WHO: Cô đơn là mối đe dọa cấp bách đối với sức khỏe toàn cầu

16:02 | 18/11/2023

DNTH: Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa quyết định đưa "tình trạng cô đơn" vào danh sách những mối đe dọa cấp bách đối với sức khỏe toàn cầu.

Theo Guardian, trong ngày 16/11, WHO đã quyết định đưa "tình trạng cô đơn" vào danh sách những mối đe dọa cấp bách đối với sức khỏe toàn cầu. Cơ quan này cũng thành lập Ủy ban về Kết nối Xã hội - một ủy ban quốc tế chuyên nghiên cứu về sự cô đơn.

Dựa trên đánh giá của WHO, tình trạng cô đơn xuất hiện trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn hàng loạt hoạt động kinh tế và xã hội, làm gia tăng mức độ cô độc của nhiều người. Vấn đề này cũng được chú ý nhiều hơn khi ngày càng nhiều người nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần.

"[Cô đơn] vượt qua các giới hạn và đang trở thành mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của sức khỏe, phúc lợi và sự phát triển", theo đặc phái viên Mpemba.

Trong khi đó, Tiến sĩ Vivek Murthy, người đứng đầu Ủy ban về Kết nối Xã hội, so sánh những rủi ro về sức khỏe do tình trạng cô đơn gây ra có tác hại tương đương việc hút 15 điếu thuốc mỗi ngày, và thậm chí còn vượt xa những nguy cơ liên quan béo phì và ít hoạt động thể chất.

Cũng theo ông Murthy, cô đơn là tác nhân khiến nguy cơ mất trí nhớ ở người cao tuổi tăng thêm 50%, đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành hoặc đột quỵ. Hiện tại, cứ 4 người lớn tuổi trên thế giới thì có 1 người phải sống trong cô đơn.

Báo cáo của WHO cho biết, tình trạng cô đơn xuất hiện tràn lan sau đại dịch Covid-19, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của 1/4 người già và 1/7 thanh thiếu niên trên toàn thế giới.

Theo Guardian, có 12,7% thanh thiếu niên ở châu Phi phải đối mặt với tình trạng cô đơn, gấp đôi con số 5,3% ở châu Âu. Những người trẻ cô độc thường có xu hướng bỏ học, gia tăng nguy cơ trầm cảm và tự sát.

"Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến 1 quốc gia. Đây là một mối đe dọa toàn cầu đang bị đánh giá thấp", ông Murthy nhấn mạnh.

"Việc không có đủ mối quan hệ xã hội chặt chẽ sẽ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, mất trí nhớ, trầm cảm, tự tử và hơn thế nữa", Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.

Theo đài CNN, "tâm bệnh" cô đơn gần đây đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong lĩnh vực y tế công cộng. Tuần trước, bang New York (Mỹ) đã chọn bác sĩ trị liệu Ruth Westheimer làm đại sứ cô đơn đầu tiên của bang. Vào năm 2018, Anh cũng bổ nhiệm bộ trưởng đầu tiên của nước này để đối phó tình trạng cô độc.

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười

DNTH: Tối 2/7, tại phường Hội Phú, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên (tỉnh Gia Lai) tổ chức kỷ niệm 7 năm thành lập, đón nhận bằng khen của Hội Cựu chiến binh tỉnh và vinh danh Tiến sĩ nhãn khoa đầu tiên của khu vực – TS.BS CKII Nguyễn Văn...

Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động

DNTH: Ngày 1/7, lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai cho biết, vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân quốc tịch Campuchia bị tai nạn lao động.

Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách

DNTH: Ngày 11/6, Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai (tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) cho biết, vừa cứu chữa kịp thời một bệnh nhân nữ 50 tuổi bị tổn thương thực quản do nuốt phải viên thuốc còn nguyên vỏ nang.

Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe

DNTH: Mận có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nhiều người thắc mắc ăn bao nhiêu loại quả này mỗi ngày mới là tốt nhất.

Bệnh viện ĐHYD-HAGL phát hiện trường hợp hiếm gặp, răng mọc ở hốc mũi

DNTH: Ngày 31/5, lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai (ĐHYD-HAGL) cho biết, vừa phát hiện và xử trí thành công một trường hợp hiếm gặp: răng mọc… trong hốc mũi.

Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên

DNTH: Từ ngày thành lập đến nay, Bệnh viện Mắt Cao Nguyên (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã trở thành địa chỉ tin cậy trong công tác chăm sóc và điều trị các bệnh lý về mắt. Không chỉ là nơi gửi gắm niềm tin của người dân, bệnh viện...

XEM THÊM TIN