Trung ương thảo luận kỹ nội dung phát triển KT-XH
20:51 | 08/10/2020
DNTH: Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2020; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2021 và Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2021-2023 là những nội dung quan trọng được Hội nghị Trung ương 13 đưa ra xem xét, thảo luận kỹ lưỡng cả ở tổ và ở Hội trường liên tục trong 3 ngày làm việc vừa qua (từ 5-7/10).
Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Tại Hội nghị, Ban cán sự đảng Chính phủ đã trình Trung ương các báo cáo về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2020; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2021 và Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2021-2023.
Việc Trung ương xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội, thu, chi ngân sách nhà nước lần này được đặt trong bối cảnh tình hình thế giới, trong nước có nhiều biến động lớn, đột xuất, hết sức nhanh chóng, phức tạp, chưa thể dự báo hết được khi xây dựng kế hoạch phát triển năm.
Sự bùng phát, lây lan chưa rõ hồi kết của đại dịch COVID-19 đã và đang làm trầm trọng thêm xu hướng suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã được cảnh báo từ trước, có thể dẫn tới cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ sau đại suy thoái 1929-1933 đến nay; ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đã hội nhập sâu rộng của nước ta.
Trong khi đó, năm 2020 có ý nghĩa hết sức quan trọng, là năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2016-2020 và năm 2021 là năm mở đầu Kế hoạch 5 năm 2021-2025, Chiến lược 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đề cập đến nội dung tình hình kinh tế-xã hội năm 2020-2021 trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng, việc đánh giá đúng thực trạng tình hình kinh tế-xã hội đất nước từ đầu năm đến nay và dự báo cả năm 2020 sẽ là cơ sở quan trọng để tiếp tục cập nhật, đánh giá khách quan, toàn diện và tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân về kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội do Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết Trung ương đã đề ra; làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021; tạo đà và góp phần quan trọng bước đầu cho việc hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030.
Trên tinh thần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương dành thời gian nghiên cứu, thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình kinh tế-xã hội nước ta từ đầu năm đến nay và dự báo cả năm 2020; chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
Tập trung phân tích sâu, đánh giá đúng, tạo sự thống nhất cao trong nhận định về tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, sự suy thoái kinh tế toàn cầu và những biến động lớn của thị trường thế giới đối với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra; sự cần thiết, tính đúng đắn của các chính sách, biện pháp mà chúng ta đã áp dụng để phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do đại dịch và hạn hán, thiên tai gây ra nhằm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, hạn chế tối đa sự suy giảm và từng bước phục hồi đà tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tính bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hoà bình, thuận lợi để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đề nghị các đồng chí Trung ương nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, dự báo có cơ sở khoa học về tình hình những tháng cuối năm 2020 và các năm 2021, 2022, đặc biệt là xu hướng biến động của dịch bệnh và diễn biến tình hình thế giới và trong nước trên tất cả các lĩnh vực.
Trên cơ sở đó, đánh giá đúng kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu năm 2020 để có các phương án bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế sát hợp với thực tế; thống nhất nhận định, đánh giá về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020, thấy hết những kết quả, thành tích mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu đạt được và những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua.
Đồng thời, đề ra mục tiêu tổng quát, một số mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu và những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng cần tập trung ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 và các năm tiếp theo. Dự báo hết các tình huống để chuẩn bị các phương án đối phó phù hợp, kể cả trong tình huống xấu nhất.
Nguyễn Hoàng
chinhphu.vn
Từ ngày 12-14/12, Bắc Bộ tiếp tục có một đợt không khí lạnh tăng cường
DNTH: Nhận định về tình hình rét ở Bắc Bộ, chiều tối 9/12, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết: khoảng chiều và đêm 11/12, Bắc Bộ sẽ chịu tác động của một...
Thời tiết ngày 10/12: Trung Bộ có mưa to đến rất to
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 10/12, từ Thừa Thiên - Huế đến Khánh Hòa có mưa vừa đến mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông, lượng mưa 70-150 mm. Cục bộ có nơi trên 250 mm.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế Trung ương
DNTH: Sáng 9/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XIII đến nay và phương hướng, nhiệm vụ đến hết...
Hội Nông dân Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả tổ chức 2 Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
DNTH: Thay mặt Ban Thường vụ T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về kết quả tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội NDVN– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và...
Xây dựng đề án sáp nhập 2 Ban Đảng ở Trung ương
DNTH: Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Trung ương xây dựng đề án sáp nhập; Ban Đối ngoại Trung ương sẽ kết thúc hoạt động, chuyển nhiệm vụ về Bộ Ngoại giao.
Cảnh báo triều cường sẽ gây thiệt hại nhiều nơi ở Bạc Liêu
DNTH: Bạc Liêu - Dự báo năm 2025, hạn mặn ít khốc liệt hơn năm 2024 nhưng triều cường có khả năng đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...