Tuyến phố thứ 4 của Hà Nội rực rỡ đèn hoa, đông vui ngày khai trương
09:07 | 01/05/2022
DNTH: Tối qua (30/4), thị xã Sơn Tây đã tổ chức thành công rực rỡ lễ khai mạc "Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài về Sơn Tây - về miền di sản” và khai trương tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Sau khi đi vào hoạt động, đây sẽ là không gian đi bộ thứ 4 của Hà Nội, sau không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ Hà Nội và phố Trịnh Công Sơn (Tây Hồ).
Mở màn chương trình chào mừng lễ khai mạc "Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài về Sơn Tây - về miền di sản” và khai trương "tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây", nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc được thể hiện đã lôi cuốn tất cả quan khách và Nhân dân thập phương.

Chương trình khai mạc hôm nay có ý nghĩa, đặc biệt đúng vào ngày kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc tế lao động (01/5) và hướng tới kỷ niệm 132 năm ngày sinh Bác Hồ kính yêu - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5).

Sơn Tây xưa kia là một trong “tứ trấn”, nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long, còn gọi là trấn Đoài với vị thế từng là thủ phủ xứ Đoài, là đô thị cổ được hình thành từ thế kỷ XV.

Không những vậy, Sơn Tây còn được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, “đất hai Vua”, có bề dày trầm tích lịch sử - văn hóa đặc sắc được bồi đắp bởi dòng chảy lịch sử - văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc.

Sơn Tây ngày nay là một đô thị trong Thủ đô Hà Nội. Văn hóa xứ Đoài được hòa quyện và cộng hưởng cùng các giá trị văn hiến ngàn năm của Thăng Long - Hà Nội; tự hào với 244 di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó có 19 di tích và 01 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, tiêu biểu như: đền Và, chùa Mía, đình Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền, Văn Miếu Sơn Tây, Thành cổ Sơn Tây…

Đặc biệt nơi đây có một ngôi làng cổ Đường Lâm - ngôi làng duy nhất còn lưu giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt, phong tục, tập quán điển hình của một làng Việt cổ thuộc vùng trung du Bắc bộ, một “bảo tàng sống” của nền văn minh nông nghiệp lúa nước vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Thành cổ Sơn Tây - một trong “tứ trấn thành” bảo vệ kinh thành Thăng Long, là tòa thành đá ong duy nhất ở Việt Nam với kiến trúc nghệ thuật quân sự độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nơi đây, từ lâu đã trở thành địa điểm tham quan, vui chơi giải trí của người dân Sơn Tây cũng như du khách thập phương mỗi khi tới thăm Sơn Tây, mảnh đất xứ đoài nghìn năm văn hiến. Với địa hình bán sơn địa đặc trưng, Sơn Tây còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh quan sinh thái có giá trị, trong đó điển hình nhất là hệ sinh thái hồ Đồng Mô.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sơn Tây được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh của Thủ đô có tính chất là đô thị văn hóa - lịch sử và du lịch, nghỉ dưỡng, điều này cũng đã được cụ thể hóa tại quy hoạch chung thị xã Sơn Tây đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Quyết tâm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa với tư duy, lấy văn hóa làm nền tảng và tài nguyên để phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, trên cơ sở quy hoạch được duyệt. Thời gian vừa qua, thị xã Sơn Tây đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khai thác và phát huy một cách hiệu quả các tiềm năng về điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội, lịch sử truyền thống và nguồn lực con người cho phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch, trong đó chú trọng các mô hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, gắn với du lịch tâm linh, văn hóa và trải nghiệm, nhằm phát huy các giá trị văn hóa để phát triển du lịch, dịch vụ và kinh tế đô thị của thị xã. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.

Cũng tại buổi lễ này, Bí thư Thị uỷ Sơn Tây cũng thông tin, "Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài" sẽ tập trung khai thác tiềm năng du lịch văn hóa kết hợp du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và trải nghiệm. Những quần thể văn hóa tiêu biểu trên địa bàn, cùng khu du lịch hồ Đồng Mô với sân gôn đạt tiêu chuẩn quốc tế; Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam và hệ thống các điểm du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn sẽ là điểm đến của đông đảo du khách; đặc biệt là hoạt động của tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây. Đây là một trong 4 tuyến phố đi bộ được thành phố Hà Nội chỉ đạo triển khai.

Tuyến phố đi bộ đưa vào hoạt động sẽ phát huy lợi thế của di tích Thành cổ Sơn Tây, kết hợp với các tuyến phố nội thị, các công trình văn hóa khu vực trung tâm nhằm tạo ra một không gian mang tính cộng đồng xung quanh tòa thành 200 năm tuổi uy nghi và cổ kính; đáp ứng nhu cầu thưởng thức, giao lưu sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí, mua sắm, khám phá ẩm thực của Nhân dân địa phương và khách du lịch đến Sơn Tây mỗi dịp cuối tuần. Từ đó, thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của Thị xã và bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá xứ đoài.

Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến phát biểu, trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, ngành du lịch Thủ đô đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch của cả nước, là điểm đến của đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Đặc biệt, với vai trò, vị thế là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về văn hóa, nơi hội tụ và lan tỏa các giá trị Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến, thành phố Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển du lịch gắn với phát triển văn hóa, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.
Theo đó, thành phố đã ban hành Nghị quyết số 09 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu tạo bước phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô theo hướng bền vững; phấn đấu đến năm 2045 sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác, là tiền đề để xây dựng Hà Nội là Thủ đô có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; nuôi dưỡng và xây dựng Thủ đô trở thành “thành phố sáng tạo” của khu vực, thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước mang đặc sắc văn hóa Việt, có sức cạnh tranh quốc tế. Đây là Nghị quyết có ý nghĩa lịch sử đối với sự nghiệp phát triển du lịch của Thủ đô và thị xã Sơn Tây trong thời gian tới. Nhân lễ Khai mạc "Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài" và khai trương "tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây" hôm nay, để phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của thị xã trong thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã đề nghị thị xã Sơn Tây cần nỗ lực, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố thực hiện thật tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tiếp tục nhất quán chủ trương phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Sơn Tây - xứ Đoài. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, chất lượng, hiệu quả; chú trọng du lịch cộng đồng gắn với làng cổ Đường Lâm. Đặc biệt, phát triển du lịch phải gắn kết chặt chẽ, hiệu quả với bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa - một nhiệm vụ rất quan trọng đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo và nhấn mạnh tại hội nghị văn hóa toàn quốc.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thành phố triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung phương án để hoạt động du lịch đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều kiện bình thường mới. Đặc biệt là việc duy trì hiệu quả không gian tuyến phố đi bộ Thành cổ sẽ hứa hẹn là một trong những không gian văn hóa đặt biệt của thị xã và khu vực, thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân, du khách đến với Sơn Tây - Xứ Đoài.
- Triển khai phát triển du lịch theo yêu cầu và xu hướng mới, đặc biệt phát triển du lịch theo hướng chất lượng, bền vững; phát huy liên minh, liên kết giữa các địa phương, các doanh nghiệp, hợp tác công tư; tăng cường đầu tư phát triển và làm mới sản phẩm, điểm đến phù hợp với nhu cầu của khách du lịch; khai thác hiệu quả những lợi thế sẵn có và tranh thủ những cơ hội mới sau đại dịch Covid - 19 để đưa du lịch phát triển lên một tầm cao mới.
- Huy động mọi nguồn lực đầu tư để tạo động lực mới cho ngành du lịch Sơn Tây. Đẩy mạnh công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch để kích cầu và khôi phục thị trường du lịch với nhiều giải pháp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm du lịch; chú trọng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh và ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch; không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Sơn Tây thông qua việc triển khai hiệu quả các hoạt động của "Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài" và "tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây".

Các đại biểu bấm nút khai mạc "Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài" với chủ đề “về Sơn Tây - về miền di sản” và khai trương "tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây". Sau khi đi vào hoạt động, đây sẽ là không gian đi bộ thứ 4 của Hà Nội, sau không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ Hà Nội và phố Trịnh Công Sơn (Tây Hồ).
Một số hình ảnh khác tại buổi lễ và tuyến phố đi bộ:












Nguyên Khánh
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Năm du lịch xứ đoài /
- Thành cổ Sơn Tây /
- Tuyến phố thứ 4 của Hà Nội /
- Sơn Tây /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Thời tiết nông vụ ngày 3/4: Bắc Bộ trời hửng nắng, Nam Bộ chiều tối có mưa dông
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 3/4, Bắc Bộ trưa và chiều hửng nắng. Nam Bộ có mưa, mưa dông chủ yếu xuất hiện vào chiều tối.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia
DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu...

Việt Nam cử lực lượng cứu nạn, cứu hộ đến Myanmar
DNTH: Trước tình hình khẩn cấp tại Myanmar sau thảm hoạ động đất, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng cử lực lượng sang cứu trợ người dân Myanmar. Hãng hàng không Vietjet dùng hai máy bay A330 và A321 hiện đại tham gia nhiệm vụ...

Arobid tiên phong thúc đẩy triển lãm số và hợp tác chiến lược, hướng đến phát triển bền vững
DNTH: Ngày 27/03/2025, bên cạnh sự kiện khai mạc HCM City Export 2025, Arobid đã ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều đối tác quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong số hóa triển lãm và thúc đẩy thương mại điện tử...

Thời tiết nông vụ: Nắng nóng cục bộ tại Tây Bắc Bộ,Trung Bộ và Nam Bộ
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 27/3, khu vực miền Trung và Nam Bộ ghi nhận tình trạng nắng nóng cục bộ. Trong đó, vùng núi phía Tây từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế và miền Đông Nam Bộ là những khu vực...

Cả nước ngày nắng, Tây Bắc có nơi trên 32 độ C
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm có sương mù, trời lạnh. Riêng khu vực Tây Bắc có mưa rào, dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh....
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...