Yên Bái: Sản phẩm bưởi Khả Lĩnh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

16:38 | 22/11/2020

DNTH: Sản phẩm bưởi Khả Lĩnh của tỉnh Yên Bái đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 4473/QĐ-SHTT ngày 13/11 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00088 cho sản phẩm bưởi “Khả Lĩnh”. Theo đó, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Trước đó, vào tháng 12/2016, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Bưởi Đại Minh” cho huyện Yên Bình. Đây được xem là bước tiến mới cho sản phẩm này trên thị trường và tạo điều kiện để giống bưởi Đại Minh phát triển, mở rộng nguồn tiêu thụ sản phẩm. Không chỉ vậy, sau khi nhận giấy chứng nhận, huyện Yên Bình cũng đề cao việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua bộ nhãn hiệu, giúp người dân làm giàu từ chính giống bưởi quê hương.

Yên Bái: Sản phẩm bưởi Khả Lĩnh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Sản phẩm bưởi Khả Lĩnh, tỉnh Yên Bái đã được Cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Cây bưởi “Khả Lĩnh” có nguồn gốc từ cách đây hơn 300 năm, kể từ khi làng Khả Lĩnh (nay là thôn Khả Lĩnh), xã Đại Minh được thành lập vào cuối thế kỷ XVII. Đây là một trong hai địa danh có giống bưởi ngon nổi tiếng tạo nên thương hiệu bưởi Đoan Hùng trong lịch sử, được nhắc đến trong câu ca dao:

“Bưởi Đoan Hùng lừng danh chí tiếng

Là hai nơi Chi Đám - Đại Minh”

Bưởi Khả Lĩnh được nhiều người biết đến như một sản vật đặc trưng của địa phương, một vật quý để làm quà cho du khách. Tương truyền dưới thời phong kiến “Nơi đây bưởi mọc thành rừng, lũ trẻ con hái bưởi đóng thành bè bơi sông, quả bưởi xuôi về vùng hạ lưu, người ta vớt lên ăn, thấy ngon nên ngược sông tìm đến làng Khả Lĩnh”. Từ đó, hàng năm dân làng Khả Lĩnh đều chọn những quả bưởi ngon nhất để tiến vua.

Cây bưởi gắn với đời sống của bà con nơi đây, ngày nay bưởi Khả Lĩnh góp một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế cho người dân. Hiệu quả kinh tế do bưởi Khả Lĩnh đem lại cao gấp 1,5 đến 2 lần so với các loại trái cây khác, thu nhập bình quân đạt 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm, từ đó giúp cho người dân yên tâm sản xuất, nâng cao đời sống và phát triển kinh tế địa phương.

Bưởi Khả Lĩnh có được danh tiếng như vậy là nhờ thích hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực địa lý
Bưởi Khả Lĩnh có được danh tiếng là nhờ thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương

Bưởi Khả Lĩnh có lá nhỏ; quả dạng dẹt hình bánh rán, khi chín vỏ có màu vàng rơm. Khi gọt vỏ, màu thịt quả trắng, trục đặc, múi dễ tách, vỏ múi dóc, tép mọng nước, mềm, ăn dòn và thơm; có vị ngọt đậm và mát. Trọng lượng trung bình mỗi quả bưởi nặng từ 700 đến 850 gam. vỏ quả mỏng, nhẵn, ít cùi; tỷ lệ ăn được tới 70 - 75% quả; hàm lượng Vitamin cao, đa dạng nhiều Vitamin A, B, C, D, E... Theo tiến sĩ Lữ Văn Quý (Viện rau quả Trung ương), lượng Vitamin có trong 100 gam quả bưởi là 32,6 mg; độ BriX là 13°; tỷ lệ Axít là 0,32%.

Bưởi Khả Lĩnh hiện được nhân giống và phát triển nhiều nhất ở vùng hạ huyện Yên Bình (Yên Bái) như các xã: Hán Đà, Đại Minh, Vĩnh Kiên, Yên Bình ...

Với kinh nghiệm hơn 300 năm trồng bưởi, người dân địa phương đã đúc kết nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và thu hoạch phù hợp với đặc tính cây trồng và điều kiện đất đai để tạo ra sản phẩm có chất lượng. Đồng thời, người dân cũng biết áp dụng khoa học kỹ thuật để đưa ra các biện pháp kỹ thuật như thụ phấn chéo với cây bưởi chua, bón phân hữu cơ một cách khoa học, chọn lọc giống từ cây mẹ có chất lượng để nâng cao năng suất, bảo vệ và khai thác nguồn gen giống bưởi Khả Lĩnh. Nhờ đó mà danh tiếng của bưởi Khả Lĩnh được giữ gìn và ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn.

Yên Thư

Theo THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Vải thiều chế biến, dư địa còn bỏ ngỏ

DNTH: Mỗi vụ vải thiều, hàng trăm nghìn tấn đổ về chợ đầu mối, trạm trung chuyển, cửa khẩu biên giới – nhưng phần lớn vẫn là hàng tươi, tiêu thụ trong vài ngày. Trong khi đó, nhu cầu vải sấy, nước ép, vải đông lạnh lại đang...

Đề xuất đình chỉ mã vùng trồng sâm Ngọc Linh nuôi cấy mô tại Kon Tum

DNTH: Sau khi phát hiện nhiều bất cập trong hồ sơ và thực tế canh tác, đoàn kiểm tra tỉnh Kon Tum kiến nghị dừng hiệu lực mã vùng trồng đã cấp cho một doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô.

"Mở khóa" cho doanh nghiệp để gỡ khó cho cây mắc ca

DNTH: Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Siết kiểm soát chất lượng để giữ thị trường Trung Quốc

DNTH: Để xuất khẩu bền vững các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc, cần xây dựng chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng, cơ sở đóng gói đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu, đảm bảo tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật và an toàn...

Gia Lai: Thương mại về bản, nông sản ra phố

DNTH: Giai đoạn 2021–2025, chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và linh hoạt, góp phần nâng tầm nông sản bản địa và cải thiện sinh kế cho người...

Thủy sản Việt Nam đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị nhằm đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu

DNTH: Thủy sản Việt Nam cần tái cơ cấu chiến lược tiếp cận thị trường; trong đó trọng tâm là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng, nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tăng trưởng...

XEM THÊM TIN