Ứng dụng nền tảng số quyết định thành - bại của các doanh nghiệp trong bối cảnh mới
12:20 | 14/08/2024
DNTH: Việc ứng dụng nền tảng số vào hoạt động xúc tiến thương mại là điểm nhấn quyết định thành bại của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, song cũng tiềm ẩn những thách thức không hề nhỏ.
Ứng dụng nền tảng số quyết định thành - bại của các doanh nghiệp trong bối cảnh mới.
Làn gió mới cho doanh nghiệp và tiểu thương
Bán hàng online qua các nền tảng trực tuyến hiện đang là một trong những xu hướng tất yếu và trở thành một phương tiện quan trọng trong chiến lược tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các tiểu thương, doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thị trường. Nắm bắt phương thức kinh doanh mới này, nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh bán hàng trên nền tảng số và đầu tư rất bài bản, xem đây là kênh phân phối hàng hóa rất tiềm năng.
Ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho biết, thương mại điện tử nói chung và hình thức kinh doanh bán hàng livestream đã phát triển mạnh trong thời gian qua. Bình quân mỗi tháng có khoảng 2,5 triệu phiên bán hàng livestream. Các mặt hàng bán qua hình thức này rất đa dạng như thời trang, làm đẹp, văn phòng phẩm…
Việc bán hàng livestream có nhiều lợi ích như khai thác sức mạnh mạng xã hội, tăng tương tác trực tiếp với khách hàng, rút ngắn hành trình mua hàng, quảng bá sản phẩm... Với phương thức bán hàng thương mại điện tử nói chung và livestream nói riêng, các doanh nghiệp phát triển các loại hình phân phối hiện đại, mở rộng đối tượng khách hàng.
Khẳng định “sức nóng” của ngành công nghiệp livestream bán hàng tại Việt Nam đang tạo nên cuộc đua gay cấn trong thương mại điện tử, theo ông Nguyễn Thế Hiệp, ngoài livestream bán hàng thuần túy, hiện đã xuất hiện cả những cuộc livestream bán hàng kéo dài 2 - 3 tiếng với các hoạt động âm nhạc, game và các chương trình khuyến mãi độc quyền.
Không dừng lại ở một buổi phát trực tiếp đơn thuần, các thương hiệu còn đang kết hợp với những người có ảnh hưởng (KOLs) để đạt được hiệu quả kinh doanh. Ngoài các kênh mạng xã hội phổ biến (như Facebook, YouTube, TikTok …), hình thức livestream trên các nền tảng thương mại điện tử (như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…) cũng được nhiều thương hiệu áp dụng.
Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng đang có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm giá rẻ và độc lạ hơn để thử nghiệm. Điều này mở ra cơ hội cho doanh nghiệp thích ứng và đổi mới, đồng thời thách thức họ phải tạo ra những chiến lược tiếp thị sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Thương mại điện tử cùng với livestream bán hàng được dự báo sẽ là những giải pháp quan trọng cho tăng trưởng doanh thu, tạo ra môi trường mua sắm thuận tiện và gần gũi hơn với khách hàng.
Từ tháng 3/2024, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Tiktok và các đơn vị liên quan tổ chức các “Khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, hợp tác xã” tại các vùng kinh tế, xã hội trọng điểm.
Tính đến nay, Cục Xúc tiến thương mại đã triển khai thành công 6 chương trình tập huấn (tại 8 tỉnh Lào Cai, Hà Nội, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Nghệ An, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hồ Chí Minh); Khởi tạo 5 phiên livestream Tự hào hàng Việt trên nền tảng Tiktok tại 5 điểm cầu: Lào Cai, Đắk Lắk, Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, và đã đạt được những kết quả nhất định.
Qua thống kê, các phiên bán hàng đạt tổng doanh thu trên 2 tỷ đồng với 8.000 đơn hàng bán ra, tiếp cận hơn 50 triệu lượt xem và tương tác. Nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của đông đảo khách hàng.
Nổi bật nhất là tại phiên livestream “Siêu live hàng Việt” nằm trong Khóa tập huấn tại Lào Cai đã tiếp cận hơn 6 triệu lượt xem, trong đó có hơn 211.000 lượt xem trực tiếp; tạo ra 2.336 đơn hàng. Hay phiên livestream “Tự hào hàng Việt Nam” trong Khóa tập huấn tại Hà Nội đã thu hút 161,7 nghìn lượt xem, hơn 3,6 triệu tương tác với hơn 2.700 đơn hàng được bán ra.
“Có thể nói, việc ứng dụng nền tảng số vào hoạt động xúc tiến thương mại là điểm nhấn quyết định thành bại của các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, mở ra những cơ hội mới để doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng và xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách hiệu quả. Đồng thời, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái về xúc tiến thương mại trong ứng dụng công nghệ số.” - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú nhận định.
Những thách thức không nhỏ
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng
Livestream bán hàng trên mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý khi thời gian gần đây, xuất hiện những phiên livestream có doanh thu hàng hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng - tính theo số đơn đặt hàng ở thời điểm livestream.
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc Công ty TikTok Việt Nam cho biết: TikTok là nền tảng đưa vào khái niệm mới, mua sắm giải trí. Cách đây vài tháng cũng đã có phiên livestream có tới 300.000 người xem cùng một lúc, tức là có từ 10-20 triệu người xem phiên bán hàng đấy. Giả sử chỉ 10% người xem mua hàng thì con số cũng rất lớn.
Hình thức bán hàng qua livestream, đặc biệt trên các sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng phổ biến, vì thế để quản lý chặt chẽ, hiệu quả cho hoạt động này sẽ cần có các biện pháp mới. Doanh nhân Hà Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Vinalink, chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử nhìn nhận:
"Thương mại điện tử đang là mới, chúng ta cần khuyến khích, cần phải làm sao để việc bán hàng ngày càng phát triển. Livestream là phương tiện, không thể làm hỏng thị trường được, hãy làm phiên livestream chất lượng, không nên tìm mọi cách để bán được hàng. Bài toán vĩ mô là phải nhìn được tổng thể, Nhà nước phải đưa ra những chính sách phù hợp hỗ trợ..."
Vừa qua, tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15, vấn đề quản lý hoạt động thương mại điện tử đã được nhiều đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Trả lời các câu hỏi của đại biểu liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với thương mại điện tử, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: "Hoạt động bán hàng trên môi trường thương mại điện tử, quản lý livestream là thực sự khó khăn. Để quản lý được không chỉ là trách nhiệm ngành Công Thương mà còn nhiều ngành như Thông tin và Truyền thông, Tài chính… Giải pháp tốt nhất là có sự phối hợp giữa các bộ ngành, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp, tìm các giải pháp kiểm tra, xử lý…"
Có thể thấy, sự bùng nổ trong việc bán hàng trên các nền tảng xã hội, sàn thương mại điện tử, hình thức mua sắm trực tuyến phần nào thay thế hình thức mua sắm trực tiếp và đem lại nguồn doanh thu "khủng" trong thời gian ngắn nhưng cũng đã phát sinh vấn đề đặt ra trong công tác quản lý thuế, quản lý thị trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Công điện của Thủ tướng cũng chỉ rõ bên cạnh việc nâng cao hiệu quả quản lý thì cũng cần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường minh bạch, công bằng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Để làm tốt điều này, trước hết cần có những quy định chặt chẽ hơn. tránh trường hợp những phiên livestream trăm tỷ trở thành chiêu trò và công cụ để câu view, trục lợi.
Theo Thương hiệu và Sản phẩm
Nguồn: https://thuonghieusanpham.vn/ung-dung-nen-tang-so-quyet-dinh-thanh-bai-cua-cac-doanh-nghiep-trong-boi-canh-moi-72735.html
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Kinh tế nền tảng /
- nền tảng số /
- doanh nghiệp /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Khỉ sống 6 tháng nhờ thận lợn chỉnh sửa gene
DNTH: Một nhóm nghiên cứu tại Trung Quốc đã đạt được bước đột phá lớn, với việc khiến một con khỉ có thể sống trong 6 tháng với quả thận lợn được chỉnh sửa gene.
Hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày
Theo thông tin ngày 30/11 của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2024, hệ thống Napas xử lý bình quân hơn 26 triệu giao dịch/ngày, tăng tương ứng 30,8% số lượng và 15,9% về giá trị giao dịch so với năm 2023.
Hạ tầng số và công nghệ mới tạo bước tiến cho Internet Việt Nam
DNTH: Sáng 27/11, Hội thảo, Triển lãm Ngày Internet 2024 (Internet Day 2024) với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam (Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI)” đã khai mạc tại Hà Nội.
Các nhà khoa học Caribe biến rong biển gây hại thành nhiên liệu chạy xe
DNTH: Khi số lượng lớn tảo biển xâm lấn dạt vào bờ biển Caribe năm 2011, người dân địa phương đã vô cùng lúng túng.
Meey Group chia sẻ giải pháp công nghệ bất động sản thông minh
DNTH: Ngày 22/11, ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc dự án Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã có bài thuyết trình ấn tượng tại Diễn đàn Chuyển đổi số Hải Phòng 2024, đề cập nhiều sản phẩm số ứng dụng AI trong lĩnh vực...
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
DNTH: Luật Năng lượng Nguyên tử (Luật số 18/2008/QH12) được Quốc hội Việt Nam khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 3 ngày 3/6/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2009.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...