Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng khả quan

12:10 | 11/02/2025

DNTH: Tôm tiếp tục là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong tháng 1/2025, với giá trị xuất khẩu đạt 300 triệu USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Ngành tôm toàn cầu bước vào giai đoạn tái cân bằng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 1/2025 đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là một kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2024, khi Tết Nguyên đán rơi vào cuối tháng 1, đã tác động đáng kể đến kết quả xuất khẩu.

Tôm tiếp tục là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong tháng 1/2025, với giá trị xuất khẩu đạt 300 triệu USD, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Theo báo cáo từ Rabobank, ngành tôm toàn cầu đang bước vào giai đoạn tái cân bằng, với việc các nước sản xuất giảm tốc độ tăng trưởng để điều chỉnh cung cầu. Điều này giúp giá tôm dần phục hồi, nhất là khi nhu cầu từ Mỹ và EU tăng trở lại.

VASEP nhận định, ngành thủy sản Việt Nam vẫn có thể duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025. Ảnh: Hồng Thắm.

VASEP nhận định, ngành thủy sản Việt Nam vẫn có thể duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025. Ảnh: Hồng Thắm.

Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc lại gặp thách thức do nhu cầu tiêu thụ suy giảm. Áp lực thu nhập khiến tầng lớp trung lưu hạn chế chi tiêu cho thực phẩm cao cấp như tôm trắng, trong khi các loại hải sản giá rẻ hơn lại được ưa chuộng hơn. Điều này có thể tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này trong thời gian tới.

Cá tra Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong tháng đầu năm 2025, dù giá đã có sự tăng trưởng mạnh do nguồn cung hạn chế. Xuất khẩu cá tra Việt Nam trong tháng 1/2025 chỉ đạt 123 triệu USD, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy vậy, mới đây, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được giải pháp song phương để chấm dứt các vấn đề tranh chấp trong vụ việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ (vụ việc DS536) tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cá tra, basa vào thị trường Hoa Kỳ, đồng thời củng cố vị thế của Việt Nam trong ngành thủy sản toàn cầu. 

Một năm biến động của thị trường thủy sản toàn cầu

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, để cá tra vào được thị trường Hoa Kỳ và công nhận tương đương không phải chuyện đơn giản. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp đi tiên phong có quy mô lớn, chuỗi khép kín, chế biến sâu, sản phẩm giá trị gia tăng cao. Sau cả quá trình đấu tranh, đàm phán, Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp đủ điều kiện không bị áp thuế theo quy định của Hoa Kỳ.

Ngoài Vĩnh Hoàn, có 8 doanh nghiệp khác được xuất khẩu cá tra vào thị trường này. Các doanh nghiệp này đều có quy mô sản xuất, xuất khẩu lớn và được Hoa Kỳ công nhận sản xuất tương đương. Hàng năm, Hoa Kỳ sang Việt Nam thanh kiểm tra về an toàn thực phẩm và các doanh nghiệp đều được công nhận hệ thống sản xuất, chế biến tốt, tương đương với Hoa Kỳ.

Xuất khẩu cá tra sang Mỹ chiếm tỷ trọng khoảng 17%. Hy vọng, các doanh nghiệp đã được xuất khẩu vào Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kỳ vọng.

Đối với cá ngừ, ngành cá ngừ Việt Nam đối mặt với sự giảm sút trong xuất khẩu trong tháng 1/2025, với mức giảm 17,7%, chỉ đạt hơn 65 triệu USD. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng ổn định của nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ tại các thị trường như Mỹ và EU, ngành cá ngừ dự kiến sẽ có cơ hội phục hồi trong năm 2025.

Thị trường xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận sự chênh lệch lớn trong xu hướng tiêu thụ. Trong khi thị trường Trung Quốc và Hồng Kông tăng trưởng mạnh mẽ với mức tăng trưởng 64,9%, thị trường Mỹ và EU lại gặp khó khăn với sự suy giảm 16% và 17,6% tương ứng.

Trong năm 2025, sự giảm sút trong nhu cầu tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ sẽ đặt ra thách thức lớn đối với các sản phẩm như tôm, cá tra và cá ngừ. Ảnh: Hoàng Vũ.

Trong năm 2025, sự giảm sút trong nhu cầu tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ sẽ đặt ra thách thức lớn đối với các sản phẩm như tôm, cá tra và cá ngừ. Ảnh: Hoàng Vũ.

VASEP dự báo, trong năm 2025, thị trường thủy sản toàn cầu dự báo sẽ có nhiều biến động, với các yếu tố như thay đổi thói quen tiêu dùng, chính sách thuế quan và biến động cung cầu ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Đặc biệt, sự giảm sút trong nhu cầu tại các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ sẽ đặt ra thách thức lớn đối với các sản phẩm như tôm, cá tra và cá ngừ.

Tuy nhiên, với việc gia tăng nhu cầu từ các thị trường ASEAN và các chính sách thuế quan hỗ trợ từ các quốc gia lớn, ngành thủy sản Việt Nam vẫn có thể duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025.

Việc phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng, cải thiện chất lượng sản phẩm và mở rộng các thị trường xuất khẩu mới sẽ là yếu tố quyết định để ngành thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: https://nongnghiep.vn/xuat-khau-thuy-san-tang-truong-kha-quan-d420518.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Carvivu và Motorcycles TV ký kết hợp tác chiến lược – Đồng hành vì Tăng Trưởng Xanh, hướng đến Net Zero 2050

DNTH: Ngày 24/04/2025, Công ty CP Carvivu (Carvivu) và Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Motorcycles TV (MTV) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU), mở ra liên minh chiến lược toàn diện vì một hệ sinh thái xe điện bền vững.

Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu 2025

DNTH: Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, vừa được vinh danh thuộc Top 50 Doanh Nghiệp FDI (Foreign Direct Investment - Doanh Nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) Tiêu Biểu tại Việt Nam...

Tập đoàn Sơn Hải tuyển dụng 80 nhân sự, người dân kỳ vọng thi công cao tốc Quy Nhơn–Pleiku

DNTH: Trong bối cảnh nhiều dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn đang triển khai nhanh chóng trên khắp cả nước, Tập đoàn Sơn Hải – một trong những doanh nghiệp thi công cao tốc uy tín hàng đầu Việt Nam – chính thức thông báo tuyển dụng...

FedEx nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mỹ

DNTH: Tăng khả năng tiếp cận giúp các nhà xuất khẩu địa phương kết nối hiệu quả hơn với thị trường Mỹ.

Đài Loan, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều phân bón Việt Nam

DNTH: Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 601 nghìn tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 20,2% về lượng, tăng 8,5% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Thị trường ớt: Dư địa còn rất lớn

DNTH: Xuất khẩu ớt của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội tại các thị trường khó tính như Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên, diện tích canh tác còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều và áp lực cạnh tranh từ các...

XEM THÊM TIN