Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

16:28 | 12/10/2023

DNTH: Sáng 12/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 18, thẩm tra dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

121020230135-1012pl-6-1697100264741596411547
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng: Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định những cơ chế đặc thù để đẩy mạnh việc xây dựng, quản lý, bảo vệ, phát triển Thủ đô xứng đáng với vai trò trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa - Ảnh: VGP.

Xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội, khắc phục vướng mắc, bất cập

Theo Tờ trình dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày,  việc xây dựng dự án Luật nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội; khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô để xây dựng, phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Bố cục của dự thảo Luật gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012).

Báo cáo ý kiến nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Pháp luật về dự án Luật và các báo cáo của Chính phủ về sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy nêu rõ, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết ban hành, mục đích, quan điểm xây dựng và phạm vi sửa đổi Luật Thủ đô (sửa đổi). 

Theo đó, dự thảo Luật cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ, nhưng cũng đồng thời là giao nhiệm vụ cho chính quyền Hà Nội trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô xứng tầm với vị trí, vai trò, mục tiêu đã được xác định trong Nghị quyết số 15-NQ/TW. Các cơ chế, chính sách được thiết kế trong dự thảo Luật phải rõ ràng, rành mạch về phạm vi, nội dung phân quyền; lĩnh vực phân quyền phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi.

Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng đánh giá cao quá trình chuẩn bị các báo cáo của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Các báo cáo đã làm rõ những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc sau 3 năm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, cũng như các kiến nghị, đề xuất nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra dự án Luật Thủ đô sửa đổi - Ảnh 2.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại phiên họp - Ảnh: VGP.

Xây dựng, phát triển Thủ đô xứng tầm với vai trò trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa

Tại phiên họp, các đại biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi và nhất trí với các nội dung trong dự thảo Luật. Nhiều ý kiến đánh giá hồ sơ dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị rất công phu, nghiêm túc, với tinh thần cầu thị cao, gồm đầy đủ các tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6.

Đối với nội dung cụ thể của dự thảo Luật, các đại biểu tập trung thảo luận cho ý kiến về quy định về áp dụng Luật Thủ đô; các nội dung liên quan đến liên kết vùng Thủ đô; tổ chức chính quyền tại Thủ đô (mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại Thủ đô; số lượng đại biểu HĐND); các chính sách xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô và chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực phát triển Thủ đô…

Tờ trình dự án Luật đã nêu rõ, trong thời gian tới dự kiến quyền hạn của HĐND thành phố Hà Nội được tăng thêm, do đó, dự thảo Luật nêu rõ tỉ lệ đại biểu HĐND thành phố hoạt động chuyên trách có thể tăng từ 20 - 25%. Các đại biểu cho rằng, có thể nghiên cứu tăng tỉ lệ này lên 35 - 40%; đồng thời xem xét tăng cường về tổ chức, cơ cấu đại biểu cho HĐND ở quận, thị xã, thành phố thuộc Hà Nội để tương xứng với nhiệm vụ, thẩm quyền được tăng thêm.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND thành phố, một số ý kiến đề nghị cần có sự kiểm soát để tránh xảy ra tình trạng lạm dụng thẩm quyền nhất là liên quan đến điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với một số dự án đầu tư công.

Phát biểu kết luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đánh giá cao tinh thần thảo luận nghiêm túc, khẩn trương, hiệu quả của các đại biểu; ghi nhận tinh thần trách nhiệm của cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị hồ sơ dự án Luật kỹ lưỡng, đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến. 

Nhấn mạnh dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là luật hết sức đặc biệt và quan trọng, quy định những cơ chế đặc thù để đẩy mạnh việc xây dựng, quản lý, bảo vệ, phát triển Thủ đô xứng đáng với vai trò trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, sau phiên họp, Ủy ban Pháp luật sẽ khẩn trương hoàn thiện báo cáo thẩm tra; đồng thời đề nghị các cơ quan liên quan tiếp thu, hoàn chỉnh các báo cáo và dự án Luật để trình Quốc hội tại kỳ họp tới.

Theo Báo Chính phủ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Cảnh báo triều cường sẽ gây thiệt hại nhiều nơi ở Bạc Liêu

DNTH: Bạc Liêu - Dự báo năm 2025, hạn mặn ít khốc liệt hơn năm 2024 nhưng triều cường có khả năng đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.

Miền Bắc thấp nhất 5 độ C

DNTH: Không khí lạnh mạnh nhất từ đầu mùa khiến sáng nay Mẫu Sơn (Lạng Sơn) rét 5 độ C, vùng núi cao xuống dưới 10 độ, đồng bằng phổ biến 15-16 độ.

Thứ trưởng Bộ Công thương: Điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ có quy mô hàng tỉ USD

DNTH: Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết dự kiến dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư lên tới hàng tỉ USD.

Cách mạng tinh gọn bộ máy phải làm đến cùng, triệt để

DNTH: Chuyên gia cho rằng, để thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy, phải đảm bảo nghiên cứu thấu đáo, “vừa chạy vừa xếp hàng” nhưng thận trọng, cẩn thận.

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh với cá nhân nợ thuế từ 10 triệu đồng

DNTH: Bộ Tài chính vừa đề xuất cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế trên 120 ngày với số tiền từ 10 triệu đồng trở lên sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Công bố 12 tuyến du lịch đi bộ trong rừng các huyện miền núi Thanh Hóa

DNTH: Ngày 7/12, tại huyện miền núi Bá Thước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã tổ chức công bố các tuyến du lịch đi bộ trong rừng (trekking tour) trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa.

XEM THÊM TIN