Xây dựng một tương lai bền vững cho hệ thống năng lượng và môi trường
10:28 | 13/11/2023
DNTH: DNTH: Sáng 13/11/2023 tại Hà Nội đã diễn ra phiên khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về “Môi trường và Kỹ thuật điện - châu Á 2023” 2023 Asia Meeting on Environment and Electrical Engineering (EEE-AM 2023).
Với vai trò và chức năng của một tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học, trường Đại học Điện lực phối hợp cùng Hội Kỹ sư Điện và Điện tử (Institute of Electrical and Electronics Engineers - IEEE) tại Việt Nam và Hiệp hội Ứng dụng công nghiệp IEEE (IEEE Industry Applications Society - IEEE IAS) đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế về “Môi trường và Kỹ thuật điện - châu Á 2023” - đây là một diễn đàn quốc tế trao đổi ý tưởng và thông tin về các hệ thống năng lượng.

Hội thảo EEE-AM 2023 hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất, những người làm trong ngành năng lượng và các nhà nghiên cứu ở trường đại học cùng thảo luận về các chủ đề liên quan đến hệ thống năng lượng và các vấn đề môi trường. Qua đó, nhận thức rõ nét hơn các mối quan tâm về môi trường và các nỗ lực quốc tế chuyên sâu nhằm giảm phát thải khí nhà kính; khuyến khích đưa ra những đóng góp tốt nhất để đạt được các mục tiêu chuyển đổi năng lượng, đặc biệt là đa dạng hóa năng lượng tái tạo và phát triển bền vững.
Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Đinh Văn Châu - quyền Hiệu trưởng trường Đại học Điện lực thông tin, "EEE-AM 2023 là một phần của chuỗi Hội thảo Quốc tế thường niên về Môi trường và Kỹ thuật Điện (IEEE EEEIC) lần đầu tiên được tổ chức ở châu Á. Đồng thời là sự kiện quan trọng đánh dấu sự hội tụ của những tâm huyết và nỗ lực của trường Đại học Điện lực cũng như các đơn vị hợp tác, các đối tác trên toàn cầu nhằm hướng tới xây dựng một tương lai bền vững cho hệ thống năng lượng và môi trường. Là một trường công lập đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, trong những năm qua, trường Đại học Điện lực đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực năng lượng được công bố trên các tạp chí, hội nghị khoa học uy tín trong và ngoài nước, góp phần xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế..."
Trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch với tốc độ ngày càng nhanh và được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở Đông Nam Á, việc đổi mới và phát triển các công nghệ năng lượng tiên tiến trong tương lai chính là chìa khóa, là giải pháp cho những thách thức mà chúng ta đang đối mặt trong vấn đề bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, giảm nóng lên toàn cầu... với triết lý “giáo dục toàn diện, vững nền tảng, bền tương lai” cùng mục tiêu trở thành trường đại học theo hướng ứng dụng hàng đầu Việt Nam, PGS.TS Đinh Văn Châu tin tưởng rằng, mô hình tự chủ toàn diện, hội nhập nền giáo dục quốc tế, nhiều kết quả nghiên cứu khoa học của trường Đại học Điện lực sẽ đáp ứng tốt tính thực tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá của đất nước.
Đánh giá về ý nghĩa của Hội thảo EEE-AM 2023, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cho rằng, hội thảo sẽ góp phần rất tốt nhằm định hướng cho các nhà quản lý hoàn thiện cơ chế chính sách về năng lượng, tạo cơ hội trao đổi, giới thiệu, cập nhật những thông tin công nghệ mới và mở rộng hợp tác quốc tế lĩnh vực năng lượng nói chung và chuyển đổi năng lượng nói riêng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ thêm, nhiên liệu hoá thạch đã đóng góp vai trò cung cấp năng lượng chính cho toàn thế giới trong suốt thế kỷ qua. Tuy nhiên, trước sức ép của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, việc chuyển dịch năng lượng để cắt giảm phát thải carbon đã trở thành xu hướng tất yếu tại Việt Nam và thế giới. Ngày 11/05/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 569/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) đến năm 2030. Chiến lược này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ riêng với ngành khoa học và công nghệ mà còn với toàn thể hệ thống chính trị bởi vai trò của KH,CN&ĐMST trong 10 năm tới là đột phá chiến lược, có ý nghĩa quyết định tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Để góp phần thực hiện tốt quá trình chuyển dịch năng lượng thì KH,CN&ĐMST luôn được coi là giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Đồng thời Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái cũng đề nghị Ban Tổ chức tổng hợp các định hướng, phương hướng, kiến nghị để triển khai hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ lĩnh vực năng lượng trong thời gian tới; khuyến khích các nhà khoa học, tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tích cực tham gia nghiên cứu khoa học - công nghệ, lĩnh vực năng lượng thông qua các công trình cấp quốc gia đã được phê duyệt, đặc biệt là Chương trình KC.05.21-30 - "Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng", nhằm giúp phát triển ngành năng lượng Việt Nam nói riêng và góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung.
Hội thảo EEE-AM 2023 diễn ra từ 13 - 15/11 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia. Diễn giả chính của Hội thảo là GS.TSKH Trần Quốc Tuấn - Đại học Quốc gia Khoa học và Công nghệ Hạt nhân (INSTN), Đại học Paris Saclay, Giám đốc nghiên cứu CEA Liten-INES.
Đây là diễn đàn để các nhà khoa học và các bên liên quan thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu mới nhất, các công nghệ và định hướng liên quan đến lĩnh vực năng lượng và môi trường; đồng thời tham gia đóng góp thông qua các ý kiến, thảo luận, trình bày trong việc tái tạo các vấn đề xoay quanh “Môi trường và Kỹ thuật điện hướng tới chuyển dịch năng lượng" cùng các chủ đề sau:
- Chính sách năng lượng, thị trường điện và các quy định, tiêu chuẩn;
- Năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ;
- Hệ thống điện và lưới điện thông minh;
- Hệ thống tích hợp các nguồn năng lượng;
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Tòa nhà thông minh và thành phố thông minh;
- Mạch điện, cảm biến và cơ cấu chấp hành;
- Vật liệu và công nghệ Nano trong kỹ thuật năng lượng;
- Bảo vệ môi trường;
- Điện tử công suất và kết cấu điện tử;
- Phương tiện giao thông điện;
- Bảo trì, vận hành, an toàn và chuẩn đoán trong hệ thống điện:
- Đo lường, điều khiển và tự động hóa;
- Giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực năng lượng...
Ngoài ra, hội thảo cũng nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về các vấn đề khoa học, kỹ thuật, kinh tế và xã hội về việc áp dụng kỹ thuật điện trong bối cảnh các tác động môi trường liên quan nhằm tạo động lực cho nền kinh tế xanh và đưa ra những quan điểm mới trong lĩnh vực này.
Bên lề hội thảo, Ban Tổ chức còn giới thiệu các sản phẩm công nghệ và kết quả nghiên cứu khoa học của Trường Đại học điện lực và các đơn vị tham gia hội thảo.
Nguyên Khánh
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Năng lượn /
- #Tòa nhà thông minh /
- #Điện tử công suất /
- #Trường Đại học điện lực /
- #Đại học Điện lực /
- #FPU /
- #2023 Asia Meeting on Environment and Electrical Engineering /
- #EEE-AM 2023 /
- #Môi trường và Kỹ thuật điện - châu Á /
- #Hội thảo khoa học quốc tế /
- #Bảo vệ môi trường /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)
Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...
DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

Nông dân Sông Mã 'bắt' nhãn ra quả theo ý muốn
DNTH: Nhờ áp dụng kỹ thuật cho ra hoa trái vụ, nông dân ở vựa nhãn Sông Mã (Sơn La) đã có nhãn thu hoạch quả bán từ cuối tháng 4 hàng năm với giá cao.

Giải pháp đột phá chuyển tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp
DNTH: Chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được coi là những giải pháp đột phá giúp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Cảm biến định lượng phân bón cho cây trồng
DNTH: Công ty khởi nghiệp Enfarm sử dụng IoT và AI để đánh giá thành phần trong đất.

Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn
Nuôi lươn không bùn ứng dụng công nghệ tuần hoàn giúp giảm lượng nước, lươn ít dịch bệnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...