Vietjet Air – Khi niềm tin của 'thượng đế' đặt nhầm chỗ?

14:13 | 06/12/2018

DNTH: Ngoài những scandal đình đám và “đặc sản” delay, thời gian vừa qua niềm tin của khách hàng đối với hãng hàng không giá rẻ này rơi xuống chạm đáy khi liên tiếp những chuyến bay gặp sự cố gây hoang mang dư luận. Phải chăng, chọn Vietjet Air khách hàng đang đặt niềm tin nhầm chỗ?

Bắt đầu đi vào hoạt động từ cuối năm 2011, trở thành hãng hàng không thứ 4 của Việt Nam, sau Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietnam Aviation Service Company (VASCO). Tuy nhiên, chưa đầy 7 năm hoạt động, Vietjet nổi lên với hàng loạt scandal như: Máy bay rơi tự do; Tiếp viên mặc Bikini; Chở khách từ Đà Lạt lại đến Nha Trang; Từ chối khách hàng khuyết tật;… hay mới đây nhất Vietjet khiến cả nước phải chấn động bởi vụ hạ cánh khẩn cấp tại Buôn Ma Thuột do máy bay gặp sự cố. Đáng nói, trước đó chưa đầy một tuần tại sân bay Tân Sơn Nhất, Vietjet cũng rơi vào tình trạng tương tự khiến hàng trăm hành khách “kinh hồn bạt vía”…

Hành khách đòi kiện Vietjet Air ra tòa vì bị Delay gần 7 tiếng tại sân bay Nội Bài

Liệu chăng tất cả đang là chiêu trò PR hay lại là một thực tại khẳng định tên tuổi của Vietjet? Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, bà chủ của Vietjet từng được dư luận biết đến hình ảnh là một doanh nhân thành đạt với vốn liếng chỉ bằng chữ “tín”, tuy nhiên với thực tại của Vietjet trong thời gian vừa qua thì chữ “tín” bà Thảo từng thành công liệu đáng giá bao nhiêu? Trong khi đó, niềm tin của khách hàng cho hãng hàng không giá rẻ này đang dần chạm đáy. 

Không chỉ có vậy, ngày 18/11 những hành khách mua vé trên chuyến bay VJ781 của Vietjet Air đã bị delay gần 7 tiếng đồng hồ tại sân bay Nội Bài. Bức xúc về cách làm việc của hãng hàng không này, nhiều hành khách tại chuyến bay tuyên bố: “Sẽ khởi kiện Vietjet Air ra tòa…”. 

Sự việc trên diễn ra chưa lâu thì mới đây nhất, các cơ quan truyền thông lại dậy sóng về việc nữ tiếp viên của hãng hàng không Vietjet bị hành hung tại sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa. Và ngay ngày 05/12/2018 trong chuyến bay VJ212 từ TP Hồ Chí Minh đi Vinh, Vietjet lại tiếp tục để dấu ấn khi đưa “thượng đế” đáp xuống sân bay Nội Bài với lý do thời tiết xấu khiến hai hành khách bức xúc đến mức định “đấm” tiếp viên. Cách ứng xử của hành khách như đã nêu thực sự không đúng mực và đáng bị lên án, tuy nhiên, dư luận cũng hoài nghi về cách ứng xử của chính những tiếp viên của hãng hàng không tai tiếng này?!

Trở lại với những scandal của Vietjet Air trong quá khứ, nổi cộm nhất là hình ảnh đón những người hùng của đất nước (đội tuyển U23 Việt Nam trở về sau thành tích lịch sử tại Thường Châu – Trung Quốc) thì Vietjet Air đã khiến dư luận không sao “nuốt” trôi với những vũ công ăn mặc hở hang, khoe da thịt vô cùng phản cảm, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. 

“Thượng đế” công khai tẩy chay Vietjet trên mạng xã hội với lượt hưởng ứng lên tới hơn 15 ngàn người

Chưa dừng lại ở đó, niềm tin của hành khách ngày một bị xói mòn hơn khi công khai tẩy chay Vietjet trên mạng xã hội bằng một Fanpage với lượng người hưởng ứng tới hơn 15 ngàn người. Phải chăng giá trị vào niềm tin về Vietjet đang bị đặt nhầm chỗ?

Liên tục đẩy mạnh đầu tư, liên tục quảng bá về hình ảnh đặc biệt của một hãng hàng không tư nhân giá rẻ đi đầu trong lĩnh vực hàng không nhưng những bê bối trong thời gian vừa qua của Vietjet lại “vạch trần” bộ mặt thật phía sau tấm áo choàng hào nhoáng được đơn vị này vẽ lên; tất cả những gì hành khách được nghe không giống những gì họ thấy. Tôn chỉ mục đích hoạt động của Vietjet ở đâu? Con đường họ chọn là như thế nào? Đến bao giờ những niềm tin đang chạm đáy của hành khách sẽ được hãng hàng không này vực lên? 

Một hình ảnh xấu xí của Vietjet khiến dư luận vô cùng bức xúc. Ảnh: nguồn internet.

Chữ “tín” của bà chủ Vietjet khi nào mới trở lại với những “thượng đế” đã từng gửi gắm niềm tin? Những câu hỏi đã được đề ra, xin chuyển tới người đứng đầu của Vietjet Air để tìm câu trả lời.
Việt Nam Hội nhập điện tử sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc!

Anh Khôi – Hoàng Nguyên

VNHN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đài Loan, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều phân bón Việt Nam

DNTH: Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 601 nghìn tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 20,2% về lượng, tăng 8,5% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Thị trường ớt: Dư địa còn rất lớn

DNTH: Xuất khẩu ớt của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội tại các thị trường khó tính như Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên, diện tích canh tác còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều và áp lực cạnh tranh từ các...

Tuổi trẻ Gia Lai và khát vọng cà phê vươn tầm quốc tế

DNTH: Sáng 9/4, tại TP. Pleiku đã diễn ra buổi công bố Lễ hội Cà phê Gia Lai 2025 - Gia Lai Coffee Festival 2025, với chủ đề “Cà phê Gia Lai từ địa phương ra quốc tế”.

LocknLock khẳng định uy tín với giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương

DNTH: LocknLock, thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu đến từ Hàn Quốc vừa được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu Tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương năm 2025.

LocknLock ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra

DNTH: Thương hiệu gia dụng toàn cầu LocknLock đã ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra, một công ty con chủ chốt của Tập đoàn CP - tập đoàn lớn nhất Thái Lan, nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường châu Á và các khu vực khác.

Stavian và Shinec ký thoả thuận hợp tác chiến lược về bất động sản công nghiệp

DNTH: Ngày 3/4/2025, tại Thành phố Hải Phòng, Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec chính thức ký kết hợp tác chiến lược triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

XEM THÊM TIN