Việt Nam dần trở thành trung tâm quan trọng của ngành sản xuất điện tử toàn cầu
22:26 | 05/07/2024
DNTH: Theo các chuyên gia, yếu tố chính đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất và xuất khẩu điện thoại là việc giảm dần sự lệ thuộc vào Trung Quốc của các công ty điện thoại di động.
Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê đã khẳng định sự bứt phá của Việt Nam, khi trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu 4 nhóm hàng chính đều đạt giá trị xuất khẩu vượt qua ngưỡng 10 tỷ USD. Đáng chú ý nhất là ngành máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, với tổng giá trị xuất khẩu lên đến 27,01 tỷ USD, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, xuất khẩu điện thoại di động và linh kiện cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, đạt 22,4 tỷ USD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm trước. Thành tựu này đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điện thoại di động lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc và là nước xuất khẩu máy tính lớn thứ 5.

Việt đang dần trở thành trung tâm quan trọng của ngành sản xuất điện tử toàn cầu và không còn là một vùng đất mới đối với các ông lớn công nghệ toàn thế giới. Các đối tác gia công lớn của Apple như Foxconn, Luxshare, GoerTek và Compal đã đánh dấu sự hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam thông qua việc thành lập và vận hành các nhà máy sản xuất.
Như vậy, Việt Nam đã đạt được một thành tựu đáng chú ý trong ngành công nghiệp điện thoại di động khi vượt qua Ấn Độ, trở thành quốc gia xuất khẩu điện thoại di động lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Điều này là một bước tiến lớn cho nền công nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời cũng là minh chứng cho sự phát triển và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông nước ta.
Trước đó, năm 2020, khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, các nhà máy của Apple tại đây phải tạm ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn cho nhân viên và ngăn chặn sự lây lan của virus. Điều này đã gây ra những gián đoạn đáng kể trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple. Song song với đó, căng thẳng trong thương chiến Mỹ - Trung cũng đã thúc đẩy nhiều đối tác của Apple đưa ra quyết định chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam.
Vào giữa tháng 4/2024, CEO Tim Cook lần đầu tiên đến Việt Nam và ông cho biết: Apple hiện có 2 pháp nhân tại Việt Nam, hơn 70 nhà máy là đối tác sản xuất thiết bị gốc cùng 40 đối tác phân phối và trên 5.000 cửa hàng ủy quyền. “Dư địa hợp tác của Apple tại thị trường Việt còn rất lớn và hoàn toàn có thể mở rộng để có thể nhận được nhiều kết quả tốt hơn trong tương lai”, CEO Apple nhận định.
Không chỉ ông lớn Apple, tháng 4/2024, chiếc điện thoại di động thứ 1 tỷ do nhà máy Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên sản xuất đã chính thức được hoàn thiện. Chiếc điện thoại này là dòng Samsung Galaxy S24 Ultra, thế hệ điện thoại AI đầu tiên trên thế giới đã mang đậm dấu ấn của bàn tay người Việt.

Các chuyên gia cho rằng, yếu tố chính đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất và xuất khẩu điện thoại là việc giảm dần sự lệ thuộc vào Trung Quốc của các công ty điện thoại di động. Hơn thế, thị trường nhập khẩu điện thoại nhiều nhất thế giới là Mỹ đã liên tục tăng cường các đơn hàng từ những quốc gia Đông Nam Á.
Tuy ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đã đạt được những bước tiến lớn nhưng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu hoạt động trong phân khúc lắp ráp, tức là giai đoạn cuối cùng của chuỗi cung ứng.
Trong khi đó, các phân khúc đem lại giá trị gia tăng cao như R&D, thiết kế và phân phối ở Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Trung tâm quan trọng /
- Sản xuất điện tử /
- Xuất khẩu điện thoại /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...
DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

Nông dân Sông Mã 'bắt' nhãn ra quả theo ý muốn
DNTH: Nhờ áp dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, nông dân ở vựa nhãn Sông Mã (Sơn La) đã có nhãn thu hoạch quả bán từ cuối tháng 4 hàng năm với giá cao.

Giải pháp đột phá chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
DNTH: Chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được coi là những giải pháp đột phá giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Cảm biến định lượng phân bón cho cây trồng
DNTH: Công ty khởi nghiệp Enfarm sử dụng IoT và AI để đánh giá thành phần trong đất.

Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn
Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn giúp giảm lượng nước, lươn ít dịch bệnh.

Ứng dụng công nghệ, chuyển sản xuất nông nghiệp theo hướng 'thuận thiên'
DNTH: Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, đất đai phù sa, màu mỡ, An Giang có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...