Về việc nhập khẩu lúa mì nhiễm cỏ kế đồng: Lợi ích doanh nghiệp hay lợi ích quốc gia?

14:21 | 22/10/2018

DNTH: Mặc dù có thể áp dụng ngay biện pháp tái xuất các lô lúa mì nhiễm cỏ kế đồng khi phát hiện lô đầu tiên ngày 8/5/2018 theo Điều 34 Luật Bảo vệ và KDTV, nhưng Cục BVTV vẫn chọn giải pháp có tình, có lý hơn để không gây thiệt hại cho DN...

Câu chuyện kiến nghị suốt tuần qua của các DN lúa mì cuối cùng cũng đến được Chính phủ với đỉnh điểm là phát biểu của bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM tại buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng với 5 Bộ, trong đó có Bộ NN-PTNT về cắt giảm các thủ tục kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa XNK, cắt giảm điều kiện kinh doanh, ngày 17/10.  

Nguồn cơn từ đâu?

Theo phản ánh của bà Lý Kim Chi, các DN NK và sản xuất lúa mì tại Việt Nam đang khốn đốn và vô cùng lo lắng trước công văn của Chi cục KDTV vùng I và vùng II (Cục BVTV - Bộ NN-PTNT) thông báo các DN NK lúa mì biết, bắt đầu từ ngày 1/11 các lô hàng lúa mì nếu nhiễm cỏ kế đồng, có tên tiếng Anh là Cirsium Arvense sẽ bị xử lý theo hình thức tái xuất.

Là người rất quyết liệt trong việc cắt giảm các thủ tục chuyên ngành, điều kiện kinh doanh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng ngay lập tức phê bình Cục BVTV và đề nghị đại diện Bộ NN-PTNT có mặt tại cuộc họp trả lời. Tuy nhiên, không hiểu vì sao lãnh đạo Vụ Pháp chế - Bộ NN-PTNT, người nắm rất rõ Luật Bảo vệ và KDTV có mặt tại cuộc họp không trả lời rõ để Bộ trưởng và DN chia sẻ, khiến sự việc có vẻ đi xa hơn mức cần thiết.

01-05-09_lu-mi-nk
Từ 8/5/2018 - 10/10/2018 có tới 1,6 triệu tấn lúa mì trên tổng số 5 triệu tấn lúa mì NK về Việt Nam nhiễm cỏ kế đồng

Nguồn cơn tranh cãi quanh câu chuyện lúa mì NK nhiễm cỏ kế đồng bắt đầu từ ngày 8/5/2018 khi hệ thống KDTV của Cục BVTV phát hiện lô lúa mì NK từ Nga về Việt Nam nhiễm cỏ kế đồng, sinh vật ngoại lai gây hại thuộc thuộc nhóm I các đối tượng KDTV của Việt Nam. Các thông tin, tài liệu, bằng chứng khoa học cỏ kế đồng nguy hại với môi trường và nông nghiệp trên thế giới như thế nào, bị các nước cấm ra sao đã quá đầy đủ và phổ biến nên trong bài viết này chúng tôi không đề cập thêm.

Quay lại câu chuyện lúa mì NK nhiễm cỏ kế đồng, ngay khi phát hiện lô đầu tiên tháng 5/2018, Cục BVTV có các cuộc họp nóng với các DN NK lúa mì để bàn giải pháp khắc phục, như tìm nguồn khác thay thế hoặc đàm phán với đối tác XK yêu cầu họ xử lí sạch cỏ kế đồng trong lúa mì trước khi xuất đi Việt Nam. Trong thời gian đó, nhằm tạo điều kiện cho DN có thời gian chuyển bị, tránh gây thiệt hại đột ngột, Cục BVTV vẫn đồng ý để các lô hàng lúa mì nhiễm cỏ kế đồng thông quan, nhưng bắt buộc phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật và kiểm soát đặc biệt được quy định trong Điều 34 Luật Bảo vệ và KDTV.

Nhưng do kế đồng là một loài cỏ dại, các phương pháp xông hơi khử trùng, xử lý nhiệt, xử lí hơi nước nóng, chiếu xạ… không phát huy hiệu quả đáng kể mà lại tốn kém, khó thực hiện bởi mỗi tàu hàng lúa mì NK trọng lượng lên tới hàng chục nghìn tấn. Do đó, ngành KDTV buộc phải chọn giải pháp thủ công là đốt hoặc nghiền các vật thể cỏ kế đồng lẫn trong các container lúa mì. Vậy là Chi cục KDTV vùng I (Hải Phòng) và vùng II (TP.HCM) phải cử cán bộ giám sát các lô hàng từ cầu cảng tới lúc vận chuyển lên container chở về kho của các nhà máy xay xát để giám sát và hướng dẫn xử lý đảm bảo tuyệt đối 100% không có bất cứ hạt cỏ kế đồng nào phát tán ra ngoài môi trường gây nguy hại cho nền nông nghiệp nước nhà.

01-05-09_co-ke-dong
Cỏ kế đồng

Tuy nhiên, thời gian gần đây ngành KDTV bắt đầu quá tải khi số lượng lúa mì NK về Việt Nam nhiễm cỏ kế đồng không những giảm mà ngày càng tăng, tính đến ngày 10/10 đã là 1,6 triệu tấn trên tổng số gần 5 triệu tấn lúa mì NK về Việt Nam, chủ yếu là đến từ ba quốc gia Nga, Mỹ và Canada. Có thời điểm 5 - 6 tàu lúa mì nhiễm cỏ kế đồng về cùng một lúc (mỗi tàu 50.000 - 70.000 tấn, phân chia cho 40 - 50 DN) nên Cục BVTV phải điều chuyển hàng chục cán bộ KDTV từ ngoài Hà Nội và các vùng khác đi tiếp viện cho vùng I và vùng II để giám sát xử lý.

Theo Chi cục trưởng Chi cục KDTV vùng II Đặng Văn Hoàng và Phó Chi cục trưởng Chi cục KDTV vùng I Trần Thị Nhinh thì giải pháp xử lí hiện tại chỉ mang tính chất tạm thời, nếu kéo dài anh chị em cán bộ KDTV sẽ kiệt sức bởi hầu như toàn bộ thời gian phải ăn chực nằm chờ ở kho các nhà máy lúa mì để giám sát xử lý cỏ kế đồng.

Hơn nữa, theo phản ánh của các cán bộ KDTV là ý thức chấp hành và hợp tác của phần lớn các DN NK lúa mì vô cùng thờ ơ và yếu kém. Sau khi được thông quan chở hàng về kho rồi coi như xong, khi cán bộ KDTV đến phối hợp lãnh đạo, cán bộ chủ chốt hầu hết lặn mất tăm, chỉ cử thủ kho hoặc bảo vệ ra làm việc mang tính chất đối phó, gây khó khăn rất lớn cho hoạt động chuyên môn của ngành KDTV.

Theo chỉ đạo của Cục BVTV, Chi cục KDTV vùng I và II ngày 5/9 ban hành công văn (chỉ là thông báo cho phía DN có thời gian chuẩn bị không phải văn bản quy phạm pháp luật) gửi DN cho biết, sau ngày 1/11 các lô hàng lúa mì NK về Việt Nam sẽ bị buộc phải tái xuất theo đúng quy định tại Điều 34 Luật Bảo vệ và KDTV năm 2013.

Ngay sau khi nhận được thông báo của Chi cục KDTV vùng I và II, các DN NK lúa mì bắt đầu nháo nhào vắt chân lên cổ đi kêu cứu khắp nơi...  

Bài toán buộc phải giải

Mặc dù có thể áp dụng ngay biện pháp tái xuất các lô lúa mì nhiễm cỏ kế đồng khi phát hiện lô đầu tiên ngày 8/5/2018 theo Điều 34 Luật Bảo vệ và KDTV, nhưng Cục BVTV vẫn chọn giải pháp có tình, có lý hơn để không gây thiệt hại cho DN. Nhưng theo nguyện vọng của các DN lúa mì phát biểu tại buổi làm việc với Cục BVTV ngày 17/10 họ muốn gia hạn thời gian tái xuất lâu hơn nữa.

01-05-09_ke-dong-1
Cỏ kế đồng là sinh vật ngoại lai cực kỳ nguy hiểm với Việt Nam cũng như thế giới

Sau khi nghe kiến nghị của các DN cộng với đề nghị của các cơ quan chức năng các quốc gia XK lúa mì vào Việt Nam thường xuyên nhiễm cỏ kế đồng, Cục trưởng Cục BVTV Hoàng Trung đồng ý tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất đối với những ô hàng nhiễm cỏ kế đồng sau ngày 1/11/2018 để các DN có thêm thời gian cũng như trong lúc chờ đợi các cơ quan chức năng Việt Nam tổ chức các hoạt động tiếp xúc, đàm phán theo thông lệ quốc tế. Trong trường hợp kết quả đàm phán thuận lợi quá tốt, còn nếu phía bạn không thiện chí các DN NK lúa mì của Việt Nam nên chuẩn bị sẵn tinh thần buộc phải thượng tôn pháp luật.

Qua câu chuyện lúa mì mới thấy vị thế trên trường quốc tế và tính đoàn kết của DN Việt Nam còn khá nhiều hạn chế. Bởi theo chia sẻ của nhiều DN NK lúa mì tại cuộc họp tại Cục BVTV, khi phía DN Việt Nam yêu cầu DN đối tác Mỹ, Nga, Canada phải xử lí lúa mì đảm bảo sạch 100% cỏ kế đồng mới được phép xuất sang Việt Nam đều bị từ chối thẳng thừng, thậm chí de dọa ngược lại rằng DN Việt Nam không mua thì thôi...

Thật đáng tiếc, trong câu chuyện lúa mì NK về Việt Nam nhiễm cỏ kế đồng, lẽ ra Cục BVTV và các DN phải cùng đoàn kết thống nhất với nhau để gây áp lực và đối trọng khi đàm phán với các nước XK thì đằng này chính nội bộ chúng ta lại bất đồng quan điểm.

Thực tế, hiện các DN lúa mì của Nga, Mỹ, Canada… khi XK lúa mì sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Mexico được yêu cầu phải làm sạch cỏ kế đồng trước khi xuất, tại sao Việt Nam lại chưa làm được? Trong khi đó, các lô hàng nông sản của Việt Nam XK sang Mỹ, EU chỉ cần phát hiện 1 con bọ rầy, 1 con rệp hay ấu trùng của ruồi đục quả, ngay lập tức sẽ bị yêu cầu tái xuất, thậm chí là tạm ngừng NK?

 
 
NGUYÊN HUÂN
Báo NN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN