Thứ hai, 29/05/2023, 06:35

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Tin tức kinh tế Thị trường

Vốn hóa đất đai: Vẫn lo kẽ hở tham nhũng?

Trên quan điểm “vốn hóa đất đai là phương thức cơ bản để phát triển đô thị”, GS.TSKH Đặng Hùng Võ (nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT;) đã phân tích thực trạng vấn đề này tại Việt Nam thời gian qua. Đáng chú ý, vị chuyên gia này nhắc tới cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” với cảnh báo về kẽ hở lọt tham nhũng.

Từ sáng kiến của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Các hình thức vốn hóa đất đại đã được thực hiện ở nước ta gồm có: Đổi đất lấy hạ tầng (hay còn có tên là “sử dụng quỹ đất để phát triển hạ tầng”, nay được ẩn dưới tên “dự án BT”); Giao đất công để thực hiện các dự án đầu tư và “bán tài sản công” khi Nhà nước không còn nhu cầu sử dụng.

 

 von hoa dat dai: van lo ke ho tham nhung? hinh anh 1

 

Ảnh minh hoạ. 

Theo GS. Võ, nếu quá trình vốn hóa này không được quản lý chặt chẽ thì luôn gắn với tham nhũng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị do Nhà nước xác định và giá trị thị trường. Tại một số nước không ngăn chặn được tình trạng một phần khá lớn giá trị vốn hóa được chuyển không chính thức vào túi tư nhân.

Nguyên lãnh đạo Bộ TN&MT cho biết, cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” được coi là sáng kiến của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ những năm 1990. Theo đó, NSNN tại địa phương không đủ để phát triển hạ tầng mà Nhà nước lại chỉ có đất đai là quý. Vậy là Nhà nước hợp đồng với nhà đầu tư bỏ tiền ra xây dựng hạ tầng và Nhà nước sẽ trả bằng đất đai – GS. Võ dẫn giải.

Thực tế, hạ tầng thường là một con đường nào đó và đất đem đổi lại là đất hai bên đường. Vấn đề ở đây, là giá trị đem ra đánh đổi như thế nào? Giá trị con đường được xây dựng do ai định giá, quyết toán, kiểm toán hay lấy theo giá trị khái toán trong dự án? Đồng thời, theo ông Võ, đất đai hai bên đường (đỏi lấy con đường) được tính theo giá đất nông nghiệp hay đất ở, đất ở đã có con đường hay chưa có con đường? Tất cả phần giá trị đổi chác hoàn toàn mập mờ - GS. Võ nhấn mạnh.

Kinh nghiệm đổi đất lấy hạ tầng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã được nhiều địa phương khác áp dụng như Quảng Ninh, Hà Tây (cũ), Hưng Yên. Điều này cũng đã được đưa vào quy định chính thức cơ chế “sử dụng quỹ đất để phát triển hạ tầng” tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai (1998).

Tuy nhiên, ông Võ cho rằng, độ mập mờ về giá trị quy định trong Luật này cũng không rõ hơn những mập mờ trên thực tế. Hệ quả tham nhũng đã làm cho lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị thi hành kỷ luật sau khi thanh tra việc thực hiện “đổi đất lấy hạ tầng”. Dự án Ecopark ở Văn Giang (Hưng Yên) là dự án “đổi đất lấy hạ tầng” cuối cùng được phê duyệt.

Tới khai tử, tái sinh và tiếp tục bị cảnh báo

von hoa dat dai: van lo ke ho tham nhung? hinh anh 2

Hà Nội, Hà Tây (cũ) và Hải Dương là các địa phương khởi nguồn cho xu hướng phục hồi cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” dưới lốt các dự án BT

Năm 2004, Nghị định 181/2004/NĐ-CP đã chính thức khai tử cơ chế “Đổi đất lấy hạ tầng” bằng quy định thực hiện đấu giá đất sau khi phê duyệt quy hoạch hạ tầng để lấy tiền xây dựng hạ tầng. Tiếp theo, Luật Đất đai 2013 tiếp tục giữ cơ chế đấu giá đất để lấy tiền phát triển hạ tầng nhưng lại chấp nhận cơ chế dự án BT (xây dựng - Chuyển giao) mà không có quy định chi tiết nào về định giá hạ tầng cũng như định giá đất đai để trả cho nhà đầu tư hạ tầng.

Quy hoạch đô thị một cách nghiêm túc đã được phê duyệt, vẫn cứ hay bị điều chỉnh để đất “vàng” lần lượt chuyển sang để xây dựng các khu chung cư cỡ lớn theo đề xuất của nhà đầu tư tư nhân (tại Hà Nội: Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy cơ khí Trung quy mô, nhà máy Dệt 8/3, triển lãm Giảng Võ đều chuyển sang xây chung cư đông người gắn với thương mại). Điều quan trọng hơn là thể chế giao đất không hề thông qua đấu giá hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT đánh giá, dự án BT chỉ là hình thức mới phủ lên nội dung cũ “Đổi đất lấy hạ tầng”. Và đến nay, hàng loạt dự án BT đã được nhiều nhà đầu tư đề xuất tại Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương khác; nhiều dự án đã được lãnh đạo địa phương chấp thuận và báo chí đã cảnh báo về kẻ hở lọt tham nhũng.

Điển hình, tại TP.HCM, từ tháng 4.2015 tới tháng 3.2016, UBND Thành phố đã phê duyệt 17 dự án PPP (công tư đối tác) – trong đó có tới 11 dự án BT do các nhà đầu tư đề xuất. Tại thời điểm tháng 6.2016, UBND Thành phố cũng phê duyệt dự án BT phòng chống lũ giai đoạn I tổng vốn đầu tư lên tới 9,926 nghìn tỷ đồng và trình Thủ tướng chấp thuận dự án BT xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 với tổng vốn đầu tư 5,254 nghìn tỷ đồng.

Hà Nội, Hà Tây (cũ) và Hải Dương là các địa phương khởi nguồn cho xu hướng phục hồi cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” dưới lốt các dự án BT. Vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã kết luận nhiều sai phạm trong khiển khai các dự án BT ở Hà Nội (gồm cả Hà Tây cũ). Theo đó, các sai phạm chủ yếu là: chưa xong hạ tầng mà đã giao đất cho nhà đầu tư và nhà đầu tư đã “bán đất” để thu tiền như tại dự án Thanh Hà, quận Hà Đông; Chất lượng hạ tầng không được kiểm soát, sai lệch về công nghệ, hoạt động kém chất lượng như dự án xây dựng Trạm xử lý nước thải Yên Sở, huyện Thanh Trì (Hà Nội).

Phương thức BT là một dạng đặc thù của PPP (đối tác công – tư) được áp dụng khá rộng rãi ở Việt Nam. Bản chất đây là phương thức huy động tài chính từ đất để phát triển hạ tầng. Có thể dễ dàng nhận thấy phương thức này kém minh bạch, vì không rõ việc đổi đất lấy hạ tầng được tiến hành trên cơ sở giá nào? Theo cơ chế cạnh tranh thị trường, dự án hạ tầng phải qua đấu thầu để chọn nhà thầu đưa ra giá tốt nhất, còn đất đai phải qua đấu giá mới chọn được người trả giá cao nhất…

Kém minh bạch như vậy rất dễ bị các nhóm lợi ích lợi dụng (không chỉ về mặt giá cả, mà còn để vừa có đất cho dự án phát triển BĐS của họ, lại vừa có hạ tầng bên ngoài kết nối với dự án đó – như KĐT EcoPark…).

TS. Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam

 

 

Theo Thái Bình
(Dan Viêt)
 
 
 

 

dantri

Cùng chuyên mục

Grab tiếp tục phản đối “đeo mào” như taxi truyền thống

Grab tiếp tục phản đối “đeo mào” như taxi truyền thống

Đại diện Grab cho rằng, việc quản Grab bằng cách gắn hộp đèn là không cần thiết, vì không đạt được mục đích nhận diện xe cho hành khách. Đồng thời, các xe này không phục vụ, đón khách vãng lai trên đường như đối với loại xe taxi bằng hình thức vẫy.
Thị trường bất động sản 2019: Dòng tiền được dự báo dạt về vùng ven

Thị trường bất động sản 2019: Dòng tiền được dự báo dạt về...

Nhiều chủ đầu tư cho rằng, thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội, TPHCM hết quỹ đất và dư địa để phát triển nên nhà đầu tư chuyển sang đầu tư ở vùng ven. Dòng tiền đầu tư của người dân được dự báo có thể “đổ” vào phân khúc đất nền năm 2019 vùng ven trong khi quỹ đất trung tâm cạn kiệt (?!).
HÀNG LOẠT DỰ ÁN LỚN ĐỔ BỘ NĂM 2018, BẤT ĐỘNG SẢN HẢI PHÒNG THỨC GIẤC?

HÀNG LOẠT DỰ ÁN LỚN ĐỔ BỘ NĂM 2018, BẤT ĐỘNG SẢN HẢI PHÒNG THỨC...

DN&TH; Hải Phòng đang có động lực bứt phá nhờ sự lan toả và dòng vốn đổ vào mạnh mẽ, cõ lẽ đây là giai đoạn Hải Phòng có sự thay đổi rõ rệt nhất từ trước tới nay sau bao năm ngủ yên. Những tín hiệu bùng nổ trên thị trường bất động sản nhờ sự xuất hiện của nhiều tập đoàn kinh tế mạnh, có kinh nghiệp như Vingroup (VIC), Sungroup, Him Lam, Hoàng Huy Group (TCH),… đang dần xóa đi bộ mặt cũ kỹ, trầm lắng của Thành phố giai đoạn trước.
10 sự kiện chứng khoán nổi bật 2019 do CLB Nhà báo chứng khoán bình chọn

10 sự kiện chứng khoán nổi bật 2019 do CLB Nhà báo chứng khoán bình...

11 tháng tiền đổ vào trái phiếu đạt 237.000 tỷ đồng, quỹ ETF hút vốn ngoại mạnh mẽ, khối ngoại vẫn mua ròng trên hai sàn..là các con số ấn tượng của 2019. Mặc dù TTCK có Luật chứng khoán mới, ra mắt CW song bức tranh chung cả toàn thị trường là ảm đạm, thanh khoản giảm.
Ô tô đại hạ giá, hàng xóm rủ nhau rước xế hộp tiền tỷ

Ô tô đại hạ giá, hàng xóm rủ nhau rước xế hộp tiền tỷ

Nửa đầu 2019, nhiều người mạnh tay chi tiền “lên đời” xế hộp, lượng xe bán ra tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái. Xe nhập tràn vào với giá rẻ khiến xe trong nước phải đại hạ giá hòng cạnh tranh và giữ thị phần.
Ô tô, trái cây Mỹ bất ngờ nhập về Việt Nam ồ ạt

Ô tô, trái cây Mỹ bất ngờ nhập về Việt Nam ồ ạt

Hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chính của Việt Nam đều có sự xuất hiện của hàng hóa xuất xứ từ Mỹ, từ hàng tiêu dùng điện tử, ô tô đến các sản phẩm nông nghiệp…
Giá xăng liên tục tăng, gánh nặng đè lên vai người tiêu dùng và doanh nghiệp

Giá xăng liên tục tăng, gánh nặng đè lên vai người tiêu dùng và doanh...

Giá xăng tăng cao 2 lần liên tiếp trong tháng 4 cùng với giá điện tăng 8,36% từ tháng 3 khiến người tiêu dùng, nhất là các doanh nghiệp vận tải, chế biến... lo lắng vì chi phí sản xuất cao cũng như gánh nặng đè lên đời sống hằng ngày.
Đằng sau việc Trung Quốc giảm mạnh mua hàng Việt

Đằng sau việc Trung Quốc giảm mạnh mua hàng Việt

Thị trường Trung Quốc không ổn định, mặt khác Trung Quốc kiểm soát chặt việc vận chuyển qua cửa khẩu khiến đầu ra nhiều mặt hàng Việt bấp bênh.