Ngành Giáo dục và Đào tạo Lào Cai:

Xây dựng nền tảng vững chắc, tạo đột phá về chất lượng

12:59 | 13/12/2021

DNTH: Năm 2021 dần đi qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Lào Cai đã bước qua chặng đường 30 năm nỗ lực vượt khó, xây dựng nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp GD&ĐT Lào Cai, khẳng định chất lượng, tạo đà cho sự bứt phá và phát triển mạnh mẽ của ngành trong chặng đường mới.

Ảnh bà Dương Bích Nguyệt - GĐ Sở Lào Cai
Bà Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai.

Từ những ngày đầu tái lập tỉnh năm 1991, khi hệ thống giáo dục còn chưa đầy đủ, gặp nhiều khó khăn, thách thức, tỉnh uỷ Lào Cai đã rất quan tâm lãnh đạo ngành GD&ĐT và có những quyết sách quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục tỉnh nhà.

Toàn ngành GD&ĐT Lào Cai đã tập trung thực hiện công tác phổ cập giáo dục, phấn đấu mục tiêu nâng cao chất lượng ở tất cả các cấp học, bậc học, vì sự phát triển vững chắc của sự nghiệp - “là khâu quan trọng, là động lực để đưa Lào Cai thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu” (theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ X họp từ ngày 9 - 11/01/1992).

Sâu rễ bền gốc, Lào Cai với phương châm xây dựng “chất lượng giáo dục thực chất” đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng gắn với huy động học sinh đến trường và duy trì tỷ lệ chuyên cần; xây dựng cơ sở vật chất; phát triển quy mô trường, lớp, học sinh; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Xuyên suốt 30 năm, bằng cách làm sáng tạo, phù hợp từng giai đoạn là yếu tố quyết định sự nghiệp “trồng người” ngày càng phát triển.

Từ điểm xuất phát là cơ sở vật chất trường học rất thiếu thốn, tạm bợ, đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn; đến nay, trường học Lào Cai đã thực sự khang trang, sáng – xanh - sạch - đẹp; nhà giáo Lào Cai đã khẳng định được bản lĩnh của mình trong thời kỳ đổi mới, hội nhập. Từ chỗ phải chắt chiu từng giải nhỏ trong các cuộc thi trí tuệ, đến nay, Lào Cai đã khẳng định được vị thế của mình, trở thành điểm sáng của ngành GD&ĐT vùng cao.

Ngành GD&ĐT Lào Cai chủ động dạy học trong bối cảnh dịch bệnh. 
Ngành GD&ĐT Lào Cai chủ động dạy và học trong bối cảnh dịch bệnh. 

Để đạt được những kết quả đó, trước hết thể hiện ở sự đổi thay rõ rệt về quy mô và diện mạo của trường học. Toàn tỉnh hiện có 612 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông với 17.539 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; trên 232.000 học sinh.

Mạng lưới trường, lớp được quy hoạch hợp lý, phù hợp quy mô nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao hiệu quả đầu tư trên cơ sở đáp ứng nhu cầu học tập và được sự đồng thuận của Nhân dân. Toàn tỉnh đã sáp nhập 145 trường, giảm 76 trường; sáp nhập 232 điểm trường lẻ mầm non với tiểu học; xóa 92 điểm trường; đưa 19.380 học sinh ở điểm trường lẻ về trường chính. Hệ thống giáo dục đại học, dạy nghề dần ổn định, đáp ứng nhu cầu vừa học văn hóa, nghề gắn với phân luồng học sinh.

Xác định rõ đặc thù ngành GĐ&ĐT vùng cao, biên giới, tỉnh Lào Cai đã tập trung đầu tư, phát triển mạnh công tác giáo dục dân tộc. Hệ thống Trường Phổ thông Dân tộc nội trú gồm 09 trường (8 trường ở huyện, thị xã có 2 cấp học THCS&THPT), 136 Trường phổ thông Dân tộc bán trú (56 tiểu học, 63 THCS, 17 TH&THCS) đã khẳng định vai trò nòng cốt giáo dục dân tộc của tỉnh.

Cùng với chính sách hỗ trợ của Trung ương, xuất phát từ yêu cầu phát triển giáo dục tại địa phương, tỉnh Lào Cai đã ban hành một số chính sách để thực hiện các mục tiêu giáo dục, đặc biệt là chính sách hỗ trợ giáo dục vùng cao. Có những chính sách là sự vận dụng sáng tạo chủ trương, chính sách của Trung ương phù hợp với pháp luật, quy định và đặc thù thực tế của Lào Cai đã tạo động lực, nguồn lực cho phát triển giáo dục Lào Cai, như: đề án tăng cường tiếng việt cho trẻ em, học sinh tiểu học dân tộc thiểu số; đầu tư xây dựng phòng học bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên; chính sách hỗ trợ tiền ăn, thuê cấp dưỡng nấu ăn cho học sinh dân tộc thiểu số học THPT ở tại Trường phổ thông Dân tộc nội trú huyện; hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú (những học sinh không được hưởng theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP); hỗ trợ giáo viên trực tiếp quản lý học sinh bán trú, hỗ trợ cấp dưỡng cho học sinh bán trú (đối tượng không được hưởng theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP); hỗ trợ học phẩm và sách giáo khoa cho học sinh; học bổng cho học sinh người dân tộc thiểu số học trong trường THPT chuyên.

Ngành GD&ĐT Lào Cai cũng đã thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các chính sách của Trung ương và địa phương: hỗ trợ học sinh vùng cao, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh con hộ nghèo có điều kiện để học tập tốt hơn, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu, củng cố, duy trì phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần ở các xã vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện, trung tâm tạo nguồn cán bộ và nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Việc duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; phân luồng, hướng nghiệp đạt nhiều kết quả nổi bật. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở 100% xã, phường, thị trấn; hiện tỷ lệ huy động trẻ, nhà trẻ đi học đạt 30%, mẫu giáo 96,2% (riêng 5 tuổi 99,9%); trẻ 6 - 10 tuổi 99,8%; 11 - 14 tuổi 99%; trên 70% học sinh tốt nghiệp THCS học lên THPT, 14% học nghề. Nhờ chú trọng công tác hướng nghiệp tốt ngay từ đầu nên tỷ lệ học đại học giảm từ 29% năm 2015 xuống 20% năm 2020, số học nghề tăng đảm bảo cân đối nguồn nhân lực và thị trường lao động.

Chủ động, ứng phó linh hoạt các hoạt động dạy học trong nhà trường
GD&ĐT Lào Cai chủ động, ứng phó linh hoạt các hoạt động dạy và học trong nhà trường.

Với những nổ lực của ngành, chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực, toàn diện, đồng bộ từ vùng thấp đến vùng cao. Chú trọng giáo dục toàn diện, rèn kỹ năng sống, lý tưởng, hoài bão cho học sinh, gắn giáo dục hội nhập với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; nhiều mô hình cụ thể hóa phương châm, học đi đôi với hành được vận dụng sáng tạo vừa tăng cường thực hành, trải nghiệm, giáo dục kĩ năng sống vừa nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới quản lý và phương pháp giáo dục.

Công tác bồi dưỡng, phát hiện học sinh giỏi, học sinh năng khiếu và nghiên cứu khoa học được quan tâm và đạt kết quả cao: trong 5 năm từ 2016 - 2020, Lào Cai có 209 học sinh đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT (02 giải Nhất môn Địa lý và Ngữ văn). Thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia có 19 học sinh đoạt giải, tiếp tục khẳng định là tỉnh trong top đầu (01 giải Ba thi quốc tế tại Mỹ).

Trên các sân chơi trí tuệ khác, học sinh ở tất cả các cấp học đều rạng rỡ ghi tên tỉnh Lào Cai trong thành tích chung của giáo dục nước nhà; qua đó tạo được sự quan tâm, đồng thuận của xã hội, được Bộ GD&ĐT đánh giá cao và lựa chọn chỉ đạo điểm thực hiện đổi mới GD&ĐT.

Cùng với nỗ lực của ngành, phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ luôn được chú trọng hàng năm được bổ sung về số lượng và bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, đề cao chuẩn mực đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp. Do vậy, nhà giáo Lào Cai không ngại khó, ngại khổ, luôn dám nghĩ, dám đổi mới để đạt được thành công.

30 năm nhìn lại, có thể khẳng định, sự nghiệp ngành GD&ĐT Lào Cai đã phát triển toàn diện, đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu học tập suốt đời của Nhân dân. Những thành tựu đó là kết quả của sự quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng về GD&ĐT vào thực tiễn của một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ và chính quyền, sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Lào Cai. Những thành tựu đó kết tinh công sức, trí tuệ, tâm huyết và nghị lực phấn đấu bền bỉ của các thế hệ nhà giáo, tinh thần hiếu học, cầu tiến bộ, ý chí vượt khó của Nhân dân các dân tộc và thế hệ học sinh, học viên, sinh viên.

Sự nghiệp GD&ĐT Lào Cai đã thực hiện tốt sứ mệnh “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”; khẳng định vị thế “quốc sách hàng đầu” và vai trò quan trọng của sự nghiệp GD&ĐT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Lào Cai nói riêng và của cả nước nói chung; được Nhân dân tin tưởng, ủng hộ để tiếp tục vững bước trong giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn 2024: “Cuộc hội ngộ” của những thanh âm chạm vào cuộc...

DNTH: Chỉ trong vòng 5 ngày trước khi kết thúc nhận tác phẩm (15/11), hàng chục tác phẩm phát thanh dự thi ồ ạt gửi về, nâng tổng số tác phẩm dự thi ở Phát thanh – Podcast - hạng mục lần đầu tiên được đưa vào Giải báo chí toàn...

Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024

DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...

Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV

DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...

Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’

DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".

XEM THÊM TIN