Xuất khẩu giảm và bài toán lấy lại vị thế cho trái thanh long
17:22 | 27/09/2023
DNTH: Thanh long từng là mặt hàng chủ lực của ngành rau quả Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ USD. Tuy nhiên gần đây, vị trí này đã không còn.
Xuất khẩu thanh long giảm
Theo Thanh Niên, thông tin từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, trước tháng 7/2022, thanh long luôn là sản phẩm chủ lực của ngành rau quả Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt trên 1 tỷ USD. Ngoài thị trường chính Trung Quốc, thanh long xuất khẩu đến các nước: Ấn Độ, Mỹ, EU, Thái Lan, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand…
Năm 2017, thanh long lần đầu tiên lên "ngôi vương" trong nhóm trái cây xuất khẩu khi đạt 1,157 tỷ USD và liên tục duy trì vị thế "trái cây tỷ đô" đến năm 2021. Sau đó, xuất khẩu thanh long bắt đầu lao dốc, sụt giảm từ 1,042 tỷ USD (năm 2021) đã giảm xuống 642 triệu USD (năm 2022). Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thanh long chỉ đạt 402 triệu USD.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng, nếu như 6 - 7 năm trước đây, Việt Nam là nguồn cung thanh long chủ yếu cho thị trường Trung Quốc và Thái Lan, nhưng gần đây, các nước này xác định thanh long là cây trồng chính, đang tập trung phát triển thành cây chủ lực.
Cụ thể với Trung Quốc, từng là thị trường xuất khẩu thanh long lớn nhất của Việt Nam, luôn chiếm hơn 80% sản lượng hàng năm, những năm gần đây đã mở rộng diện tích trồng thanh long. Mới đây, Trung Quốc công bố trồng được 67.000 ha thanh long, sản lượng 1,6 triệu tấn, nhiều hơn Việt Nam cả về diện tích, sản lượng. "Đây là nguyên nhân xuất khẩu thanh long của Việt Nam mất dần ưu thế tại Trung Quốc", ông Nguyên nói.
Cũng theo ông Nguyên, ngoài Trung Quốc, các nước Nam Mỹ như Peru, Mexico, nhất là Ecuador đã trồng nhiều thanh long. Họ áp dụng công nghệ thắp đèn để thanh long cho thu hoạch quanh năm. Có ưu thế về vị trí địa lý, chi phí logistics thấp hơn nhiều so với Việt Nam nên thanh long từ các nước này đã chiếm lĩnh thị trường Mỹ, EU, thu hẹp thị phần của thanh long Việt Nam.
Ấn Độ, trước đây thị trường này chiếm 8 - 10% kim ngạch xuất khẩu thanh long Việt Nam, cũng đang phát triển mạnh diện tích và đã trồng được 50.000 ha thanh long.
Để thanh long lấy lại vị thế xuất khẩu
Theo Vietnamplus, để tăng cường xuất khẩu chính ngạch, thanh long cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Một số thị trường yêu cầu phải có mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, trong đó có thị trường lớn nhất là Trung Quốc.
Ngành Nông nghiệp Việt Nam cũng đang từng bước hoàn thiện các tiêu chí chất lượng, cũng như về yêu cầu quản lý mã số vùng trồng.
Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cây trồng. Bên cạnh cấp mã số vùng trồng thì mã số cơ sở đóng gói cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, là một trong những yêu cầu bắt buộc của nước nhập khẩu. Nếu không được cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói thì nông sản không đủ điều kiện xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Thuận, xác định việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là rất cần thiết để thanh long Bình Thuận đáp ứng được nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu bền vững.
Từ năm 2018, Bình Thuận đã bắt đầu triển khai thống kê vùng trồng và nhà đóng gói thanh long để đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng và mã số nhà đóng gói thanh long Bình Thuận.
Tính đến tháng 6/2022, toàn tỉnh có 574 mã số vùng trồng và 287 mã số cơ sở đóng gói được cấp và giám sát; trong đó, mã số vùng trồng trong tỉnh đăng ký xuất khẩu sang Hàn Quốc là 120 mã số, Australia là 139 mã số; New Zealand là 139 mã số; Trung Quốc là 78 mã số...
Kết quả này bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu liên quan đến mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói để người sản xuất và cơ sở đóng gói thanh long trên địa bàn tỉnh được thuận lợi và bền vững.
Tiếp đó, các tỉnh cần đánh giá lại thị trường và khuyến khích nông dân phát huy lợi thế của mình, không nên vội vàng phá bỏ cây thanh long.
Tại Tiền Giang, dù tình trạng khó khăn, nhưng đa số người dân vẫn kỳ vọng vào việc tiếp tục trồng thanh long để có thu nhập. Ông Lê Văn Thủy, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cho rằng nhiều năm qua, cây thanh long đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của người dân địa phương. Nhiều người thoát nghèo, vươn lên làm giàu cũng từ cây thanh long.
Vì vậy, các cấp chính quyền cần đẩy mạnh tuyên truyền, động viên người nông dân nên bình tĩnh, không nên vội vàng phá bỏ cây thanh long đã gắn bó, giúp nông dân nâng cao thu nhập. Đối với những vườn thanh long già cỗi, nông dân nên thay đổi giống.
Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu, thanh long của Việt Nam vẫn còn nhiều dự địa phát triển, trong những năm tới, nông dân trồng thanh long sẽ có cơ hội, chắn chắn giá sẽ tốt hơn.
Trong khi đó, Hiệp hội Thanh long Long An đã có kiến nghị gửi các cấp ngành liên quan xem xét có chính sách hỗ trợ cho người nông dân vay vốn ưu đãi để phục hồi và phát triển cây thanh long. Bởi sau thời gian dài thua lỗ, nhiều người trồng thanh long ở Châu Thành, Long An không có vốn để trồng mới, phục hồi lại vườn thanh long đã hư hại.
Hiệp hội kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh cân đối tăng nguồn ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để nâng cao nguồn vốn từ Trung ương cấp cho tỉnh thực hiện chương trình cho vay đối với các hộ nông dân duy trì trồng thanh long tại huyện Châu Thành và các huyện khác. Cùng đó, có chủ trương xây dựng chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn cho người nông dân trồng mới thanh long, chăm sóc duy trì vườn thanh long.
Ngoài việc tập trung vào chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nông dân cần chọn thời điểm canh tác hợp lý.
Theo các chuyên gia, thay vì trồng ồ ạt như trước, người nông dân cần tăng hàng trái vụ. Chẳng hạn, mùa Đông của Trung Quốc kéo dài nên họ rất khó trồng thanh long vào mùa này. Tranh thủ điều này, nông dân Việt Nam nên tăng trồng thanh long cho thu hoạch vào đầu năm và cuối năm.
Chẳng hạn, thời điểm cuối năm 2022, giá thanh long Tiền Giang hiện được thương lái mua ở mức cao gấp 3 lần so với thời điểm cách đó một tháng, giúp người trồng phấn khởi vì thu được lợi nhuận cao.
Thời điểm đó, các vựa thanh long ở các huyện Chợ Gạo được thu mua thanh long ruột đỏ loại 1 với giá trên 34.000 đồng/kg, loại 2 với giá 28.000 - 30.000 đồng/kg và loại 3 là từ 23.000 - 25.000 đồng. Với giá mua như trên, nhà vườn trồng thanh long phấn khởi, yên tâm đầu tư vào cây thanh long sau thời gian giảm giá mạnh.
Trong khi đó, vào thời điểm tháng Tám, là cao điểm thanh long vào vụ thu hoạch rộ nên giá thanh long giảm mạnh, thương lái thu mua thanh long ruột đỏ giá chỉ từ 2.000 - 4.000 đồng/kg, thanh long ruột trắng giá từ 5.000 - 6.000 đồng/kg.
Vì vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh thu hoạch trước hoặc sau khi thanh long Trung Quốc hết vụ. Để làm được điều này, chính quyền địa phương phải thông tin với nông dân để họ có sự chuẩn bị và canh tác đúng quy hoạch.
Tiến sỹ Nguyễn Thành Hiếu, Viện Cây ăn quả miền Nam, chia sẻ cần có cơ chế hợp tác giữa 3 tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang trong điều tiết mùa vụ, cân đối sản lượng thu hoạch phù hợp so với nhu cầu thị trường tiêu thụ. Xác định “bán sản phẩm mà thị trường cần, chứ không phải bán sản phẩm mình có.”
Ngoài ra, "khuyến khích doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua các hợp đồng ký kết không chỉ bao tiêu sản phẩm mà còn đầu tư vào vùng nguyên liệu," ông Hiếu nói thêm.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm /
- ngành rau quả Việt Nam /
- Xuất khẩu thanh long /
- Xuất nhập khẩu /
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn /
- thanh long /
- NÔNG NGHIỆP /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Gạo chất lượng cao, gạo thương hiệu bán chạy: Qua cái thời ăn gạo 'no name'
DNTH: Ghi nhận tại các siêu thị, chợ truyền thống ở TP.HCM cho thấy các loại gạo chất lượng cao, có thương hiệu được nhiều người tiêu dùng chọn mua khi "ăn ngon" được đưa lên hàng đầu, thay vì "ăn no" như trước đây.
Gia Lai sẽ có Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện
DNTH: Trung tâm thu mua, cung ứng nông sản an toàn cấp huyện sẽ được triển khai xây dựng thí điểm tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, với số vốn 13,5 tỷ đồng.
Trang trại nấm hương "khủng" ở Cao Bằng, bất ngờ nhất là trồng nấm hương trái vụ, cả làng phục lăn
DNTH: Trồng nấm hương là nghề không mấy xa lạ với người dân ở Cao Bằng, tuy nhiên làm nấm hương theo hướng hữu cơ, và cách để có thể thu hoạch nấm hương được quanh năm, bất kể mùa vụ lại là câu chuyện hoàn toàn mới.
Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt
DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...
Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD
DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn
DNTH: 11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...