Chủ nhật, 01/10/2023, 00:11

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Khoa học-Công nghệ

"Với 60-70% dân số VN là nông dân thì chính họ mới là người quyết định thắng lợi của công cuộc CĐS"

DNTH: Đây là phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị trực tuyến về chuyển đổi số trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn sáng 18/6.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh Mic
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh Mic

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: Chuyển đổi số (CĐS) thì những nơi đi sau lại có thể đi trước, và vì thế mà CĐS có thể giúp thay đổi vị thế, thứ hạng. CĐS thì ai đi trước, người đó có nhiều cơ hội hơn. CĐS thì chỗ nào, nơi nào, việc nào nhiều khó khăn nhất và là khó khăn kéo dài thì chỗ đó, nơi đó, việc đó sẽ hiệu quả nhất, dễ thành công nhất.

CĐS giải quyết việc lớn dễ hơn là giải quyết việc nhỏ, giải quyết việc khó thì dễ hơn là giải quyết việc dễ. Lực cản CĐS của một tổ chức thì chủ yếu là ở người đứng đầu chứ không phải ở nhân viên, vì nhân viên và đối tượng phục vụ của tổ chức đó luôn được hưởng lợi từ CĐS.

Bộ trưởng Hùng chỉ ra một loạt khó khăn của người nông dân cần tháo gỡ mà không gì khác chính là CĐS: "Khó khăn của người nông dân là không bán được sản phẩm của mình trực tiếp tới người tiêu dùng, vì thế giá nông sản đã thấp nhưng người nông dân thu về còn thấp hơn. Khó khăn của người nông dân là bán quả chuối trong vườn nhà mình không khác gì quả chuối ở bất kỳ đâu, tức là quả chuối không xuất xứ và không thương hiệu, và vì thế mà giá rất thấp. Khó khăn của người nông dân là đã nghèo nhưng mua con giống, mua phân bón không biết có đúng giá, đúng chất lượng không. Khó khăn của người nông dân là quả chuối ngàn đời vẫn là quả chuối và do vậy mà giá không tăng được, nhưng những sản phẩm khác thì đổi mới không ngừng với những chất lượng mới và do vậy mà giá tăng lên…"

Từ đó người đứng đầu Bộ TT&TT đã nói lên vai trò của CĐS có tác động trực tiếp trong việc giải quyết khó khăn cho người nông dân:” Mùa vải năm nay, sàn thương mại điện tử Postmart và Vỏ Sò đã kết nối hàng triệu hộ gia đình và hàng trăm ngàn hộ gia đình đã mua được quả vải tươi. Nhiều người ở Cà Mau, ở Đà Lạt cả đời chưa được ăn quả vải Bắc Giang vì chưa bao giờ nghĩ rằng có thể đặt hàng để quả vải tươi về đến nhà mình. Năm nay thì đã khác, trên 25 triệu hộ gia đình Việt Nam, dù ở bất kỳ đâu trên mảnh đất này, đều có thể mua cân vải và nhận quả vải tươi sau nhiều nhất là 48 tiếng. Dự kiến năm nay, trên 8.000 tấn vải sẽ được tiêu thụ trên các sàn này để đến tận tay người tiêu dùng. 8.000 tấn thì mới là 4-5% sản lượng vải, nhưng những năm trước là chưa từng có. Một khởi đầu như vậy đã tạo ra một niềm tin về sàn thương mại điện tử cho bà con nông dân, và sau quả vải này sẽ là hàng trăm, hàng ngàn nông sản khác. Từ hàng triệu hộ gia đình lên sàn mua bán thì chỉ cuối năm nay thôi sẽ là hàng chục triệu”.

Nói về sự đồng hành của Bộ TT&TT trong quá trình chuyển đổi số đối với người nông dân, Bộ trưởng Hùng chia sẻ: “ Bộ TT&TT cũng đưa ra danh sách một số ứng dụng CĐS nông nghiệp mà các nước đã làm thành công, một số ứng dụng Việt Nam đã bước đầu đưa vào áp dụng thành công cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. CĐS là quá trình học hỏi. Có một cách làm CĐS hiệu quả là xem các nước khác đã áp dụng cái gì và thế nào một cách thành công rồi từ đó áp dụng cho Việt Nam. Trong một thế giới đang thay đổi nhanh, phức tạp và khó đoán định thì sẽ không ai dám nhận mình là người giỏi nhất. Nhưng người biết ai giỏi nhất cái gì lại sẽ là người giỏi nhất. Đó là người học hỏi. Người học hỏi giỏi nhất là người vừa biết và vừa không biết. Tức là người biết nhưng sẵn sàng nhận thức lại cái mình đã biết. Bộ NN&PTNT cùng với Bộ TT&TT sẽ hợp tác thành một cặp vừa biết vừa không biết để trở thành xuất sắc trong CĐS nông nghiệp, nông thôn và nông dân”.

Bộ trưởng Hùng phân tích: “Vì CĐS thì ứng dụng quan trọng hơn công nghệ. Người ứng dụng quan trọng hơn người làm ra công nghệ. Không có người đi tiên phong ứng dụng công nghệ thì không có công nghệ. Với công nghệ số thì càng ứng dụng nhiều công nghệ sẽ càng thông minh, càng nhiều người dùng thì giá càng rẻ. Vậy là làm cho công nghệ số thông minh lên và giá rẻ đi là do nhiều người ứng dụng. Với 60-70% dân số Việt Nam là nông dân thì chính họ mới là người quyết định thắng lợi của công cuộc CĐS Việt Nam”.

Theo Viettimes
Từ khóa:

Cùng chuyên mục

Những lợi ích lớn mà nền tảng AIOps mang lại cho doanh nghiệp

Những lợi ích lớn mà nền tảng AIOps mang lại cho doanh nghiệp

DNTH: Nền tảng AIOps là hệ thống phần mềm có khả năng kết hợp Big Data và AI, từ đó giúp doanh nghiệp đối phó với nhu cầu giám sát hiệu suất, đối chiếu và phân tích sự kiện, quản lý và tự động hóa các dịch vụ IT.
Ra mắt Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lý giáo dục Ngọc Ân

Ra mắt Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lý giáo dục Ngọc Ân

DNTH; Chiều ngày 21/10, tại Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lý giáo dục Ngọc Ân đã tổ chức buổi khai trương long trọng. Đây là trung tâm nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học tâm lý, giáo dục vào lĩnh vực can thiệp sớm và hỗ trợ cho trẻ rối loạn phát triển về thể chất, trí tuệ, năng lực học tập và những kỹ năng tự lập cơ bản.
Chuyển đổi số là chìa khóa đưa thông tin đối ngoại ra toàn cầu

Chuyển đổi số là chìa khóa đưa thông tin đối ngoại ra toàn cầu

DNTH: Theo Cục trưởng Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ TT&TT) Phạm Anh Tuấn, chuyển đổi số chính là chìa khóa để thông tin tích cực và thành tựu của Việt Nam dễ dàng được tìm thấy, tiếp cận mọi lúc, mọi nơi trên các nền tảng, công cụ tìm kiếm toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về chuyển đổi số đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo nhưng giảm tải cho giáo viên

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói về chuyển đổi số đại học: Nâng...

Mục tiêu của chuyển đổi số đại học là nâng cao chất lượng đào tạo nhưng giảm tải cho giáo viên, đổi mới mô hình dạy và học, hỗ trợ các công cụ giảng dạy mới cho giáo viên.
5G thúc đẩy chuyển đổi số cho hôm nay hay cho ngày mai?

5G thúc đẩy chuyển đổi số cho hôm nay hay cho ngày mai?

DNTH: Vừa qua đã diễn ra phiên Hội nghị chuyên đề “5G thúc đẩy chuyển đổi số cho hôm nay hay cho ngày mai?". Đây là phiên diễn đàn thứ hai của chuỗi sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng và Triển lãm Thế giới số 2021 do ITU phối hợp với Bộ TT&TT tổ chức. Tham dự diễn đàn là các diễn giả đến từ các cơ quan quản lý chính phủ, các hãng công nghiệp và, tổ chức quốc tế: FCC Mỹ, ICNIRP Úc, NTT Nhật, Bosch Đức, Cisco, Qualcomm, KT, Samsung …
47,4% doanh nghiệp công nghệ cho rằng Chính phủ cần nâng cấp hạ tầng công nghệ số quốc gia

47,4% doanh nghiệp công nghệ cho rằng Chính phủ cần nâng cấp hạ tầng...

DNTH: Đây là thông tin do Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ trong bản tham luận trình bày tại Hội nghị triển khai kết luận của Bộ Chính trị về định hướng chương trình xây dựng pháp luật.
Quản trị AI: Giảm thiểu rủi ro trước khi gặt hái thành công

Quản trị AI: Giảm thiểu rủi ro trước khi gặt hái thành công

DNTH: Với việc AI chuyển từ thí điểm sang sản xuất, các doanh nghiệp phải thiết lập các chiến lược giám sát giữa các bộ phận, tập trung vào chất lượng dữ liệu, tuân thủ nghiêm ngặt các bộ quy tắc đặt ra.
Phát triển 5G nhằm thu hẹp khoảng cách nông thôn và thành thị

Phát triển 5G nhằm thu hẹp khoảng cách nông thôn và thành thị

DNTH: Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức Hội nghị ASEAN về 5G. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam 2022 diễn ra trong 4 ngày từ 11 - 14/10/2022.