Xuất khẩu dưa hấu có thể đạt 100 triệu USD/năm

20:02 | 09/06/2024

DNTH: Với việc Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dưa hấu từ Việt Nam sang Trung Quốc có hiệu lực từ 12/6 tới sẽ thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sản phẩm nông nghiệp truyền thống của Việt Nam nói chung và dưa hấu nói riêng sang thị trường tỷ dân.

1
Xuất khẩu dưa hấu có thể đạt 100 triệu USD/năm.

Việc xuất khẩu chính ngạch đối với quả dưa hấu tươi đã thực hiện từ những năm 2009 đến nay nhưng chưa có Nghị định thư nên phải đối mặt nhiều rủi ro hơn.

Theo các chuyên gia, với việc Nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dưa hấu từ Việt Nam sang Trung Quốc có hiệu lực từ 12/6 tới, đầu ra mặt hàng này sẽ ổn định hơn.

Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dưa hấu tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối năm 2023.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - cho biết, trước nay dưa hấu thường là mặt hàng xuất khẩu biến động thất thường do gặp nhiều có yếu tố rủi ro.

Theo đó, thị trường tiêu thụ phần lớn dưa hấu Việt Nam là Trung Quốc. Tuy nhiên, dưa hấu Việt Nam xuất sang nước này được giá nhất là vào thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Vào mùa hè, do Trung Quốc cũng trồng được dưa hấu nên nhu cầu nhập khẩu thường thấp hơn. Cùng với đó, dưa hấu có mùa vụ khoảng 3 tháng nên diện tích trồng cũng thất thường.

Theo ông Nguyên, điều quan trọng nhất khi có Nghị định thư là giá đầu ra của mặt hàng này ổn định hơn.

“Hiện dưa hấu là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao hơn vải, nhãn, chôm chôm với kim ngạch khoảng hơn 50 triệu USD/năm. Khi Nghị định thư có hiệu lực, xuất khẩu mặt hàng này dự kiến có thể đạt 80-100 triệu USD/năm, từ đó giúp bà con tăng thu nhập và gắn bó hơn với mặt hàng này”, ông Nguyên cho hay.

Giữa tháng 4 vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; các hiệp hội ngành hàng liên quan; và các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thông báo, phổ biến nội dung Nghị định thư tới các tổ chức, cá nhân, cơ quan chuyên môn có liên quan để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc áp dụng Nghị định thư này.

2
Sắp hết cảnh lo rủi ro xuất khẩu dưa hấu.

Nghị định thư xác định rõ các yêu cầu nhập khẩu từ phía Trung Quốc nhằm đảm bảo quả dưa hấu tươi của Việt Nam tuân thủ các Luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc cũng như yêu cầu về kiểm dịch thực vật, từ đó tạo cơ sở cho việc tuân thủ của các đơn vị sản xuất, đóng gói và xuất khẩu của Việt Nam.

Theo Nghị định này, quả dưa hấu tươi của Việt Nam phải không được nhiễm 5 loài đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống mà Trung Quốc quan tâm bao gồm các loại ruồi đục quả Bactrocera correcta, Bactrocera zonata, Bactrocera latifrons, rệp Phenacoccus solenopsi và vi khuẩn Acidovorax avenae subsp. citrulli; lá hoặc đất.

Tất cả vùng trồng và cơ sở đóng gói dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc phải đăng ký và được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng Cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt.

Vườn trồng phải áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP); phải bảo đảm giám sát vườn trồng và quy trình đóng gói tại cơ sở đóng gói.

Cơ sở đóng gói phải xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo dưa hấu quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc có thể truy xuất ngược đến vùng trồng đã được cấp mã số.

Bên cạnh đó, các lô hàng dưa hấu của Việt Nam sẽ được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho phép nhập khẩu trái cây; phải tiến hành kiểm dịch thực vật lấy mẫu 2% và phải phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của Trung Quốc khi nhập khẩu vào Trung Quốc.

 Theo Thương Hiệu Và Sản Phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bơ Tây Nguyên được giá vì... mất mùa

DNTH: Mùa bơ năm nay tại Tây Nguyên đang chứng kiến nghịch lý “được giá nhưng mất mùa”. Trong khi giá bơ tăng cao hơn so với các năm trước thì sản lượng lại giảm do thời tiết và sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nông dân.

Dừa khô tại Tiền Giang tăng kỷ lục

DNTH: Trái dừa khô hiện được thương lai đến tận vườn mua với giá cao kỷ lục giúp người trồng phấn khởi, yên tâm đầu tư phân bón để chăm sóc vườn dừa.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

XEM THÊM TIN