Xuất khẩu hạt điều thu về 1,3 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

16:37 | 04/06/2021

DNTH: 5 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ước đạt 216 nghìn tấn, trị giá gần 1,3 tỷ USD, tăng hơn 18% về lượng và tăng gần 5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 5 đạt 55 nghìn tấn, trị giá 339 triệu USD, tăng 13,4% về lượng và tăng hơn 18% về trị giá so với tháng 4. Xuất khẩu điều tháng 5 tăng 28,6% về lượng và tăng 29% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 5 tháng đầu năm, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ước đạt 216 nghìn tấn, trị giá gần 1,3 tỷ USD, tăng hơn 18% về lượng và tăng gần 5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu hạt điều thu về 1,3 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm
Xuất khẩu hạt điều thu về 1,3 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.

Giá xuất khẩu bình quân hạt điều tháng 5 ước đạt 6.164 USD/tấn, tăng 4,2% so với tháng 4 và không biến động nhiều so với tháng 5/2020. Tính chung 5 tháng đầu năm, giá xuất khẩu bình quân hạt điều ước đạt 5.953 USD/tấn, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), giá nhân điều giảm nhẹ do lượng mua ít đi, nhu cầu bán ra nhiều. Các khách hàng nước ngoài đánh giá lượng điều thô trên thế giới không giảm so với năm ngoái như những thông tin trước đây.

Thậm chí, lượng điều có thể còn tăng thêm nên doanh nghiệp cần bình tĩnh, xem xét thị trường, thăm dò giá mua của siêu thị, nhà chiên rang trước khi mua thêm.

Ngoài ra, cước tàu trong tháng 6 có thể tăng thêm 2000 - 3000 USD/cont 20 feet và vẫn thiếu container nên khách hàng e ngại nhập thêm hàng lúc này.

Tuy nhiên, những khách đã có hợp đồng cũ với nhà chiên rang thì vẫn có nhu cầu mua để thực hiện hợp đồng. Mặc dù, khách hàng mua vào còn chậm nhưng giá nhân chưa xuống nhiều do các nhà chế biến đã phải mua giá điều thô ở mức cao.

VINACAS khuyến cáo nếu các nhà chế biến Việt Nam có khả năng tài chính tốt và cùng đồng lòng giữ giá thì sẽ giữ được mức giá tốt, tránh thua lỗ trong sản xuất kinh doanh.

Nguyên nhân là do số lượng lớn điều thô năm nay đang được nắm giữ bởi một số nhà thương mại lớn và có thể họ không bán ra thị trường với giá thấp, nên giá điều thô khó có khả năng xuống thấp. Do đó, nếu bán giá nhân điều thấp thì rủi ro cao.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

Nông dân "thất bát" vì hồ tiêu mất mùa

DNTH: Vào thời điểm đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch tiêu năm 2025, nhiều hộ dân tại các vùng trồng tiêu lớn của tỉnh Quảng Trị đang phải đối mặt với vụ mùa "thất bát" nhất trong những năm trở lại đây. 

XEM THÊM TIN