Xuất khẩu trái cây đầu năm gặp khó vì kiểm định gắt gao

10:09 | 03/02/2025

DNTH: Tháng 1/2025, xuất khẩu rau quả ước tính đạt 417 triệu USD, giảm 11,3% so với tháng trước và 5,2% so với cùng kỳ 2024.

Theo số liệu sơ bộ từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả ước tính đạt 417 triệu USD. 

Theo số liệu sơ bộ từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả ước tính đạt 417 triệu USD. 

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết xuất khẩu đầu năm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với sầu riêng - mặt hàng chủ lực. Nguyên nhân chính được cho là do Trung Quốc đã tăng cường kiểm định chất lượng với chất bảo vệ thực vật có nguy cơ gây ung thư, gọi là chất vàng O. Sự kiểm tra nghiêm ngặt này đã dẫn đến tình trạng ách tắc và nhiều lô hàng phải bị bán với giá rẻ trên thị trường nội địa.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết đã tạm dừng bán sầu riêng sang Trung Quốc trong tháng đầu năm. Bước sang tháng 2, các doanh nghiệp đang hoàn tất thủ tục để tham gia kiểm nghiệm tại 9 trung tâm được Trung Quốc công nhận. "9 trung tâm là con số khá ít, Việt Nam cần thúc đẩy thêm để tránh tình trạng ùn ứ khi vào mùa cao điểm", lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu tại Tiền Giang nói.

Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ông Đặng Phúc Nguyên, nhận định nếu những rào cản về kiểm định không sớm được tháo gỡ, mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD năm nay sẽ khó đạt được.

Không chỉ Trung Quốc, nhiều thị trường khác cũng nâng tiêu chuẩn nhập khẩu. Mỹ cấm 7 hoạt chất dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và yêu cầu mã số vùng trồng, mã số đóng gói do Bộ Nông nghiệp Mỹ cấp. Châu Âu tăng tỷ lệ kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật trên nhiều loại trái cây từ 10% lên 20%.

Hiện tại, Bộ NN-PTNT đã công bố danh sách 9 phòng kiểm nghiệm được Việt Nam và Trung Quốc công nhận đủ tiêu chuẩn cấp chứng nhận. Đây là cơ sở để sầu riêng Việt Nam tiếp tục thâm nhập thị trường trị giá gần 10 tỷ USD.

Với việc các phòng kiểm nghiệm chất vàng O được cấp phép, hoạt động xuất khẩu được nối lại và giá sầu riêng sẽ tăng trở lại trong những thời gian tới. Sầu riêng trái vụ của Việt Nam sẽ kéo dài đến cuối tháng 3. Từ giữa tháng 4, các tỉnh miền Tây bắt đầu bước vào mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ.

Năm 2023, xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt kỷ lục 7,15 tỷ USD, tăng 27,6% so với năm trước. Hầu hết thị trường trọng điểm đều ghi nhận mức tăng trưởng 10 - 80%, ngoại trừ Hà Lan.

Để đảm bảo tăng trưởng bền vững, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) khuyến nghị nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp cần tăng cường liên kết, nâng cao chất lượng sản phẩm và khẳng định thương hiệu Việt trên thị trường toàn cầu.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

Nguồn: https://nongnghiep.vn/xuat-khau-trai-cay-dau-nam-gap-kho-vi-kiem-dinh-gat-gao-d419505.html


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ

DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Tìm hướng đi cho sàn giao dịch nông sản

DNTH: Các sàn giao dịch nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nông dân với thị trường, giúp nâng cao giá trị nông sản và đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch. Tuy nhiên, để các sàn này hoạt động hiệu quả và thực sự...

Hà Tĩnh: ngư dân vui mừng trúng đậm hàng tấn cá trích biển

DNTH: Thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh vui mừng trúng đậm hàng tấn cá trích, mang về nguồn thu nhập rất lớn sau mỗi chuyến đi biển.

Kiểm soát chặt dư lượng kim loại nặng và chất vàng O

DNTH: Ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đề nghị kiểm tra, giám sát chặt các đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng kim loại nặng Cadimi cùng chất vàng O trên sầu riêng.

Câu chuyện lúa gạo

DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'

DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

XEM THÊM TIN