nam Sơn đã 200 năm, mà khi dỡ còn dùng lại đến phân nửa cấu kiện. Ðó là chưa nói đến việc nếu làm mới bằng bêtông khác gì “giết chết” đình làng. Mà làm chẳng khác gì phản lại giá trị ông cha ta gìn giữ…".
Anh Phạm Văn Ngọc - người thợ phụ trách phần mộc đình Nam Sơn nói: "Không phải làng nào cũng yêu cầu trùng tu phục hồi y nguyên công trình xưa như vậy. Bởi vậy, người thợ phải làm việc thật cẩn thận, kỹ lưỡng đến mức nghiêm ngặt, nhưng cả nhóm thợ chúng tôi ai cũng thấy vui vẻ vì được dịp làm đúng công việc của người trùng tu".
Chia sẻ với chúng tôi, một cán bộ Phòng Văn hóa huyện Thường Tín có theo dõi việc trùng tu đình Nam Sơn nhận xét, quy trình trùng tu đình làng Nam Sơn khá bài bản và giá cả hợp lý lắm, đặc biệt thấp hơn nhiều lần so với những công trình tương đương đang trùng tu trên địa bàn huyện.
“Từ quá khứ xa xưa đến hiện tại, đình làng luôn là ngôi nhà chung kết nối những người cùng tộc họ, quê quán, góp phần tăng thêm tính bền chặt của các mối quan hệ cộng đồng. Vì vậy, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống từ đình làngvà lễ hội là việc làm cần thiết, cần có sự quan tâm, đầu tư của chính quyền và người dân.
Việc khai thác những giá trị văn hóa từ đình làng và lễ hội để phục vụ du lịch cũng đang là hướng đi mở ra nhiều triển vọng, qua đó vừa phát huy được tiềm năng, vừa góp phần bảo tồn giá trị vật chất và tinh thần quý giá của mỗi làng quê…”, vị cán bộ Phòng Văn hóa huyện Thường Tín nói.
Trung Thịnh (xã Minh Cường, Hà Nội)

Triển lãm kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh phải thiết thực, không phô trương, tránh lãng phí
DNTH: Ngày 15/7, Bộ VH,TT&DL tổ chức họp Tiểu ban Nội dung Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.

Quỹ Vì tương lai xanh tài trợ gần 3 tỷ đồng cho Chiến dịch Mùa hè Xanh 2025
DNTH: Ngày 11/7/2025, Quỹ Vì tương lai xanh chính thức công bố đồng hành cùng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của 33 cơ quan và viện, trường triển khai Chiến dịch “Mùa hè Xanh” 2025. Chiến dịch có tổng ngân sách tài trợ lên đến...

Thanh niên ra quân tình nguyện hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên
DNTH: Sau Lễ phát động Đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên được tổ chức sáng ngày 10/7, hàng trăm thanh niên địa phương đã hỗ trợ phát quang hành lang tuyến, chặt cây, di...

Khám phá mùa vàng trên đỉnh Pù Luông
DNTH: Được thiên nhiên ban tặng cho thắng cảnh hữu tình, Pù Luông (Thanh Hóa) có vẻ đẹp đầy thơ mộng, là điểm đến không thể bỏ qua nếu du khách muốn rời bỏ những tất bật, xô bồ của cuộc sống để tìm về tự nhiên trong mùa...

Vẻ đẹp văn hóa gốm Việt: Gìn giữ bản sắc trong dòng chảy hội nhập
DNTH: Chiều tối 4/7, tại không gian ấm cúng của Giovanni Tea Space, chương trình “Tea Connect” đặc biệt đã diễn ra cùng với những tâm hồn tâm huyết với văn hóa Việt Nam.

Vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025
DNTH: Sáng ngày 4/7/2025, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHTN Việt Nam đã tổ chức chương trình gặp gỡ báo chí giới thiệu Hành trình và Lễ trao giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2025.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội đề xuất hỗ trợ 3 triệu/người để mua xe điện
-
Hưng Yên: Trung tâm Hành chính công xã Bắc Đông Quan vận hành thông suốt trong những ngày đầu thực hiện chính quyền hai...
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
Sống khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Rắn cạp nong cắn: Lời cảnh tỉnh từ ca bệnh hiểm nghèo ở Gia Lai
-
Bước ngoặt y tế tại miền Trung: Vinmec Nha Trang phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày thành công cho bệnh nhân 86 tuổi
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...