Xuất khẩu gạo giảm 14% trong nửa đầu năm 2021

15:36 | 15/07/2021

DNTH: Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2021 cả nước xuất khẩu 436.140 tấn gạo, trị giá hơn 241,6 triệu USD, giảm 30% về lượng và giảm 29% về giá trị so với tháng 5.

Tính chung cả 6 tháng đầu năm 2021 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt hơn 3 triệu tấn, giảm 14%, thu về gần 1,65 tỷ USD, giảm 4%, tuy nhiên giá xuất khẩu trung bình đạt hơn 544 USD/tấn, tăng 12% so với nửa đầu năm ngoái.

Những tháng đầu năm, Philippines vẫn là thị trường đứng đầu nhập khẩu gạo của Việt Nam, với trên 1,09 triệu tấn, giảm 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương giá trị gần 580 triệu USD, giảm 8,6%. Giá trung bình 530,5 USD/tấn, tăng 15% so với cùng kỳ.

Trung Quốc đứng thứ hai với gần 581.000 tấn, tương đương 309 triệu USD, giá trung bình 531,4 USD/tấn, tăng gần 280% về lượng, tăng 12,5% về kim ngạch nhưng giảm 11,4% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

xuat khau gao giam 14 trong nua dau nam 2021
Xuất khẩu gạogiảm 14% trong nửa đầu năm, hoàn thành chưa được một nửa mục tiêu năm 2021 (Ảnh minh họa).

Thị trường Ghana đứng thứ 3 đạt gần 327.600 tấn, tương đương 191,3 triệu USD, giá trung bình đạt 584 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá với mức tăng tương ứng 32%, 51% và 14,6% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu gạo sang Malaysia giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2020, với sản lượng đạt hơn 151.100 tấn, giảm gần 56%; trị giá hơn 80 triệu USD, giảm 45,4%. Giá xuất khẩu trung bình đạt 530,3 USD/tấn, tăng 18,7%.

Xuất khẩu sang Bangladesh ghi nhận mức tăng gần 11.300% về lượng và tăng 14.100% kim ngạch, đạt hơn 52.800 tấn, tương đương gần 32 triệu USD, giá trung bình đạt 604,8 USD/tấn, tăng 24,8% so với 6 tháng đầu năm 2020.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) xuất khẩu gạo cả năm ước đạt khoảng 6,2-6,3 triệu tấn, trị giá đạt 3,1-3,2 tỷ USD.

Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, Việt Nam đã hoàn thành được khoảng 48-48,8% mục tiêu lượng xuất khẩu và 51,5 - 53,2% kế hoạch giá trị xuất khẩu năm nay.

"Xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian tới sẽ gặp không ít khó khăn, bởi cạnh tranh về giá từ các thị trường có mức giá rẻ hơn, đặc biệt là từ thị trường Ấn Độ, Thái Lan, vì cho tất cả các nước xuất khẩu vào quốc gia này", Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định.

Trước đó, thương vụ mua 20.000 tấn gạo trắng này có điều kiện linh hoạt cho phép Trung Quốc nhập khẩu bất kỳ loại gạo nào từ Thái Lan, không giới hạn số lượng.

Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan (Bộ Công Thương) cho biết Trung Quốc đã đồng ý mua 20.000 tấn gạo trắng 5% tấm với trị giá 10,4 triệu USD từ Thái Lan thông qua thỏa thuận giữa chính phủ hai nước (G2G), thời gian giao hàng từ tháng 6 đến tháng 7 năm nay.

Thương vụ mua 20.000 tấn gạo trắng này có điều kiện linh hoạt cho phép Trung Quốc nhập khẩu bất kỳ loại gạo nào từ Thái Lan, không giới hạn số lượng.

Trước đây, Trung Quốc đã nhập 7 lần, mỗi lần 100.000 tấn gạo, hiện còn lại 280.000 tấn theo biên bản ghi nhớ (MOU) mua 1 triệu tấn gạo từ Thái Lan. Thái Lan mong muốn sẽ giao nốt số gạo còn lại cho Trung Quốc trong năm nay.

Thỏa thuận mua bán gạo này là một phần của biên bản ghi nhớ được ký đầu năm 2015 giữa Thái Lan và tập đoàn Cofco – Trung Quốc để mua 2 triệu tấn gạo, một nội dung trong gói hợp tác đầu tư giữa hai nước bao gồm cả dự án đường sắt cao tốc.

Thời gian tới, Bộ Thương mại tiếp tục đàm phán việc bán gạo G2G đã ký MOU với cả Trung Quốc, Bangladesh và Indonesia, với khung mua gạo 1 triệu tấn/năm để đưa xuất khẩu gạo của Thái Lan đạt mục tiêu 6 triệu tấn trong năm nay.

Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu gạo 6 triệu tấn trong năm 2021, cao hơn một chút so với 5,72 triệu tấn của năm ngoái, trong đó gồm 2 triệu tấn gạo trắng, 1,5 triệu tấn hom mali và 1,5 triệu tấn gạo đồ. Phần còn lại gồm gạo thơm Pathum Thani, gạo thơm tỉnh và gạo nếp.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN