Vì sao học sinh không được mua bảo hiểm y tế hộ gia đình?

17:27 | 09/10/2023

DNTH: Gia đình đông người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì những người sau sẽ được mua với giá rất rẻ. Tuy nhiên, học sinh, sinh viên không được mua bảo hiểm y tế hộ gia đình.

Theo quy định hiện hành của Luật bảo hiểm y tế, học sinh - sinh viên không thể mua bảo hiểm y tế diện hộ gia đình. Căn cứ theo Khoản 3, Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và Khoản 4, Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014, học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ (từ 30% - 100%) mức đóng bảo hiểm y tế.

Tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế quy định 5 nhóm tham gia bảo hiểm y tế.

- Thứ nhất là nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm: người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

- Thứ 2 là nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng, bao gồm: người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Thứ 3 là nhóm do ngân sách Nhà nước đóng, bao gồm: quân nhân, người làm công tác cơ yếu, học viên cơ yếu ở các trường quân đội, công an; cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách Nhà nước; người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách Nhà nước; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 6 tuổi…

- Thứ 4 là nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm: người thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh viên.

- Thứ 5 là nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ những người được đã thuộc 4 nhóm trên.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 13, Luật bảo hiểm y tế quy định:

“Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế”.

Theo quy định Luật bảo hiểm y tế thì đối tượng học sinh, sinh viên là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế, không phải là đối tượng tự nguyện. Theo đó, đối với học sinh, sinh viên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có thứ tự sắp xếp thuộc nhóm thứ 4, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình có thứ tự sắp xếp thuộc nhóm thứ 5 từ trên xuống. Căn cứ quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế khi thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế ở nhóm trước đó thì không được tham gia bảo hiểm y tế ở nhóm sau. Do đó, học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục (trừ trường hợp đã tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm đối tượng khác có thứ tự thuộc nhóm 1, 2, 3) thì sẽ tham gia bảo hiểm y tế tại nhà trường và không được tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

Trường hợp học sinh, sinh viên đã mua thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình thì liên hệ với các tổ chức dịch vụ hoặc cơ quan BHXH nơi cấp thẻ để được hoàn trả lại tiền bảo hiểm y tế hộ gia đình trùng với thời gian mua thẻ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên.

nhi2-14_50_35_584
Học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và được Ngân sách Nhà nước hỗ trợ (từ 30% - 100%) mức đóng bảo hiểm y tế.

Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2023 - 2024

Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở tăng lên là 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, số tiền mà học sinh, sinh viên thực đóng bảo hiểm y tế tăng từ 563.220 đồng/năm lên 680.400 đồng/năm (trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%). Theo đó, trong năm học 2023 - 2024, mức đóng Bbảo hiểm y tế của học sinh sẽ có sự thay đổi so với năm học 2022 - 2023.

Khi đó mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh như sau:

Mức đóng = 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng = 972.000 đồng/năm.

Trong đó:

Số tiền được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế là: 291.600 đồng/năm.

Số tiền học sinh thực đóng bảo hiểm y tế là: 680.400đồng/năm

Đặc biệt, ngoài việc được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên, trong năm học 2023 - 2024 dự kiến có thêm một số tỉnh, thành phố tiếp tục hỗ trợ thêm mức đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ ngân sách địa phương, do đó số tiền thực đóng bảo hiểm y tế của mỗi học sinh tiếp tục được giảm.

Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình

Mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, như sau:

Người thứ nhất: 4,5% mức lương cơ sở;

Người thứ hai: 70% mức đóng của người thứ nhất (3,15% mức lương cơ sở).

Người thứ ba: 60% mức đóng của người thứ nhất (2,7% mức lương cơ sở).

Người thứ tư: 50% mức đóng của người thứ nhất (2,25% mức lương cơ sở).

Người thứ năm trở đi: 40% mức đóng của người thứ nhất (1,8% mức lương cơ sở).

Từ 1/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình, như sau:

Người thứ nhất: 81.000 đồng/tháng; 972.000 đồng/năm (trước 1/7: 67.050 đồng/tháng; 804.600 đồng/năm).

Người thứ hai: 56.700 đồng/tháng; 680.400 đồng/năm (trước 1/7: 46.935 đồng/tháng; 563.220 đồng/năm).

Người thứ ba: 48.600 đồng/tháng; 583.200 đồng/năm (trước 1/7: 40.230 đồng/tháng; 482.760 đồng/năm).

Người thứ tư: 40.500 đồng/tháng; 486.000 đồng/năm (trước 1/7: 33.525 đồng/tháng; 402.300 đồng/năm).

Người thứ năm trở đi: 32.400 đồng/tháng; 388.800 đồng/năm (trước 1/7: 26.820 đồng/tháng; 321.480 đồng/năm).

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 124/CĐ-TTg ngày 30/11/2024 về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.

Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh

DNTH: Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc dự thảo Tờ trình quyết định bãi bỏ Quyết định 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh...

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 12/2024

DNTH: Trong tháng 12/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định về lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng...

Đưa khoáng sản trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

DNTH: Luật Địa chất và khoáng sản đã được Quốc hội chính thức thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với tỷ lệ tán thành cao. Luật Địa chất và khoáng sản đã kế thừa Luật Khoáng sản hiện hành, bổ sung một số quy...

Quy định mới về quản lý trang thông tin điện tử, mạng xã hội

DNTH: Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã bổ sung một số quy định về quản lý trang thông tin điện tử và mạng xã hội trong nước. Theo đó, các mạng xã hội đã...

Đề xuất sửa mức doanh thu chịu thuế với thu nhập của hộ, cá nhân kinh doanh

DNTH: Một trong những đề xuất quan trọng trong dự thảo Dự án luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế) được nhiều người quan tâm là hoàn thiện quy định về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với cá nhân kinh doanh.

XEM THÊM TIN