TTCK tuần 8/10 – 12/10: Cảm xúc nhà đầu tư “kịch biên độ” với VN-Index

10:08 | 13/10/2018

DNTH: Những diễn biến trong phiên giao dịch đầu tuần đã cho thấy một xu hướng điều chỉnh của các chỉ số như VN-Index và VN30-Index, nhà đầu tư tỏ ra thận trọng cùng với việc tâm lý bị ảnh hưởng từ các thị trường chứng khoán (TTCK) lớn trên thế giới đã khiến cho hành động có phần cực đoan.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

TTCK Việt Nam khởi đầu tuần từ 8/10 – 12/10 với xu hướng giảm điểm tiếp diễn từ cuối tuần trước. Áp lực bán đã chiếm ưu thế trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch và có sự gia tăng vào cuối phiên khiến chỉ số VN-Index chìm trong sắc đỏ, đóng cửa ở mức 996,12 điểm, giảm 12,27 điểm (tương đương với 1,22%).

Trong phiên tiếp theo, chỉ số VN-Index có dấu hiệu hồi phục khi đã duy trì được sắc xanh (tăng điểm) cho đến khi đóng cửa nhưng với biên độ không quá lớn. Cụ thể, chỉ số VN-Index chỉ tăng 0,07 điểm (tương đương với 0,01%) so với mở cửa. Thanh khoản có dấu hiệu sụt giảm chỉ đạt 184 triệu cổ phiếu trên sàn HSX, giảm 20 triệu cổ phiếu so với phiên hôm trước. Điều này ám chỉ đà hồi phục chưa có được sự đồng thuận và tâm lý nhà đầu tư có phần thận trọng hơn.

Tình trạng này kéo dài và bùng nổ tới phiên giao dịch hôm thứ Năm (ngày 11/10) khi các thông tin về đà lao dốc không rõ nguyên nhân của TTCK Mỹ và các thị trường khác tại Châu Á bắt đầu lan rộng.

Cụ thể, các chỉ số chính trên TTCK Mỹ như Dow JonesS&P 500 và Nasdaq đã giảm lần lượt 3,15%, 3,29% và 4,08%. Đây là mức giảm mạnh nhất trong một phiên kể từ tháng 2 năm nay. Đi kèm với đó, chỉ số VIX (chỉ số đo lường sự bất ổn của tâm lý nhà đầu tư) cũng tăng lên mức cao, chỉ sau mức đỉnh hồi đầu tháng 3. Các trung tâm tài chính lớn Châu Á tại Thượng Hải, Hồng Kông và Tokyo cũng ghi nhận sự giảm điểm hơn 3%.

TTCK trong nước cũng ngay lập tức có sự phản ứng mạnh mẽ. Ngay từ đầu phiên giao dịch, nhiều mã cổ phiếu, trong đó nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn trong rổ VN30, đã chìm trong sắc đỏ. Áp lực bán mạnh mẽ tác động tiêu cực được duy trì trong suốt phiên giao dịch, thậm chí có tới 11 mã trong rổ VN30 đã giảm sàn.

Kết thúc phiên ngày 11/10, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 945,89 điểm, giảm 48,07 điểm, (tương đương 4,84%). Đây là một trong những phiên sụt giảm mạnh nhất trong lịch sử TTCK Việt Nam. Các mã ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số VN-Index là GAS, VCB, VIC, VHM và BID khi lấy đi lần lượt 5,1 điểm, 4,6 điểm, 3,6 điểm, 3,1 điểm và 2,7 điểm.

Thanh khoản đạt 344 triệu cổ phiếu, tăng đột biến so với phiên trước đó và cao gần gấp đôi mức trung bình. Tâm lý nhà đầu tư ròi vào trạng thái bi quan và có phần hoảng loạn trước diễn biến sụt giảm mạnh và bất ngờ của thị trường. Một số chuyên gia cũng lo ngại áp lực bán giải chấp sẽ bắt đầu xuất hiện nếu thị trường tiếp tục có đợt sụt giảm mạnh.

Đợt sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu được cho là gây “bất ngờ” bởi không có thông tin nào xấu đột biến được công bố và các mối lo ngại vẫn thường được nhắc tới như: việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, lợi suất Trái phiếu Chính phủ Mỹ 10 năm tăng mạnh, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc.

Do đó, nhiều khả năng phiên lao dốc mạnh chủ yếu do áp lực chốt lời khi TTCK Mỹ đã liên tục lập đỉnh.

Điều này đã hỗ trợ cho đà hồi phục của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch cuối tuần khi chỉ số này tăng tới 24,19 điểm (tương đương với 2,56%) và đạt mức 970,08 điểm. Xu hướng tăng điểm được duy trì và đẩy mạnh vào cuối phiên, cùng với khối lượng giao dịch cao hơn mức trung bình là điểm sáng của đợt hồi phục này.

TTCK tuần 8/10 – 12/10: Cảm xúc nhà đầu tư “kịch biên độ” với VN-Index - ảnh 1
Đồ thị kỹ thuật chỉ số VN-Index (Nguồn: BVSC) 

Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn tỏ ra thận trọng và khuyến nghị nhà đầu tư nên chờ đợi thị trường đạt trạng thái cân bằng giao dịch trở lại nhằm hạn chế rủi ro.

Về diễn biến các nhóm ngành trong tuần qua, theo thống kê của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nhóm các cổ phiếu ngân hàng giảm tới 4,9%. Trong đó, các cổ phiếu ngân hàng giảm điểm mạnh nhất là MBB, SHB và VPB với mức giảm lần lượt là 8,02%, 6,74% và 5,83%.

Các nhóm cổ phiếu tài chính khác như bất động sản hay chứng khoán cũng giảm lần lượt 1,3% và 5,2% do diễn biến tiêu cực của các mã như: TDH, VRE, KBC hay MBS, VND, HCM. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dầu khí giảm 2,25% do các cổ phiếu PVD, PVS và PLX giảm lần lượt 10,54%, 9,91% và 6,96%.

Về giao dịch khối ngoại, trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài có tuần bán ròng trên sàn HSX với giá trị hơn 530 tỷ đồng./.

Theo Viettimes

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao thị trường vốn JLL Việt Nam, nhiều nhà đầu tư (NĐT) châu Á vẫn tìm hiểu dự án BĐS có pháp lý sạch, quỹ đất sạch, trong đó quan sát và tìm kiếm các dự án có dấu hiệu giảm giá.

M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch

Trải qua 2 làn sóng Covid-19, thị trường bất động sản phía Nam chứng kiến loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) “đình đám” với sự góp mặt của nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước.

Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu

Thị trường ô tô đang bước vào tháng thấp điểm nhất trong năm - tháng ngâu, dù các hãng và đại lý đang tìm mọi cách đẩy hàng thông qua chính sách giảm giá, khuyến mãi...

Bất động sản Long An chờ đòn bẩy phát triển

Là cầu nối giữa TP.HCM với các tỉnh miền Tây, có 3 mặt giáp TP.HCM, thị trường bất động sản Long An liên tục đón nhận dự án mới. Thế nhưng giới phân tích cho rằng bất động sản Long An vẫn đang thiếu đòn bẩy là hạ tầng giao...

GS. Đặng Hùng Võ: 'Bất động sản vùng ven Hà Nội khá khởi sắc'

Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thời gian qua phát triển khá sôi động với nhiều dự án lớn gắn với những tên tuổi lớn trong lĩnh vực bất động sản. Xung quanh vấn đề này, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với GS. Đặng...

Xe máy ế ẩm, doanh số giảm phân nửa

Tình hình thị trường xe máy trong tháng 7 âm lịch ế ẩm là chuyện bình thường. Nhưng năm nay lại dính thêm dịch bệnh nên người dân cũng mua xe ít hơn hẳn.

XEM THÊM TIN