Xây dựng và triển khai chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025

20:53 | 16/02/2022

DNTH: Mục tiêu tổng quát của chương trình là chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ người lao động; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.

Ảnh minh hoạ. Nguồn internet.
Ảnh minh hoạ. Nguồn internet.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 16/2/2022 về chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là chương trình).

Trên cơ sở kế thừa và phát huy hiệu quả của chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về mục tiêu bảo đảm an toàn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người; trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.

Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật;... nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện chương trình gồm: hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động; đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế; quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình.

Trong đó, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ triển khai mô hình các giải pháp kỹ thuật an toàn để phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (khai thác và chế biến khoáng sản, luyện kim, hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác).

Tăng cường tư vấn các biện pháp và mô hình cải thiện điều kiện làm việc đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, hợp tác xã, hộ nông dân làm các nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Hỗ trợ triển khai áp dụng các hệ thống quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và làng nghề đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từng bước xây dựng văn hóa an toàn trong lao động, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động (ISO 45001 - 2018).

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan có liên quan, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ trong triển khai thực hiện các mục tiêu của chương trình.

Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các quốc gia tham gia và đóng góp nguồn lực, kinh nghiệm để thực hiện chương trình; chủ động triển khai các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, quản lý và đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.

Xây dựng và triển khai các chương trình hành động để triển khai chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; lồng ghép các hoạt động của chương trình với các dự án, chương trình khác trong lĩnh vực lao động.

Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thực hiện chương trình; phối hợp, lồng ghép nguồn lực của chương trình với các nguồn lực hiện có (nguồn Quỹ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,...) và nguồn xã hội hóa.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 124/CĐ-TTg ngày 30/11/2024 về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.

Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh

DNTH: Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc dự thảo Tờ trình quyết định bãi bỏ Quyết định 78/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh...

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 12/2024

DNTH: Trong tháng 12/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: quy định về lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng...

Đưa khoáng sản trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

DNTH: Luật Địa chất và khoáng sản đã được Quốc hội chính thức thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV với tỷ lệ tán thành cao. Luật Địa chất và khoáng sản đã kế thừa Luật Khoáng sản hiện hành, bổ sung một số quy...

Quy định mới về quản lý trang thông tin điện tử, mạng xã hội

DNTH: Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã bổ sung một số quy định về quản lý trang thông tin điện tử và mạng xã hội trong nước. Theo đó, các mạng xã hội đã...

Đề xuất sửa mức doanh thu chịu thuế với thu nhập của hộ, cá nhân kinh doanh

DNTH: Một trong những đề xuất quan trọng trong dự thảo Dự án luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế) được nhiều người quan tâm là hoàn thiện quy định về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với cá nhân kinh doanh.

XEM THÊM TIN