Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2 tháng đầu năm đạt gần 9,4 tỷ USD

10:43 | 11/03/2025

DNTH: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau 2 tháng đạt 9,38 tỷ USD, xuất siêu 2,05 tỷ USD, đóng góp quan trọng trong duy trì cán cân thương mại hàng hóa của nền kinh tế.

Sản xuất, xuất khẩu thuận lợi

Sáng 11/3, Bộ Nông nghiệp và Môi trường họp giao ban tháng 2. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy dự và chủ trì phiên họp.

Báo cáo Bộ trưởng, Vụ Kế hoạch - Tài chính cho biết, xuất khẩu lâm sản, thủy sản 2 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng mạnh. Cụ thể, xuất khẩu lâm sản ước khoảng 2,68 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2024; thủy sản đạt 1,42 tỷ USD, tăng 18,6%.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy dự và chủ trì hội nghị sáng 11/3. Ảnh: Khương Trung.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy dự và chủ trì hội nghị sáng 11/3. Ảnh: Khương Trung.

Đây là 2 nhóm mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, ngang bằng và vượt chỉ tiêu Chính phủ giao (12%) và cao hơn mức bình quân tăng trưởng của tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nền kinh tế (theo Cục Thống kê là 8,4% trong 2 tháng đầu năm).

Về tổng thể, hầu hết các nhóm hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm trước, đạt 9,38 tỷ USD, tăng 8,3%. Đặc biệt trong tháng 2/2025, xuất khẩu đạt 4,4 tỷ USD, tăng 32,7% so với tháng 2/2024.

Nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sau 2 tháng đạt 9,38 tỷ USD, xuất siêu 2,05 tỷ USD, đóng góp quan trọng trong việc duy trì cán cân thương mại hàng hóa của cả nền kinh tế - đạt mức thặng dư 1,47 tỷ USD.

Công tác sản xuất trong nước phát triển tốt. Điểm nhấn là đàn lợn tăng khoảng 3,2%, đàn gia cầm tăng 3,4% so với cùng kỳ 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 692.200 tấn, tăng 4,9%, trong khi sản lượng khai thác 550.700 tấn, giảm 0,5%. Diện tích rừng trồng đạt 20.100ha, tăng 6,5%; sản lượng gỗ khai thác hơn 2,6 triệu m3, tăng 18,9%, thu dịch vụ môi trường rừng hơn 682 tỷ đồng, tăng 11%.

Hoàn thành 61,5% số nhiệm vụ được giao

Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Môi trường đánh giá, 2 tháng đầu năm Bộ đã chỉ đạo địa phương tập trung vào việc gieo cấy và chăm sóc lúa, rau màu vụ đông xuân, đồng thời chuẩn bị kỹ các nội dung cho cuộc làm việc với Đoàn thanh tra EC lần thứ 5 về chống khai thác IUU.

Công tác phòng chống cháy rừng cũng được triển khai mạnh mẽ, đặc biệt tại các vùng có nguy cơ cao như Đông Nam bộ, Tây Nguyên và khu vực Tây Bắc.

Chánh văn phòng Lê Văn Thành báo cáo một số nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 2. Ảnh: Khương Trung.

Chánh văn phòng Lê Văn Thành báo cáo một số nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 2. Ảnh: Khương Trung.

Các sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm, các lô hàng bị cảnh báo tại thị trường nhập khẩu, công tác mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, thực phẩm được chú ý, xử lý kịp thời.

Bộ cũng chú trọng đến công tác dự báo, cảnh báo thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp. Việc theo dõi và đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời đã giúp các địa phương, cộng đồng chủ động hơn trong việc bảo vệ tài sản và hạn chế thiệt hại do thiên tai.

Đối với nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, theo Quyết định số 1508/QĐ-TTg của Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã phân bổ và giải ngân 977,9 tỷ đồng, đạt 4,7% kế hoạch. Dù thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, Bộ cam kết thúc đẩy giải ngân hiệu quả các dự án quan trọng đến hết năm 2025.

Về công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, Bộ đã hoàn tất việc xây dựng và triển khai các quyết định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc. Cùng với đó, kiện toàn các chức danh lãnh đạo, đảm bảo sự ổn định và hiệu quả trong hoạt động quản lý.

Một trong những điểm sáng những tháng đầu năm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, là việc tích cực xử lý các văn bản kiến nghị, đề xuất của địa phương. Tính đến ngày 21/2, Bộ đã và đang xử lý 1.753 nhiệm vụ, trong đó có 1.079 nhiệm vụ đã hoàn thành (đạt 61,5%).

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Đặng Ngọc Điệp phát biểu. Ảnh: Khương Trung.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính Đặng Ngọc Điệp phát biểu. Ảnh: Khương Trung.

Đảm bảo quá trình sáp nhập không ảnh hưởng đến người dân

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy tái khẳng định tầm quan trọng của việc triển khai và hoàn tất Đề án hợp nhất Bộ NN-PTNT và Bộ TN-MT, tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

"Với những kết quả nổi bật trong công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc đảm bảo phát triển bền vững ngành nông nghiệp, tài nguyên và môi trường của đất nước", Bộ trưởng nói và nhấn mạnh, rằng Bộ đã có một nền tảng vững chắc để hoàn thành các mục tiêu trong năm 2025 và các năm tiếp theo.

Từ ngày 1/3, Bộ Nông nghiệp và Môi trường chính thức đi vào hoạt động. Quá trình hợp nhất diễn ra suôn sẻ, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đời sống của người dân.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường tập trung vào những vấn đề như: ổn định tổ chức bộ máy, tích hợp công việc của hai bộ và triển khai các nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới, trước mắt là trong tháng 3/2025 và quý II.

Trong kế hoạch năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ xây dựng 41 đề án và nhiệm vụ, đồng thời ban hành 58 thông tư. Bộ đã hoàn thiện và trình Chính phủ 5 Nghị định, trong đó có các chính sách quan trọng về khoáng sản, môi trường và sản xuất nông nghiệp.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

TP. Hồ Chí Minh phát động chương trình “Tick xanh trách nhiệm” trong thương mại điện tử

DNTH: Ngày 20/6, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hội nghị sơ kết chương trình “Kiểm soát chất lượng hàng hóa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” và chính thức phát động chương trình...

Xuất khẩu vải thiều 2025: Dự báo tăng mạnh nhưng vẫn đối mặt nhiều thử thách

DNTH: Năm 2025 đang mở ra một mùa vụ vải thiều đầy kỳ vọng với Việt Nam khi sản lượng toàn quốc ước tính đạt khoảng 303.000 tấn – tăng khoảng 30% so với năm ngoái. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã chủ động...

Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

DNTH: Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi...

Quảng Ninh: Trao giấy phép xây dựng Dự án Cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B

DNTH: Huyện Đầm Hà đã tổ chức hội nghị trao giấy phép xây dựng Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B tại xã Tân Bình và xã Quảng Tân (giai đoạn 1).

Giá cà phê tại nhà máy 235.000 đồng/kg, vì sao thị trường chỉ bán 130.000 đồng?

DNTH: Phát biểu tại tọa đàm “Triệt tận gốc hàng giả, hàng kém chất lượng: Bảo vệ người dân và doanh nghiệp” chiều 11/6, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group, thẳng thắn đặt câu hỏi: “Tại sao giá cà phê rang xay tại...

Quảng Ninh: Cho phép Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh nghiên cứu, ứng dụng đất đá thải mỏ, tro xỉ nhiệt điện, chất...

DNTH: UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có văn bản số 1642/UBND-XDMT đồng ý về đề nghị của Sở Xây dựng về chủ trương cho phép Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh nghiên cứu và ứng dụng sản xuất vật liệu xây dựng (cát nghiền, cốt liệu lớn/cấp...

XEM THÊM TIN