Viện trưởng CIEM: Nếu không tháo gỡ khó khăn kịp thời, phù hợp, một bộ phận doanh nghiệp khó trụ vững cho đến khi hết dịch!

09:10 | 09/04/2020

DNTH: "Bối cảnh lạm phát cao và tăng trưởng thấp cũng đòi hỏi lưu lượng hỗ trợ phải ở liều lượng hợp lý, bởi hỗ trợ quá mức có thể làm tăng áp lực lạm phát, và hỗ trợ quá ít thì không đủ tác động thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh", bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) lưu ý.

Hỗ trợ là cần thiết nhưng tư duy phải đúng 

Theo Viện trưởng CIEM, trong các quý tiếp theo, kinh tế Việt Nam được dự báo có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường.

Bà nhấn mạnh: Nếu không tháo gỡ khó khăn kịp thời, phù hợp, một bộ phận doanh nghiệp khó có thể trụ vững cho đến khi hết dịch. Khi ấy, sức sống và khả năng tận dụng các cơ hội trong điều kiện bình thường (từ các FTA, Cách mạng Công nghiệp 4.0...) của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng đáng kể. Một hệ lụy khác kèm theo là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Hồng Minh, dù việc hỗ trợ cho nền kinh tế là cần thiết nhưng tư duy hỗ trợ cần bảo đảm kịp thời, tập trung, và đúng liều lượng.

"Hiệu quả hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động và người dân sẽ giảm bớt nếu các gói hỗ trợ chậm đi vào cuộc sống hoặc đòi hỏi quá nhiều thủ tục, giấy tờ", bà nói.

Bên cạnh đó, bà lưu ý các gói hỗ trợ cần bảo đảm tập trung, để vừa hỗ trợ vừa tạo tác động lan tỏa, tránh trùng lắp nhau.

"Bối cảnh lạm phát cao và tăng trưởng thấp cũng đòi hỏi lưu lượng hỗ trợ phải ở liều lượng hợp lý, bởi hỗ trợ quá mức có thể làm tăng áp lực lạm phát, và hỗ trợ quá ít thì không đủ tác động thúc đẩy hoạt động sản xuất – kinh doanh", bà nói

Mặt khác, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có thể còn những diễn biến phức tạp, dịch bệnh chỉ là một tác nhân, các giải pháp chính sách ứng phó với tình hình cần đảm bảo sự thận trọng cần thiết nhằm giữ được dư địa chính sách cần thiết để vận dụng trong các kịch bản kinh tế trong tương lai.

Do đó, việc cân nhắc thực hiện và theo dõi thực hiện các gói, biện pháp hỗ trợ càng phải dựa trên cơ sở cân nhắc rộng hơn các kịch bản diễn biến kinh tế và tương tác giữa chính sách của các nền kinh tế chủ chốt.

Hơn nữa, Việt Nam cũng cần tư duy cụ thể hơn về các chính sách, biện pháp kinh tế trong thời kỳ hậu Covid-19.

Cụ thể như ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa quan trọng để tạo sự yên tâm cho nhà đầu tư và người dân, đồng thời tạo thuận lợi cho cải cách kinh tế. Cải cách nền tảng kinh tế vi mô hướng kinh tế thị trường là một yêu cầu cần thiết, và vẫn cần duy trì đà thực hiện.

Đặc biệt, theo bà Minh, việc đón đầu sự dịch chuyển của chuỗi giá trị là rất cần thiết, song cần xử lý hài hòa để vừa giữ ổn định tâm lý nhà đầu tư nước ngoài vừa giảm được sự phụ thuộc vào một/một vài thị trường.

Viện trưởng CIEM: Nếu không tháo gỡ khó khăn kịp thời, phù hợp, một bộ phận doanh nghiệp khó trụ vững cho đến khi hết dịch!

8 đề xuất về chính sách cho Việt Nam

Dựa trên những cơ sở đó, Viện trưởng CIEM đưa ra 8 hướng tiếp cận của chính sách.

Thứ nhất là thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, cập nhật các kịch bản điều hành kinh tế vĩ mô. Lưu tâm hơn đến đánh giá thiệt hại từ Covid-19 trên nhiều phương diện để từ đó xác định chính sách và liều lượng phù hợp.

Thứ hai, thực thi các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 một cách quyết liệt đi đôi với củng cố niềm tin xã hội, tạo sự đồng thuận của người dân. 

Thứ ba, thực thi các chính sách tài khóa nới lỏng có kiểm soát, đồng bộ và phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích.

Đồng thời tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, tăng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên. kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Thứ tư, nghiên cứu, thực hiện các chính sách, biện pháp giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp (đặc biệt liên quan đến thuế, phí, giá điện, giá nước, BHXH…), tăng cường kỷ luật, xử lý kỷ luật để loại bỏ chi phí không chính thức của doanh nghiệp.

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công một cách đầy đủ, hiệu quả nhằm tạo sức bật cho nền kinh tế trong năm 2020 và các năm tiếp theo, đồng thời tạo áp lực cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn công.

Thứ sáu, nghiên cứu định hướng và các giải pháp mạnh mẽ để cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu. Điều này đòi hỏi phải có chính sách công nghiệp đủ tập trung và khả thi, tư duy lại về chuỗi giá trị, tận dụng cơ hội từ dịch chuyển chuỗi giá trị khỏi Trung Quốc, kết hợp với thực thi hiệu quả các FTA, đặc biệt là CPTPP, EVFTA.

Thứ bảy, nghiên cứu các chính sách, giải pháp nhằm phát triển kinh tế trong giai đoạn hậu Covid-19, trong đó có các yêu cầu cải cách môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng các các cơ hội phát triển từ ứng dụng những thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0, các cơ hội kinh doanh…

Thứ tám, tổ chức thực hiện hiệu quả, tập trung các biện pháp an sinh xã hội; thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình an sinh xã hội và các biện pháp hỗ trợ để có điều chỉnh phù hợp.

Viện trưởng CIEM: Nếu không tháo gỡ khó khăn kịp thời, phù hợp, một bộ phận doanh nghiệp khó trụ vững cho đến khi hết dịch! - Ảnh 1.

Theo Trí thức trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đảng bộ Cao su Chư Prông thống nhất loạt chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ mới

DNTH: Ngày 24/6, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030 đã diễn ra tại huyện Chư Prông (Gia Lai).

Cao su Chư Sê đặt mục tiêu nâng thu nhập người lao động trong nhiệm kỳ mới

DNTH: Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê lần thứ XII đã thông qua các chỉ tiêu quan trọng cho nhiệm kỳ 2025 – 2030, trong đó tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng và nâng cao đời sống người lao động. Đại hội...

Doanh nhân Hoàng Mai Chung được trao giải “nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới, sáng tạo”

DNTH: Tại Lễ trao giải Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam – Industrie 4.0 Awards lần thứ tư, doanh nhân Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Meey Group đã vinh dự được xướng tên ở hạng mục “Nhà lãnh đạo tiên phong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

"Ông trùm" lúa gạo Lộc Trời dự kiến lỗ 500 tỷ đồng trong năm 2025

DNTH: CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Mã CK: LTG) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, dự kiến tổ chức vào ngày 14/7 tại Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Lộc Trời, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Anh hùng Lao động Thái Hương được vinh danh Nhà lãnh đạo xuất sắc trong phát triển bền vững toàn cầu 2025

DNTH: Ngày 13/6, Tạp chí Global Brand (Vương quốc Anh) tổ chức lễ trao giải thường niên Global Brand Awards tại Dubai. Chỉ 3 trong tổng số 31 giải thưởng được vinh danh trên phạm vi toàn cầu, và một trong số đó được trao cho Anh hùng Lao...

Đại hội Đảng bộ PV GAS nhiệm kỳ 2025-2030: Định hướng chiến lược “Đổi mới - Bứt phá - Thích ứng - Cạnh...

DNTH: Đảng bộ Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã và đang thể hiện quyết tâm tổ chức đại hội đảng các cấp tại PV GAS, hướng tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ PV GAS nhiệm kỳ 2025-2030.

XEM THÊM TIN