Xuất hiện phiên bản “Omicron tàng hình”

14:35 | 17/12/2021

DNTH: Hiện “Omicron tàng hình” đã được ghi nhận tại Canada, Australia, Anh và Nam Phi. Các nhà khoa học cho biết còn quá sớm để biết liệu dạng Omicron mới có lây lan theo phương thức cũ hay không, nhưng phiên bản "tàng hình" có khác biệt về mặt di truyền, do đó có thể hoạt động theo cách khác.

Ảnh chụp Màn hình 2021-12-17 lúc 14.34.15
Sự xuất hiện của phiên bản mới trên đã khiến các nhà nghiên cứu tách biến thể Omicron thành hai dòng gồm Omicron tiêu chuẩn, còn gọi là BA.1, và phiên bản mới BA.2.

Phải mất 2 - 3 tuần để xác định “Omicron tàng hình”

Theo TTXVN, tuần trước, các nhà khoa học đã xác định được phiên bản thứ hai của biến thể Omicron mà xét nghiệm PCR khó có thể phát hiện. Đây được gọi là phiên bản “tàng hình” của Omicron, đe dọa làm phức tạp nỗ lực theo dõi và giám sát sự lây lan của biến thể này.

Cho đến nay, BA.1 là dạng phổ biến nhất và được phát hiện ở 49 quốc gia, đồng thời đang nhanh chóng thay thế Delta trở thành biến thể gây bệnh chủ đạo.

Trong khi đó, có chưa tới 10 trường hợp nhiễm BA.2 nhưng lại không chứa đặc điểm di truyền quan trọng vốn tạo điều kiện để các xét nghiệm PCR phát hiện hiệu quả. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc theo dõi tỷ lệ lây lan thực sự của BA.2.

Thông thường, virus Sars - CoV - 2 bao gồm 4 gene là N, S, E và ORF. Xét nghiệm PCR hoàn chỉnh có thể chỉ ra toàn bộ những gene này.

Biến thể Omicron gốc thiếu đoạn gene S. Như vậy, xét nghiệm PCR vẫn có thể phát hiện người nhiễm Omicron mà không cần giải trình tự gene.

Tuy nhiên, “Omicron tàng hình” sở hữu nhiều điểm chung với Omicron tiêu chuẩn song đoạn gene S của nó không biến mất, khiến xét nghiệm PCR khó phân biệt.

Với BA.1, xét nghiệm PCR có thể phát hiện đặc điểm “thiếu đoạn gene S” để phân biệt với Delta, từ đó giúp các nhà khoa học “gắn nhãn” các bệnh phẩm nghi ngờ để thực hiện giải trình tự gen và xác minh chính xác.

Do đó, các phòng thí nghiệm có thể xác nhận sự hiện diện của Omicron từ 2 đến 3 ngày sau khi được lấy mẫu xét nghiệm. Ngược lại, phải mất 2 - 3 tuần để xác định “Omicron tàng hình”.

Tiến sĩ Davey Smith, người đứng đầu bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Đại học California San Diego (Mỹ) nhận định sự chậm trễ này có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh nhân mắc Covid - 19 bởi các bác sĩ cần phải biết thời điểm nên chuyển hướng sang phương pháp điều trị khác.

Một số loại thuốc kháng thể đơn dòng có thể chống lại Delta nhưng lại kém hiệu quả hơn với Omicron.

Tuy nhiên, các bác sĩ không có thời gian để xác định biến thể gây bệnh trước khi điều trị và thuốc kháng thể đơn dòng cần được sử dụng ngay trong những ngày xuất hiện các triệu chứng ban đầu.

Hiện “Omicron tàng hình” đã được ghi nhận tại Canada, Australia, Anh và Nam Phi. Các nhà khoa học cho biết còn quá sớm để biết liệu dạng Omicron mới có lây lan theo phương thức cũ hay không, nhưng phiên bản "tàng hình" có khác biệt về mặt di truyền, do đó có thể hoạt động theo cách khác.

Mối đe dọa lớn nhất với y tế toàn cầu

Các nước công nghiệp phát triển (G7) ngày 16/12 đã gọi biến thể Omicron là "mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với nền y tế công cộng toàn cầu", cho rằng điều cấp bách "hơn bao giờ hết" lúc này là các quốc gia phải "hợp tác chặt chẽ". 

Trong thông báo, Anh - nước Chủ tịch G7 năm nay - cho biết: "chúng tôi quan ngại về số các ca tăng và đồng ý rằng những diễn biến mới nhất có thể được xem là mối đe dọa lớn nhất hiện nay với tình hình sức khỏe y tế công cộng toàn cầu. Điều quan trọng hơn hết lúc này là hợp tác chặt chẽ, theo dõi và chia sẻ dữ liệu".

Trước đó, các bộ trưởng y tế G7 đã tiến hành cuộc họp cuối cùng do Anh chủ trì, tập trung vào cách tiếp cận toàn cầu trong việc chẩn đoán, giải trình tự gene, vaccine và các phương pháp điều trị để đối phó với tình trạng lan rộng của biến thể Omicron.

Các bộ trưởng cũng nhất trí thúc đẩy các chiến dịch vận động và xét  nghiệm thường xuyên cùng với các biện pháp không dùng thuốc khác./.

Xem link!

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giá trị sống từ không gian xanh

DNTH: Các không gian xanh, rực rỡ muôn sắc hoa, công viên, hồ nước… cùng những tòa chung cư hiện đại, đầy đủ tiện ích, kết nối đồng bộ đã tạo nên một nơi chốn đi về bình yên.

Lý do nên vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán

DNTH: Nhiều người làm bếp giỏi thường vắt chanh vào chảo dầu khi chiên rán, bạn có biết vì sao họ làm như vậy?

Liên tiếp các ca biến chứng do làm đẹp cấp tốc đón Tết

DNTH: Cận Tết, nhu cầu làm đẹp tăng vọt, nhưng không ít trường hợp vì lựa chọn sai cơ sở làm đẹp hoặc tin vào các liệu trình "cấp tốc" đã phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.

Gia tăng số người tiêm vắc xin tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai

DNTH: Có mặt tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai (HVGL) trong những ngày này, dễ dàng nhận thấy số lượng người đến tiêm vắc xin ngày càng tăng, đặc biệt vắc xin phòng bệnh cúm.

Chất lượng không khí nguy hại, bác sĩ nêu lý do nên cho học sinh nghỉ học

DNTH: BS.Nguyễn Huy Hoàng cho rằng nên cho học sinh nghỉ học nếu chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại trong thời gian 3 ngày liên tục, nhất là học sinh tiểu học.

Người dân chú ý bảo vệ sức khỏe giữa mùa ô nhiễm

DNTH: Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn như Hà Nội đang ngày càng gia tăng, việc chủ động bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm không khí trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

XEM THÊM TIN