5 điều nên làm để bảo vệ tài khoản chứng khoán trong tâm bão Corona

08:52 | 05/02/2020

DNTH: Nếu bạn đã chịu được cơn đau thua lỗ hiện tại mà thị trường chứng khoán những ngày qua đem đến cho bạn thì hãy bắt đầu hành động để bảo vệ tài khoản và kiếm lời tuỳ theo năng lực của bản thân.

Chỉ trong 3 ngày giao dịch đầu năm Canh Tý, thị trường chứng khoán thế giới và thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những đợt bán mạnh mẽ khiến giá nhiều cổ phiếu sụt giảm sâu. Riêng thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ trong 3 phiên giao dịch đã bốc hơi 300.000 tỷ đồng tương đương hơn 13 tỷ USD vốn hoá.

Tài khoản chứng khoán của nhiều nhà đầu tư vì thế cũng hứng chịu thua lỗ nặng nề. Trong tâm bão dịch bệnh Corona đang diễn biến phức tạp, chúng tôi xin tổng hợp nhanh những khuyến nghị để nhà đầu tư cẩn trọng bảo vệ sức khoẻ tài chính của bản thân.

Thứ nhất: Ổn định tâm lý để ứng phó với phản ứng của thị trường tài chính

Thị trường chứng khoán biến động rất nhanh và nếu như, tâm lý của bạn không ổn định thì tốt nhất hãy dừng cuộc chơi, kể cả đang bị thua lỗ. Không ai có thể làm giàu bằng cái đầu đang cuồng loạn, đầy sợ hãi dịch bệnh cả. Cắt lỗ và dừng cuộc chơi là lời khuyên duy nhất của chúng tôi cho những người chưa thể ổn định tâm lý.

Nếu bạn đã chịu được cơn đau thua lỗ hiện tại mà thị trường chứng khoán những ngày qua đem đến cho bạn thì hãy bắt đầu hành động để bảo vệ tài khoản và kiếm lời tuỳ theo năng lực của bản thân. 

Thứ hai: Phân tích kỹ tài khoản của mình, trạng thái tài chính của bản thân

Đây là điều hết sức quan trọng. Trước khi muốn làm gì thì mình phải hiểu rõ mình đang như thế nào đã. Với thị trường chứng khoán bình bình trong 2 năm qua, đa phần nhà đầu tư đã quên mất việc phân tích các khoản đầu tư của mình để ứng phó. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư hãy nhìn lại danh mục của mình. Ít nhất là hãy xem những vấn đề sau:

-Tài khoản của bạn đang gồm những cổ phiếu nào? Biến động của các cổ phiếu đó giai đoạn vừa qua ra sao? So với thị trường chung như thế nào? Với tình hình dịch bệnh corona đang phức tạp như hiện tại thì những doanh nghiệp bạn đang đầu tư có bị ảnh hưởng gì không? Có hưởng lợi gì không? Bạn có cần cơ cấu lại danh mục cho hợp lý hơn với bối cảnh thị trường mới hay không?

-Tỷ lệ nợ vay trên tài khoản của bạn là bao nhiêu? Đưa ra các giả thuyết về tăng/ giảm của cổ phiếu để biết ứng phó. Theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư lâu năm, tốt nhất khi thị trường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro không dự đoán trước được hết thì không nên sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính. Nên nhớ, để kiếm được tiền trong giai đoạn downtrend đã khó mà còn phải gánh thêm tiền trả lãi vay thì bạn sẽ gần như bị ngã gục. Đòn bẩy đại diện cho một cách làm giàu nhanh hơn, cũng như con dao hai lưỡi, có thể gây thiệt hại đến nhà đầu tư và làm cháy tài khoản một cách nhanh chóng. Vì vậy, sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ hiệu quả hơn khi thị trường vào sóng lớn chứ không phải khi bạn đang dò đáy và đáy chưa biết bao giờ xuất hiện.

-Thời gian những khoản tiền có thể sử dụng/ phải rút ra khỏi thị trường. Điều này rất quan trọng bởi nếu bạn không có hoạch định kỹ càng thì sẽ dẫn đến trạng thái "chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền" hoặc đơn giản là đúng lúc chợ vui nhất thì lại phải rút tiền ra.

Thứ ba: Tái cơ cấu tài khoản

Sau khi phân tích kỹ tài khoản chứng khoán và tình hình tài chính của bản thân, nhà đầu tư nên bắt đầu các hoạt động tái cơ cấu tài khoản.

-Cổ phiếu nào nên giữ, cổ phiếu nào phải bán, cổ phiếu nào cần mua-thời gian, điều kiện sẽ mua

-Tỷ lệ cổ phiếu/ tiền mặt ở thời kỳ đầu của chu kỳ sau tái cơ cấu.

Thứ tư: Đưa ra các kịch bản ứng phó theo diễn biến của thị trường

Sau khi tái cơ cấu tài khoản thì bạn cũng cần đưa ra những kịch bản ứng phó bởi dù bạn có tự tin vào khoản đầu tư của mình đến thế nào đi chăng nữa thì vẫn có thể lựa chọn sai. Bạn cần tạo lập cho mình những nguyên tắc cơ bản về cắt lỗ/ chốt lãi hay điều kiện để mua một cổ phiếu nào đó. 

Với những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy thì các kịch bản ứng phó càng cần phải kỹ càng hơn. Bạn đang kinh doanh trên đồng vốn vay nợ và đừng để chủ nợ réo tên bạn, thậm chí bán mất cổ phiếu của bạn chỉ vì bạn không trả được nợ đúng hạn.

Thứ năm: Chuẩn bị tâm lý cho kịch bản tệ nhất có thể xảy ra, học cách chấp nhận nó

Trong các kịch bản bạn đề ra ở điều thứ tư thì hãy chuẩn bị tâm lý cho kịch bản tồi tệ nhất, khi bạn chịu đựng được điều tồi tệ nhất có thể xảy ra thì bạn sẽ đầu tư rất hạnh phúc. Bạn sẽ có sự bình tĩnh, an tâm mỗi ngày khi điều tồi tệ nhất chưa đến. Chỉ có bằng cách này, bạn mới không hoảng loạn nhảy cóc theo từng diễn biến xấu dần đi của thị trường nếu thực sự diễn biến của thị trường xấu đi.

Theo Trí thức trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quy định mới điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

DNTH: Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 28/2/2025.

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc cho cán bộ, công chức

DNTH: Bộ Nội vụ đã hướng dẫn cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã. Có 3 khoản trợ cấp cần biết.

Bỏ phố về quê nuôi lợn, cô gái trẻ kiếm 700 triệu đồng trong 2 tháng

DNTH: Vì muốn ở gần cha mẹ, cô gái sinh năm 1997 quyết định nghỉ công việc mơ ước tại một hãng hàng không, trở về quê nuôi lợn.

Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

DNTH: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 14/2024/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Trường hợp được đi xe máy lên vỉa hè năm 2025, ai cũng nên biết

DNTH: Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2025 và quy trình nộp

DNTH: Khi thu nhập cá nhân tăng lên, vấn đề thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ngày càng được quan tâm. Năm 2025, sẽ có nhiều thay đổi về cách tính thuế TNCN theo quy định mới.

XEM THÊM TIN