Xuất khẩu chè Việt Nam hồi phục thị phần tại thị trường Đài Loan

06:10 | 06/03/2025

DNTH: Sau nhiều năm suy giảm, thị phần chè Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) năm 2024 đã tăng trở lại. Việt Nam tiếp tục là nhà cung cấp chè đen lớn nhất cho thị trường này, với mức tăng nhẹ về lượng và giá trị nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Cơ quan Hải quan Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, nhập khẩu chè (HS 0902) và các chế phẩm từ chiết xuất tinh chất của chè (HS 210120) vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) trong năm 2024 đạt 29,57 nghìn tấn, với trị giá 93,72 triệu USD, giảm 1,2% về lượng và giảm 2,4% về trị giá so với năm 2023. Đây cũng là năm giảm thứ ba liên tiếp.

Ngành chè Việt Nam: Xuất khẩu nhiều nhưng giá không cao | Báo Pháp luật Việt  Nam điện tử

Năm 2024, lượng chè đen (HS 090230, 090240) nhập khẩu vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đạt 18,70 nghìn tấn, với trị giá 48,64 triệu USD, giảm 4,1% về lượng và giảm 3,4% về trị giá so với năm 2023. Giá trung bình nhập khẩu chè đen đạt 3.170 USD/tấn, tăng 0,7% so với năm 2023.

Về lượng, Việt Nam là nguồn cung lớn nhất chè đen cho thị trường Đài Loan (Trung Quốc). Đáng chú ý, trong khi nhập khẩu từ các thị trường chủ chốt khác như Sri Lanka, Ấn Độ, Indonesia… giảm liên tiếp nhiều năm, nhập khẩu chè đen từ Việt Nam trong năm 2024 tăng trở lại, đạt 7,97 nghìn tấn, với trị giá 12,47 triệu USD, tăng 0,9% cả về lượng và trị giá so với năm 2023.

Lượng chè xanh (HS 090201, 090202) nhập khẩu vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) trong năm 2024 tăng trở lại sau 2 năm giảm liên tiếp, đạt 9,03 nghìn tấn, với trị giá 29,615 triệu USD, tăng 2,1% về lượng, nhưng giảm 2,2% về trị giá so với năm 2023. Giá trung bình nhập khẩu chè xanh đạt 3.281 USD/ tấn, giảm 2,1%.

Làm sao để chè Việt Nam vươn ra thế giới?

Việt Nam và Nhật Bản là hai thị trường cung cấp chủ yếu chè xanh cho thị trường Đài Loan (Trung Quốc), chiếm khoảng 95% tổng lượng. Trong đó, tính theo lượng, Việt Nam là thị trường cung cấp nhiều nhất, nhưng lượng nhập khẩu có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015 - 2023, từ mức tỷ trọng 89,3% trong năm 2015, giảm xuống còn 75,0% trong năm 2023.

Trong năm 2024, trong khi lượng chè xanh nhập khẩu từ Việt Nam tăng trở lại sau 2 năm giảm liên tiếp, đưa tỷ trọng tăng lên mức 76,5%, nhập khẩu từ Nhật Bản quay đầu giảm sau chuỗi 8 năm tăng trưởng liên tiếp, đưa mức tỷ trọng xuống còn 18,7%.

Năm 2024, nhập khẩu chiết xuất và các chế phẩm từ chiết xuất tinh chất của chè (HS 210120) vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh, đạt 1,84 nghìn tấn, với trị giá 15,47 triệu USD, tăng 16,3% về lượng và tăng 0,2% về trị giá so với năm 2023.

Nhập khẩu chiết xuất và các chế phẩm từ chiết xuất tinh chất của chè từ Việt Nam vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) hiện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 1%), đạt 12 tấn, với trị giá 142 nghìn USD trong năm 2024, tăng 39,9% về lượng và tăng 21,4% về trị giá so với năm 2023.

Như vậy, sau 4 năm giảm liên tiếp, thị phần chè của Việt Nam tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng trở lại, chiếm 76,5% tổng lượng chè xanh và 42,6% tổng lượng chè đen nhập khẩu vào thị trường này trong năm 2024.

Xuất khẩu chè tháng 1/2025 đạt 16,4 triệu USD - DNTT online

Về sản xuất trong nước, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh Thái Nguyên đã chứng nhận VietGAP cho 670ha chè trên địa bàn (cấp mới cho 520ha, cấp lại cho 150ha). 

Thông qua việc cấp giấy chứng nhận VietGAP sẽ giúp đảm bảo an toàn thực phẩm được tốt hơn khi hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, các chất bảo quản độc hại trên cây trồng và sản phẩm nông nghiệp khác. Từ đó, góp phần bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, gia tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm do người nông dân làm ra, đưa ngành nông nghiệp tỉnh nhà hướng đến sự phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, thông qua việc cấp giấy chứng nhận VietGAP cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp thực hiện nhiệm vụ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Hiện, Việt Nam đang chế biến khoảng 15 loại chè khác nhau, chè đen và chè xanh vẫn là hai sản phẩm chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu. Nguồn chè đen tại Việt Nam hiện được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ và Yên Bái.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vinamilk giành giải thưởng lớn tại Hội nghị Sữa toàn cầu 2025

DNTH: Hội nghị Sữa toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18 diễn ra từ ngày 18-19/6 tại Hà Lan. Trong lần thứ 5 tham dự, Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời chia sẻ tham luận tại diễn đàn ngành sữa...

Chính thức khởi động Quỹ học bổng IMAP Light Up trị giá 10 tỷ đồng

DNTH: Sáng 22/6, Công ty Cổ phần Giáo dục và Đào tạo IMAP Việt Nam chính thức ra mắt Quỹ học bổng “IMAP Light Up” theo Quyết định số 964/2025/QĐ-IMAP. Buổi lễ diễn ra trang trọng tại cơ sở Ms Hoa Junior, quận Tây Hồ, Hà Nội với sự tham...

Tập đoàn BRG - 'Top 10 Nhà Phát Triển Bất động sản Hàng Đầu 2025'

Tập đoàn BRG vừa lần thứ bảy được tôn vinh “Top 10 Nhà Phát Triển Hàng Đầu 2025” trong lĩnh vực Bất động sản tại Hubexo Asia Awards (tiền thân là BCI Awards) - giải thưởng có chất lượng chuyên môn cao trong ngành xây dựng tại châu Á.

Người "kể chuyện" giữa dòng điện sáng

DNTH: Chị Cao Thị Phương Thảo, cán bộ truyền thông Công ty Điện lực Hà Tĩnh là người kết nối, lan tỏa hình ảnh của ngành điện đến với cộng đồng.

Stavian Hóa chất đứng thứ 15 trong 100 nhà phân phối hóa chất lớn nhất toàn cầu theo ICIS 2025

DNTH: Tổ chức phân tích và xếp hạng uy tín toàn cầu Independent Commodity Intelligence Services (ICIS) vừa chính thức công bố Bảng xếp hạng Top 100 Nhà phân phối Hóa chất lớn nhất thế giới năm 2025.

Chủ xe VF 9 tiết lộ lý do lớn nhất chọn VF 9: Sau tất cả là sự yên tâm

DNTH: VinFast VF 9 đang chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng bởi cảm giác “yên tâm toàn diện” – từ trải nghiệm vận hành vượt trội, chi phí sử dụng gần như bằng 0, đến chế độ hậu mãi chuẩn “xe chủ tịch”.

XEM THÊM TIN