Ý nghĩa vô cùng quan trọng của ngày lễ Phục sinh

09:01 | 20/04/2019

DNTH: Theo Kito giáo, Lễ Phục sinh là một trong những dịp quan trọng nhất trong năm. Năm nay, ngày lễ này sẽ diễn ra vào Chủ nhật, 21/4.

Ý nghĩa của ngày lễ Phục sinh

Lễ Phục sinh, hay còn được biết đến với cái tên Easter Day, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của những người theo đạo Thiên Chúa. 

Đây là ngày tưởng niệm việc Chúa Jesus hồi sinh từ cõi chết trở về sau ba ngày bị xử tử đóng đinh trên cây Thánh giá vào khoảng năm 30 sau Công nguyên.

Ngày lễ Phục sinh có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 1.

Những quả trứng nhiều màu sắc không thể thiếu trong Lễ Phục sinh. (Ảnh: NurPhoto/ Getty Images)

Theo đạo Kito, khoảng thời gian mọi người ăn chay và sám hối trước ngày Lễ Phục sinh có ý nghĩa rất đặc biệt. Mùa Chay bắt đầu vào thứ Tư lễ tro và kéo dài trong 40 ngày trước Lễ Phục sinh (không bao gồm Chủ nhật).

Chủ nhật ngay trước Lễ Phục sinh được gọi là Chủ nhật Lễ lá nhằm kỉ niệm Chúa Jesus đến Jerusalem và những người theo đạo đặt lá cọ trên đường để chào đón ông.

Từ thời trung cổ, trứng Phục sinh đã trở thành một phần của ngày lễ này, mang đến ý nghĩa về sự sinh sôi nảy nở và cuộc sống mới. Tương truyền trước kia, những quả trứng Phục sinh thường được nhuộm đỏ nhằm tưởng nhớ đến cái chết và sự phục sinh của Chúa Jesus.

Ở một số quốc gia Đông Âu, việc trang trí diễn ra rất công phu. Vào ngày này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí đủ màu sắc có thể được làm bằng sô cô la do mình tự làm ra để thay lời chúc.

Ngày lễ Phục sinh có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 2.

Một buổi diễu hành thời trang ở New York. (Ảnh: CNN)

Ngoài ra, ở các nước phương Tây, thỏ Phục sinh cũng là một trong những biểu tượng trong ngày này. Có nhiều lí do để thỏ nhà hoặc thỏ rừng có liên quan đến Lễ Phục sinh. 

Dễ thấy nhất chính là khả năng sinh sản của loài thỏ, đặc biệt khi Lễ Phục sinh thường diễn ra trong mùa xuân nhằm chào đón cuộc sống mới.

Hơn nữa, ngày lễ cũng được tính theo lịch của mặt trăng mà thỏ rừng lại là một biểu tượng cổ xưa đại diện cho vệ tinh này.

Bên cạnh thỏ và trứng Phục sinh, sô cô la và thịt dăm bông cũng mang ý nghĩa biểu trưng cho dịp này.

Ngoài ra, trong ngày Lễ Phục sinh, mọi người còn thực hiện một số truyền thống như đập trứng, thứ Sáu tuần thánh hay diễu hành thời trang nhằm mang lại may mắn cho cả năm.

Theo Đời sống & Pháp lý

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Dòng người tấp nập trẩy hội chợ Viềng

DNTH: Mỗi dịp Tết đến Xuân về, chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), phiên chợ “mua may, bán rủi” lại thu hút hàng nghìn du khách thập phương về trẩy hội, du xuân, cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa.

Thủ tướng yêu cầu không tổ chức du Xuân, chúc Tết trong giờ làm việc

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 3/2/2025 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương bảo đảm thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và...

Chùa Hương đón 9,2 vạn người trước ngày khai hội, dự đoán con số bất ngờ lượng du khách năm nay

DNTH: Trong ngày 2/2, khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) đã đón 3,6 vạn du khách, nâng tổng số du khách lên 9,2 vạn trước ngày khai hội.

Hơn 12,5 triệu khách du lịch nội địa trong dịp Tết Nguyên đán 2025

DNTH: Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch, ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa. Các địa phương tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn đã góp phần kích cầu du...

Bắc Ninh: Rước pháo khổng lồ ở lễ hội Đồng Kỵ

DNTH: Ngày Mồng 4 Tết Ất Tỵ 2025, hai quả pháo khổng lồ dài 5,8m và 6m, đường kính hơn 1m được rước quanh làng, thu hút hàng nghìn người tham dự tại lễ hội phường Đồng Kỵ, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Ngẩn ngơ trước sắc mai anh đào ở Hà Giang những ngày đầu năm

DNTH: Không chỉ rực rỡ với mùa tam giác mạch, Hà Giang mỗi độ xuân về còn khiến lòng người say đắm bởi sắc hồng dịu dàng của mai anh đào.

XEM THÊM TIN