Từ khủng hoảng của Tập đoàn China Evergrande: Cảnh báo cho thị trường bất động sản Việt Nam

15:32 | 23/09/2021

DNTH: Mấy ngày qua, những rắc rối của Tập đoàn China Evergrande liên quan đến việc sử dụng đòn bẩy tín dụng quá cao khi cố gắng tạo ra lợi nhuận lớn hơn trên tài sản mà doanh nghiệp có, đang gây rúng động dư luận quốc tế.

Từ khủng hoảng của Tập đoàn China Evergrande: Cảnh báo cho thị trường bất động sản Việt Nam
Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang

Trao đổi với PV xoay quanh sự việc này, chuyên gia bất động sản (BĐS) Trần Khánh Quang nhận định nhiều doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam cũng đang áp dụng phương thức phát hành trái phiếu được cho là tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Có ý kiến cho rằng, dù ngấp nghé bờ vực sụp đổ, Tập đoàn China Evergrande vẫn sẽ vượt qua khó khăn vì có sự trợ giúp từ chính quyền. Ông đánh giá sao về nhận định này?

Ông Trần Khánh Quang: Có rất nhiều nguyên nhân khiến Tập đoàn China Evergrande lâm vào cuộc khủng hoảng thanh khoản, trở thành nhà phát triển BĐS nợ nhiều nhất toàn cầu. Trong đó, đáng chú ý, có 3 nguyên nhân sau: Thứ nhất, Evergrande kinh doanh theo cách vay mượn số lượng tiền lớn để làm các dự án BĐS hay còn gọi là “tay không bắt giặc”. Thứ hai, hoạt động đầu tư đa ngành thiếu tập trung, khi vừa sở hữu ngân hàng, đội bóng đá, công ty xe điện, thực phẩm, truyền thông, âm nhạc... song nguồn tài chính giúp Evergrande mở rộng sang các lĩnh vực này đều đến từ các khoản vay.

Thứ ba, cũng giống đại đa số các doanh nghiệp khác, hoạt động kinh doanh của Evergrande chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Vì vậy, khi nhận diện được tình hình tài chính khó khăn với tích lũy khối nợ khổng lồ hơn 300 tỷ USD, nhiều nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu của Evergrande. Đây là “cú đấm” mạnh nhất, đẩy Evergrande đến gần hơn bờ vực phá sản. Vì vậy, nếu chính quyền Trung Quốc có can thiệp thì cũng chỉ dừng lại ở mức khắc phục hậu quả, chứ khó mà thay đổi hậu quả và sự đổ vỡ của Evergrande là tất yếu.

- Nếu Evergrande thật sự phá sản thì những đối tượng nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, thưa ông?

Những rắc rối của Evergrande xuất phát từ việc doanh nghiệp này ôm đồm nhiều lĩnh vực bằng nguồn vốn vay lớn. Vì điều này, cú sốc về "bom nợ" của Evergrande sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến 3 nhóm đối tượng có liên quan, gồm khách hàng mua BĐS; hệ thống tài chính (quỹ đầu tư, ngân hàng…) và cổ đông.

Nếu như khách hàng mua BĐS chới với không biết dự án sẽ đi về đâu, thì hệ thống tài chính, những quỹ đầu tư vốn, ngân hàng cho vay… đứng trước nguy cơ khó thu hồi vốn. Đặc biệt, cổ đông là nhóm đối tượng chịu nguy cơ thiệt hại nặng nề nhất vì tài sản có thể về 0 đồng bất cứ lúc nào.

- Theo ông, thông qua sự kiện Evergrande có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm nào cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS tại Việt Nam?

Xét về bản chất, BĐS là ngành kinh doanh nặng vốn, để tồn tại và phát triển buộc các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phải linh động, thậm chí đôi chút liều lĩnh cho bài toán mang tên “vốn”. Thực tế cho thấy, giống như chiến lược vốn của Evergrande, nhiều doanh nghiệp BĐS tại Việt Nam hiện nay cũng đang có sự liên quan mật thiết đến rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn. Trong đó, đáng lo ngại nhất chính là tình trạng phát hành trái phiếu nở rộ, hoạt động này đang cạnh tranh gay gắt với công tác huy động vốn của các ngân hàng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp theo tôi đánh giá hoạt động kinh doanh không hiệu quả nhưng vẫn huy động vốn theo phong trào, điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn cho chính doanh nghiệp và nhà đầu tư mua trái phiếu từ doanh nghiệp.

Cụ thể, khi một doanh nghiệp phá sản, tài sản bảo đảm của doanh nghiệp sẽ phải trả theo thứ tự ưu tiên như trả thuế cho Chính phủ; trả lương cho người lao động; trả nợ cho ngân hàng… và cuối cùng mới đến người mua trái phiếu. Vì vậy, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu BĐS (trái phiếu có tài sản đảm bảo và trái phiếu không có tài sản đảm bảo) đều đang tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

Do đó, về mặt tài chính, theo tôi, các doanh nghiệp BĐS cần xây dựng cơ cấu tài chính lành mạnh, cân đối giữa nợ và vốn cho hợp lý. Nếu phải sử dụng đòn bẩy tài chính thì nên sử dụng theo tỷ lệ 1:1 (vốn cố định tương đương với vốn vay) hoặc tỷ lệ 1:2 (vốn cố định (1), vốn vay (2)); không nên sử dụng tỷ lệ 1:3, 1:4, 1:5… vì khi đòn bẩy quá lớn, sẽ tạo ra rủi ro lớn cho doanh nghiệp. Về mặt thị trường, các doanh nghiệp BĐS nên tập trung vào các sản phẩm hướng đến nhu cầu thực, tránh các sản phẩm xa hoa, sang trọng... chỉ phục vụ tình trạng đầu cơ.

Xin cảm ơn ông!

Nhà nước cần dành nhiều sự quan tâm cho các doanh nghiệp lớn. Đặc biệt, cần phải có các biện pháp quản lý chặt chẽ tín dụng BĐS, giảm bớt tình trạng đầu cơ và đầu tư tràn lan có khả năng dẫn đến mất kiểm soát, hạn chế các khoản cho vay dưới chuẩn. Từ đó, bảo đảm thị trường BĐS hoạt động một cách công khai, minh bạch.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Khách nhận nhà The Miyabi ngỡ ngàng trước không gian sống Tinh hoa Nhật Bản trên “đảo tỷ phú”

DNTH: Chủ đầu tư Vinhomes và đối tác Nhật Bản Nomura Real Estate vừa tiến hành bàn giao những căn nhà đầu tiên tại phân khu The Miyabi, Vinhomes Royal Island. Sự kiện không những khẳng định cho uy tín, năng lực của chủ đầu tư mà còn là...

Thành phố Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón

DNTH: Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao...

The Continental tạo nhiệt cho thị trường Đông Bắc Hà Nội

DNTH: Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của những chủ đầu tư uy tín như MIK Group với nguồn...

BĐS Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi gần như hoàn toàn

DNTH: Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch COVID-19, du lịch Phú Quốc được kỳ vọng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn bứt phá ngoạn mục. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy, đảo ngọc đang dần quay trở...

Hàng nghìn tỉ đồng đổ vào hạ tầng, khu Đông TP HCM trở thành bức tranh “sáng” của thị trường BĐS

DNTH: Giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch Tp.HCM, Tp.Thủ Đức (thuộc khu Đông Tp.HCM) định hướng phát triển thành đô thị sáng tạo và tương tác cao. Nơi đây sẽ là cửa ngõ kết nối Tp.HCM...

Sapa - thị trường Bất động sản đang nóng lên từng ngày

DNTH: Sapa là địa phương duy nhất của các tỉnh vùng núi phía Bắc có thể tạo dòng khách du lịch 4 mùa. Song song với lợi thế đó, Sapa đang chuyển mình mạnh mẽ ở các loại hình bất động sản. Đây được xem là lợi thế tiếp theo của...

XEM THÊM TIN