Xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước
15:18 | 12/05/2020
DNTH: Thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Nghị quyết 43), thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã triển khai đồng bộ các giải pháp hướng đến xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước.
Cụm cảng Đà Nẵng được xây dựng hiện đại
Khai thác thế mạnh theo hướng bền vững
Đà Nẵng là một trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước có cảng biển nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế tổng hợp biển. Thời gian qua, TP Đà Nẵng có nhiều chủ trương, giải pháp quản lý, bảo vệ, khai thác tiềm năng, thế mạnh của biển theo hướng bền vững. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Đà Nẵng, để giúp ngư dân vươn khơi, bám biển, giảm áp lực khai thác ven bờ, năm 2012, TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 7068/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu khai thác hải sản và tàu dịch vụ khai thác hải sản (sau này là Quyết định số 47/QĐ-UBND). Theo đó, ngư dân đóng mới tàu từ 400 đến dưới 600CV được hỗ trợ bằng tiền mặt 500 triệu đồng/tàu; từ 600 đến dưới 800CV được hỗ trợ 600 triệu đồng; hơn 800CV được hỗ trợ 800 triệu đồng. Ngoài ra, các phí, lệ phí đăng kiểm đóng mới tàu, thuyền được thành phố hỗ trợ hoàn toàn. Với những chính sách trên, từ năm 2012 đến cuối năm 2019, TP Đà Nẵng đã hỗ trợ ngư dân đóng mới 184 chiếc tàu công suất 400CV trở lên, với số tiền hơn 120 tỷ đồng. Ngoài ra, thành phố còn hỗ trợ hầm bảo quản sản phẩm bằng vật liệu PU, khay bảo quản sản phẩm, chuyển đổi nghề, ứng dụng các trang thiết bị trong khai thác... Đến nay, toàn thành phố có hơn 1.250 tàu cá, với tổng công suất 381.508CV, trong đó tàu công suất từ 90CV trở lên là 661 chiếc. Tổng sản lượng khai thác hải sản hằng năm đạt từ 38.500 đến 43.000 tấn, với tổng trị giá từ 1.500 đến 1.750 tỷ đồng…
Cùng với hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu lớn, TP Đà Nẵng cũng đầu tư phát triển đồng bộ các dịch vụ hậu cần nghề cá theo hướng là trung tâm nghề cá của khu vực miền Trung. Sau khi dẫn chúng tôi tham quan khu neo đậu tàu cá, đồng chí Nguyễn Lại, Phó trưởng ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang (Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng) giới thiệu: “Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang có diện tích 62ha (trong đó mặt nước 58ha, trên bờ 4ha), gồm cảng cá, chợ đầu mối thủy sản và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Từ năm 2004 đến 2010, âu thuyền và cảng cá Thọ Quang được Trung ương và thành phố đầu tư 180 tỷ đồng xây dựng, củng cố. Hằng năm, cảng cá tiếp nhận trung bình hơn 19.000 lượt tàu, thuyền và hơn 100.000 tấn hải sản. Để tiếp tục phát huy hiệu quả, khai thác lợi thế, nguồn lực, đáp ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, Bộ NN&PTNT và TP Đà Nẵng đang triển khai Dự án “Nâng cấp, mở rộng cảng cá Thọ Quang” với kinh phí 217,5 tỷ đồng. Khi hoàn thành, nơi đây sẽ có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hợp lý, đáp ứng nhu cầu hậu cần nghề cá, tạo động lực phát triển nghề cá Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung”.
Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) là cảng biển nước sâu có thể đón tàu trọng tải lớn, thuận lợi cho khai thác dịch vụ cảng và dịch vụ logistics.
Tập trung phát triển các ngành kinh tế biển trọng tâm
Theo đồng chí Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, để thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 43, ngày 5-2-2020, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chương trình số 41-CTr/TU về triển khai thực hiện chuyên đề “Tập trung phát triển dịch vụ logistics, cảng biển, đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước”. Theo đó, thành phố tập trung phát triển các ngành dịch vụ logistics phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics; khai thác hiệu quả dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây, hướng đến trở thành một ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, được quản lý, hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất, nhập khẩu, phát triển hạ tầng giao thông vận tải, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử và kinh tế số.
Đà Nẵng phấn đấu năm 2020, lượng hàng hóa có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics chiếm 25%, đến năm 2025 là 30%, năm 2030 là 34,5% và đến năm 2045 chiếm 50% tổng lượng hàng hóa thông qua các đầu mối vận tải trên địa bàn thành phố. Để đạt mục tiêu trên, TP Đà Nẵng sẽ đầu tư nâng cấp Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng đáp ứng công suất 28-30 triệu khách/năm vào năm 2030, khối lượng hàng hóa thông qua cảng hàng không đến năm 2030 đạt 200.000 tấn/năm; phát triển cảng biển Đà Nẵng thành cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối tại khu vực, đảm nhận tốt vai trò cảng cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung; nghiên cứu đầu tư cảng Liên Chiểu thành cảng hàng hóa, container gắn với tổ chức không gian đô thị tại khu vực…
Đề cập tới vấn đề phát triển bền vững kinh tế biển, đồng chí Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết: Cùng với đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ biển, những năm tới, thành phố tập trung phát triển các ngành kinh tế biển trọng tâm, như: Kinh tế hàng hải, khai thác hải sản, năng lượng tái tạo… Thành phố huy động mọi nguồn lực xây dựng cụm cảng Đà Nẵng trở thành cụm cảng lớn, hiện đại, là trung tâm cảng của miền Trung, đạt đẳng cấp khu vực Đông Nam Á; nâng cao năng lực, công suất các cảng, bảo đảm giải quyết 100% khối lượng hàng hóa đi và đến; từng bước phát triển dịch vụ vận tải biển, dịch vụ hàng hải trở thành thế mạnh, khâu đột phá trong phát triển các lĩnh vực kinh tế khác; nâng cấp và đầu tư xây dựng các cảng biển của thành phố, khai thác hiệu quả các dịch vụ vận tải biển. Hoàn thiện hạ tầng logistics và những tuyến đường giao thông kết nối liên thông các cảng biển với các khu công nghiệp của thành phố và với những vùng, miền, địa phương trong nước, quốc tế; phát triển đội tàu vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ, tham gia sâu vào các chuỗi cung ứng vận tải từng bước gia tăng, chiếm lĩnh thị phần quốc tế…
Đối với ngành khai thác hải sản, UBND TP Đà Nẵng chú trọng chuyển từ khai thác theo phương thức truyền thống sang hiện đại, tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao; điều chỉnh cơ cấu tàu, thuyền theo hướng đẩy mạnh khai thác xa bờ, liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã; khuyến khích phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Thành phố đầu tư xây dựng một số ngành kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên đa dạng sinh học biển, như: Dược liệu biển; nuôi trồng và chế biến rong, tảo, cỏ biển… Thúc đẩy đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế biển.
Theo qdnd.vn

VinUni khánh thành Trung tâm Trí tuệ Môi trường đầu tiên tại Việt Nam
DNTH: Ngày 13/3, Trường Đại học VinUni chính thức khánh thành Trung tâm Trí tuệ Môi trường (Center for Environmental Intelligence - CEI), đánh dấu bước phát triển quan trọng của “ngôi trường 5 sao”. Cột mốc này cũng tạo nền tảng góp phần...
T&T Group và SHB tổ chức ngày hội Văn hóa quy mô 15.000 người, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
DNTH: Với chủ đề “Vững bước vào kỷ nguyên mới”, sự kiện không chỉ là cơ hội tăng cường giao lưu, trao đổi văn hóa nội bộ mà còn tiếp thêm động lực, thổi lên ngọn lửa nhiệt huyết tới các cán bộ nhân viên; khẳng định...

Vinfast được TIME vinh danh trong top 500 Công ty tốt nhất 2025
DNTH: Hà Nội, ngày 10/3/2025 - VinFast được Tạp chí TIME (Mỹ) xếp thứ 101 trong danh sách 500 công ty thuộc top “Công ty tốt nhất châu Á – Thái Bình Dương 2025” (ASIA-PACIFIC'S BEST COMPANIES OF 2025). VinFast được đánh giá thuộc nhóm công ty...
PV GAS cung cấp LNG để vận hành thương mại các Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 của PV Power
DNTH: Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã ký kết hợp đồng cung cấp LNG cho vận hành thương mại 2 Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, đánh dấu sự kiện PV GAS trở thành nhà...
Sun Property lập “hattrick” giải thưởng tại Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 – 2025
DNTH: Sun Property (thành viên tập đoàn Sun Group) và 2 dự án Sun Urban City, Sun Symphony Residence đồng loạt được gọi tên tại những hạng mục quan trọng nhất của Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 – 2025.

Vị trưởng thôn Suối Thầu và những nghĩa cử vì cộng đồng
DNTH: Ai có dịp lên Hà Giang, tới thăm thảo nguyên Suối Thầu của thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, hẳn sẽ thấy một màu xanh ngút ngàn của những vườn cam, vườn lê, vườn mận nối nhau chạy dài giữa điệp trùng vách núi. “Cơ ngơi”...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...