Vải sớm Tân Yên trên con đường chinh phục thị trường quốc tế
23:51 | 20/03/2022
DNTH: Vài năm gần đây, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, nổi tiếng được thị trường trong và ngoài nước biết đến, trong đó nổi bật nhất là vải thiều sớm. Với giá trị kinh tế cao, vải thiều sớm Tân Yên dần khẳng định được giá trị, đã và đang góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Năm 2021, diện tích sản xuất vải trên toàn huyện Tân Yên đạt 1.329 ha, sản lượng đạt 15.500 tấn. Trong đó, diện tích sản xuất vải sớm là 1.150 ha, sản lượng ước đạt 13.800 tấn. Đối với vải sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tổng diện tích là 880 ha, trong đó, diện tích vải được chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGAP, GlobalGAP là 350 ha, sản lượng đạt 4.300 tấn.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nói chung và vải thiều nói riêng trên địa bàn huyện Tân Yên chịu ảnh hưởng tương đối lớn bởi điều kiện thời tiết và tình hình dịch bệnh Covid - 19. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị liên quan và Nhân dân trên địa bàn huyện, sản xuất vải huyện Tân Yên đã đạt được nhiều thành công trong mục tiêu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn hiện nay.

Tổng sản lượng tiêu thụ vải của huyện Tân Yên trong năm 2021 đạt 15.350 tấn, trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 7.270 tấn, còn lại là tiêu thụ trong nước. Đặc biệt, UBND xã Phúc Hòa (huyện Tân Yên) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh, các doanh nghiệp và các cơ quan chuyên môn, tổ chức thành công lễ xuất hành vải thiều sớm đầu tiên sang thị trường Nhật Bản, sản lượng xuất khẩu là 70 tấn, giá trị đạt 1.750 triệu đồng. Sự kiện này chính là tiền đề để đưa quả vải thiều sớm Tân Yên đến với thị trường khó tính Nhật Bản và các quốc gia lớn khác như: EU, Mỹ…
Đối với thị trường trong nước, huyện Tân Yên đã chủ động mời gọi các doanh nghiệp có uy tín, có năng lực xuất khẩu nông sản trên các thị trường lớn vào địa bàn để khảo sát, ký hợp đồng như: Công ty Chánh Thu, Công ty Toàn Cầu, Công ty Rồng Đỏ… chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBNDcác xã, thị trấn rà soát, thống kê sản lượng thu hoạch để phân khúc thị trường tương ứng với năng lực của mỗi công ty, doanh nghiệp. Đồng thời, huyện đã triển khai kết nối tiêu thụ vải ngay từ đầu mùa vụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các tập đoàn, siêu thị lớn, Vinmart+…, các chợ đầu mối hoa quả ở thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và mở rộng, phát triển thị trường tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Đối với thị trường xuất khẩu, chỉ tính riêng trong năm 2021, vải thiều sớm Tân Yên đã được xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, Trung Quốc… tại thị trường Trung Quốc, tiếp tục duy trì 15 cơ sở, mã số vùng trồng với diện tích khoảng 600 ha, sản lượng đạt 7.200 tấn. Đối với thị trường Nhật Bản,UBND huyện đã phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh rà soát, lựa chọn và đề nghị phía Nhật Bản chấp thuận 02 mã số vùng trồng tại thôn Quất Du 2, quy mô 5 ha với 11 hộ tham gia và thôn Phúc Lễ, quy mô 10 ha với 8 hộ tham gia; tổng diện tích là 15 ha, sản lượng đạt trên 120 tấn.
Để có được những kết quả nổi bật như trên là một chặng đường dài đầy cố gắng, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và toàn thể Nhân dân trên địa bàn huyện, cùng với đó là sự vào cuộc của nhiều ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là UBND huyện Tân Yên. Ngay từ ban đầu, UBND huyện đã chỉ đạocác cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với nhau để thường xuyên kiểm tra, tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ thuật áp dụng các biện pháp chăm sóc cây vải, làm tốt công tác dự tính, dự báo, điều tra phát hiện sâu bệnh để đảm bảo an toàn, kịp thời và hiệu quả. Trong đó, tập trung khuyến cáo chủ vườn thực hiện nghiêm ngặt sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Khuyến cáo người sản xuất sử dụng phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép, ưu tiên dùng thuốc có nguồn gốc sinh học, đảm bảo thời gian cách ly cho sản phẩm khi thu hoạch. Triển khai và quản lý chặt chẽ các mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, thực hiện ghi sổ nhật ký trong quá trình sản xuất; kiểm tra, giám sát nội bộ và giám sát từ bên ngoài, đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định.

Đồng thời, UBND huyện còn chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ tiêu thụ vải như: cung cấp đầy đủ các dịch vụ hậu cần bao gồm: nguồn vốn,nguồn điện sản xuất, thùng xốp, đá cây…; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giá cả hợp lý. Chuẩn bị các kho, bãi tập kết rộng rãi; đảm bảo sạch sẽ thoáng mát tại các điểm cân vải tập trung và các điểm dịch vụ hỗ trợ khác; bố trí nhân lực, phương tiện tổ chức thực hiện thu gom, xử lý rác thải kịp thời bảo đảm vệ sinh môi trường.
Trong bối cảnh dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, huyện chỉ đạo thực hiện tốt việc phối hợp rà soát, thống kê, giám sát, đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại 75 điểm cân vải trên địa bàn huyện, với số lượng tài xế lái xe khoảng 800 – 1.000 người; gần 500 người làm thuê tại các vườn vải cùng hơn 1.700 hộ sản xuất vải. Đồng thời khảo sát, lựa chọn các tuyến đường tại các xã để vận chuyển vải thuận tiện trong trường hợp dịch bệnh bùng phát mạnh.
Từ những thành công bước đầu, thời gian tới, huyện Tân Yên cam kết sẽ đẩy mạnh chỉ đạo việc hỗ trợ người trồng vải, doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước, cung cấp dịch vụ hậu cần tốt nhất, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác thu hoạch, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu để nâng caovị trí của vải thiều sớm Tân Yên và chinh phục thị trường quốc tế./.
Đăng Hưng - Phạm Minh
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Vải thiều sớm /
- Phòng Nông nghiệp /
- Vải thiều xuất khẩu /
- Vải sớm Tân Yên /
- huyện Tân Yên /
- quốc tế /
- sản phẩm OCOP /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Câu chuyện lúa gạo
DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'
DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

Giá điều tăng nhưng năng suất giảm
DNTH: Vụ điều năm nay ở Bà Rịa - Vũng Tàu bị chậm vụ so với mọi năm do bất lợi của thời tiết, hiện bà con chưa có điều để thu hoạch.

Xuất khẩu thuỷ sản "vượt sóng"
DNTH: Dù ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 2 tháng đầu năm, song nhiều mặt hàng chủ lực của xuất khẩu thuỷ sản đối diện nhiều thách thức về thị trường năm 2025.

Cung ứng vốn cho sản xuất, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo
DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại (NHTM) cung ứng vốn tín dụng phục vụ sản xuất, chế biến, thu mua tạm trữ và xuất khẩu gạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Nông sản Việt đối diện với bài toán chất lượng
DNTH: Dù thu về hàng chục tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, song nông sản Việt vẫn đối diện với hàng loạt cảnh báo từ đối tác nhập khẩu. Thực trạng này đòi hỏi các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp phải nghiêm túc khắc phục nhằm xây...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...