Xuất khẩu cà phê 5 tháng đầu năm mang về 2,9 tỷ USD
07:56 | 13/06/2024
DNTH: 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê đạt 833.000 tấn, trị giá 2,9 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng nhưng tăng 43,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2024, xuất khẩu cà phê nước ta đạt 95.000 tấn, trị giá 400 triệu USD. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cà phê đạt 833.000 tấn, trị giá 2,9 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng, nhưng tăng 43,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, giá cà phê xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2024 chứng kiến mức tăng kỷ lục.
Thông tin trên báo Công Thương, ước tính, tháng 5/2024, giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt mức 4.208 USD/tấn, tăng 11,7% so với tháng 4/2024 và tăng 63,6% so với tháng 5/2023. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam ước đạt mức 3.482 USD/tấn, tăng 49,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam tăng xuất khẩu tất cả các chủng loại cà phê. Trong đó, Robusta là chủng loại cà phê xuất khẩu chủ lực, lượng đạt xấp xỉ 650.000 tấn, trị giá trên 2 tỷ USD, tăng 0,4% về lượng và tăng 58,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỉ trọng xuất khẩu cà phê Robusta chiếm 82,17% tổng lượng và chiếm 82,15% tổng kim ngạch trong 4 tháng đầu năm 2024. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu cà phê Robusta đóng góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng của ngành.

Về giá, thông tin trên báo Đầu tư, 4 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta của Việt Nam đạt mức 3.157 USD/tấn, tăng 57,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ghi nhận giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta sang tất cả các thị trường lớn tăng mạnh.
Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân cà phê Robusta sang Đức tăng 50,4%, đạt mức 3.211 USD/ tấn; Italia tăng 59,2%, đạt 3.085 USD/tấn; Tây Ban Nha tăng 135,8%, đạt 3.164 USD/tấn…
Tháng 5/2024, giá cà phê Robusta và Arabica trên thị trường thế giới giảm so với cuối tháng 4/2024 do dự báo sản sản lượng cà phê của Brazil tăng.
Thông tin từ Cooxupee cho biết, lượng thu hoạch của Brazil từ tháng 5/2024 đến tháng 7/2024 sẽ có sản lượng tăng khoảng 13,33%, xuất khẩu kỳ vọng sẽ tăng thêm khoảng 22,22% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi Conab (Công ty Cung ứng Quốc gia Brazil) đã điều chỉnh ước tính sản lượng cà phê của Brazil năm 2024 lên 58,8 triệu bao, so với dự báo tháng 1/2024 là 58,1 triệu bao. Trong đó, Brazil sẽ thu hoạch 42,11 triệu bao cà phê Arabica và 16,71 triệu bao cà phê Robusta. Năng suất trung bình của cà phê Arabica và Robusta niên vụ này tại Brazil cũng được dự đoán sẽ tăng thêm gần 6% so với năm ngoái.

Dự báo giá cà phê sẽ tăng trở lại, chủ yếu đến từ việc giới đầu tư gia tăng lo ngại đối với triển vọng nguồn cung từ Việt Nam. Hiện, các quỹ đầu cơ đã gia tăng vị thế mua ròng với dự báo nguồn cung Robusta từ Việt Nam sẽ còn tiếp tục khan hiếm trong thời gian tới. Thông tin từ nhà giao dịch Volcafe, sản lượng cà phê Robusta niên vụ 2024/2025 của Việt Nam ước đạt 24 triệu bao, mức thấp nhất trong vòng 13 năm, do thời tiết không thuận lợi.
Trên sàn giao dịch London, kết thúc phiên giao dịch ngày 28/5/2024, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 7/2024, tháng 9/2024, tháng 11/2024 và tháng 1/2025 giảm lần lượt 6,4%, 7,0%, 6,9% và 6,3% so với ngày 29/4/2024, xuống mức 3.883 USD/tấn; 3.783 USD/tấn; 3.699 USD/tấn và 3.611 USD/tấn.
Tại sàn giao dịch New York, ngày 28/5/2024, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 7/2024, tháng 9/2024, tháng 12/2024 và tháng 3/2025 giảm lần lượt 1,5%, 1,2%, 1,0% và 1,1% so với ngày 29/4/2024, xuống còn 220,7 Uscent/lb; 219,75 Uscent/lb; 218,4 Uscent/lb và 217,45 Uscent/lb.
Xuất khẩu cà phê có thể đạt từ 4,5 đến 5 tỷ USD trong năm 2024
Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), dự báo năm 2024 xuất khẩu cà phê tiếp tục thuận lợi. Đặc biệt, hiện nay giá cà phê đang tăng mạnh, nên dù sản lượng cà phê xuất khẩu ra thế giới có thể giảm nhưng giá trị kim ngạch có thể vẫn bứt phá. Vicofa dự kiến xuất khẩu cà phê có thể đạt khoảng 4,5 đến 5 tỷ USD trong năm 2024.
Trao đổi với báo Lao Động, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex cho biết, giá cà phê tiếp tục ở mức cao do nhu cầu thế giới cao và nguồn cung hạn chế. Đây là cơ hội lớn cho cà phê Việt.
Để xuất khẩu bền vững, ngành cà phê cần tiếp tục tái cơ cấu, đẩy mạnh chế biến sâu, tạo thương hiệu lớn mạnh cho cà phê Việt trên thị trường thế giới.
Ông Nguyễn Ngọc Luận, CEO Meet More, một trong những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, cho biết: Năm 2024 cà phê vẫn được đánh giá là mặt hàng có lợi thế xuất khẩu và có giá trị cao. Để nắm bắt cơ hội này và xuất khẩu bền vững, số lượng lớn, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh chế biến sâu bởi giá trị lợi nhuận cà phê chế biến sâu mang về cao hơn. "Những sản phẩm cà phê chế biến sâu của Meet More và của một số thương hiệu khác hiện đã được thị trường thế giới chấp nhận", ông Luận thông tin.
Duy Luân (t/h)
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Xuất khẩu cà phê /
- Cà phê Việt Nam /
- Tổng cục Hải quan /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Dừa khô tại Tiền Giang tăng kỷ lục
DNTH: Trái dừa khô hiện được thương lai đến tận vườn mua với giá cao kỷ lục giúp người trồng phấn khởi, yên tâm đầu tư phân bón để chăm sóc vườn dừa.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước
DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản
DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt
DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể
DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng
DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...